06/08/2019
Bài Mới
06/08/2019
06/08/2019
06/08/2019
06/08/2019
06/08/2019
06/08/2019
06/08/2019
06/08/2019
06/08/2019
06/08/2019
*
*
Bản tin ngày 6-8-2019
Tin Biển Đông
Chiều 5/8/2019, các báo “lề đảng” đưa tin: Cục Hải sự
Hải Nam thông báo, quân đội Trung Quốc sẽ tổ chức hai cuộc tập trận trái phép tại
quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào các ngày 6 và 7/8/2019. Khu vực tập trận
tương đối cách xa “điểm nóng” Bãi Tư Chính, nhưng lại ở khá gần cửa biển Đà Nẵng.
VnExpress đưa tin: Trung Quốc sắp tập trận trái phép hai ngày ở Biển Đông.
Cuộc tập trận thứ nhất diễn ra từ 9:30-11:30 và 15:00 – 18:00 ngày 6/8; cuộc tập
trận thứ hai diễn ra từ 15:00 – 17:00 ngày 7/8. Cả hai cuộc tập trận chỉ cách cửa
biển Đà Nẵng khoảng 300 – 350 km về phía Đông, ở những vị trí có nhiều địa điểm
trọng yếu thuộc vùng biển miền Trung Việt Nam, nằm trong tầm bắn của tên lửa
Trung Quốc. Cũng như các lần tập trận trước, Cục Hải sự Hải Nam yêu cầu
tàu thuyền tránh xa khỏi các khu vực này.
Vẫn chưa thấy lãnh đạo CSVN lên tiếng phản đối, hay
bình luận gì về vụ tập trận, liệu mấy lá cờ họ phát cho ngư dân VN có đủ sức đối
đầu với các tàu có vũ trang của “bạn vàng”. Khi người dân Việt Nam viết “Hoàng
Sa, Trường Sa là của Việt Nam” mà bị bắt bỏ tù gần chục năm, thì chuyện gì
ngoài Biển Đông mà Trung Quốc không dám làm?
Khu vực Trung Quốc
sắp tập trận trái phép (chấm đỏ) tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh:
Google Maps/VNE.
Báo Thanh Niên có bài: Điểm mặt các chiêu trò của Trung Quốc trên Biển Đông.
Bài báo điểm mặt một số thủ đoạn của Trung Quốc nhằm quân sự hóa Biển Đông, lưu
ý chuyện Bắc Kinh kết hợp xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất, đường băng, nhà chứa
máy bay trên các đảo nhân tạo được bồi đắp trái phép ở Biển Đông, với diễn tập,
điều động tên lửa, chiến đấu cơ đa nhiệm đến các thực thể nói trên, nhất là các
bãi đá Chữ Thập, Vành Khăn và Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa, hình thành một thế
trận hỏa lực không – hải.
Trung Quốc còn huy động các tàu “thực thi pháp luật”
được vũ trang gần như không thua tàu hải quân. Đầu năm 2019, trường Cao đẳng Hải
chiến Mỹ cho biết, lực lượng hải cảnh Trung Quốc đang vận hành không dưới 80
tàu trên 1.000 tấn, trong đó có gần 30 tàu trên 4.000 tấn, phần lớn tàu đều được
vũ trang với nhiều loại pháo nòng 30 mm, thậm chí 76 mm, mang theo được cả máy
bay trực thăng Z-9.
Báo Pháp Luật TP HCM viết: Tàu Trung Quốc ‘ngụy trang’ liều lĩnh ở biển Đông.
Bài báo thống kê một số tội ác của các đội tàu “dân quân biển” Trung Quốc, nhất
là các vụ tấn công, cướp hải sản của ngư dân Việt Nam, hoặc thậm chí truy đuổi
và đâm tàu của ngư dân Việt Nam rồi để mặc nạn nhân chìm giữa biển. Bài báo nhắc
lại sự kiện tàu cá ĐNa 90152 TS của bà Huỳnh Thị Như Hoa, cùng 10 ngư dân bị một
tàu thép khổng lồ của Trung Quốc rượt đuổi, đâm chìm hồi tháng 5/2014.
Hội Người đi biển kịch liệt lên án hành động của Trung Quốc ở
Biển Đông, theo VietNamNet. Hội Người đi biển ra tuyên bố về chuyện
Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Trong tuyên bố có đoạn: “Khu
vực Tư Chính – Vũng Mây hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của
Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của LHQ về luật Biển
1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên”.
Báo VietNamNet có đăng bài viết của đại sứ Nguyễn
Trường Giang: ‘Chúng ta không thể mất biển, mất đảo được’, nói về
nguy cơ mất biển, đảo, mất bãi Tư Chính cận kề. Tác giả xác định kẻ thù xâm lược,
nhưng toàn bộ bài viết, không thấy ông gọi tên kẻ thù đó.
Đại sứ Giang khẳng định: “Nếu Biển Đông nằm trong
trái tim của mỗi người Việt Nam, Biển Đông không bao giờ mất được. Nếu chúng ta
dửng dưng, vô cảm, không quan tâm đến biển thì khả năng giữ là khó. Lòng dân
quyết định tất cả. Chúng ta phải có được đoàn kết dân tộc, 96 triệu người như một,
chúng ta sẽ giữ được biển bảo“.
Nhưng đoàn kết 96 triệu dân bằng cách nào đây? Facebooker
Phạm Ngọc Hưng cho rằng, để chống cuộc xung đột vũ trang từ TQ, nhà nước
cần người dân đóng góp hai thứ, đó là tiền và máu. Nhưng cả hai thứ này đều là
thứ mà người ta chỉ có thể tự nguyện đóng góp, với tư cách cổ đông, chứ không
thể bắt buộc hay cưỡng bức.
Ông Hưng viết: “Nếu như nhà nước này cứ tiếp tục
tước đoạt những quyền chính trị cơ bản ấy, thì nguồn đóng góp tự nguyện duy nhất
mà họ có thể trông chờ là 4 triệu đảng viên, cộng thêm lực lượng từng hừng hực
đòi ‘giải phóng làng chài’… Đối với tôi, mọi lời kêu gọi yêu nước mà không đả động
tới dân chủ hoá đều bị xếp loại là tuyên truyền trá hình, lợi dụng lòng yêu nước
để cưỡng bức đóng góp nhằm duy trì một chế độ bất chính danh“.
Báo Một Thế Giới dẫn lời TS Hoàng Ngọc Giao: Trung Quốc rất lo sợ việc đưa vấn đề Biển
Đông ra quốc tế. Ông Giao biết như vậy, nhưng vì sao Việt Nam không dám
kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế? “Đảng ta” sợ làm mích lòng “bạn vàng” chăng?
Xin được nhắc lại, này 22/1/2013, Philippines đã làm đơn gửi Tòa án Trọng tài thường trực
(PCA) kiện Trung Quốcđơn phương tuyên bố chủ quyền Đường lưỡi bò ở Biển
Đông và PCA đã xử Philippines thắng kiện. Hơn 6 năm trôi qua, dù Trung Quốc
không thi hành phán quyết của PCA, nhưng Bắc Kinh cũng đã bớt hung hăng hơn trước,
cũng biết nhìn trước, ngó sau và sợ cộng đồng quốc tế lên án. Liệu Việt Nam có
dám theo gương Philippines, kiện TQ ra tòa án quốc tế?
Mời đọc thêm: Trung Quốc ngang nhiên thông báo tập trận ở Hoàng Sa (TN).
– Trung Quốc ngang nhiên thông báo tập trận ở Hoàng Sa ngày
mai (VNN). – Phải ngăn cản mọi hành vi xâm phạm, quấy phá, đe dọa nhằm độc
chiếm biển Đông (Infonet). – Khoan thăm dò dầu khí ở bãi Tư Chính cũng là góp phần bảo vệ
chủ quyền (TT). – Nhiều chuyên gia kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc
tế ở Biển Đông (BNews).
– ASEAN-Trung Quốc tiếp tục đàm phán COC vào tháng 10 (PLTP).
– Khi Hải quân Hoa Kỳ can dự vào Việt Nam(VOA).
– Giới chức Australia, Mỹ, Nhật Bản quan ngại về hành vi của
Trung Quốc ở Biển Đông (Tin Tức). – Việt Nam – EU nêu căng thẳng Biển Đông trong cuộc họp báo tại
Hà Nội (DT). – Chủ tịch Quốc hội trao đổi về căng thẳng Biển Đông với Phó
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (DT). – Việt Nam hoan nghênh lập trường của EU về Biển Đông (MTG).
Nhà thầu Trung Quốc
Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Nhà thầu Trung Quốc ‘cù cưa’, dự án nghìn tỉ không quyết
toán được. Đó là trường hợp nhà máy đạm Ninh Bình, với vốn đầu tư lên tới
hơn 11.000 tỉ đồng, nhưng sau 7 năm tạm tiếp nhận nguyên trạng nhà máy từ nhà
thầu TQ, Tập đoàn Hóa chất VN vẫn không thể quyết toán dự án vì nhà thầu “cù
cưa, không hợp tác”.
Cụ thể, Tổng công ty Thiết kế và thầu khoán Hoàn Cầu
đã không phối hợp với Tập đoàn Hóa chất VN giải quyết các vướng mắc dự án như
thanh toán chi phí than cho việc chạy thử vượt hợp đồng, chi phí chạy thử nhà
máy lần 2, đồng thời không thực hiện nghĩa vụ nộp phạt chậm tiến độ thực hiện hợp
đồng (16 tháng), không hoàn thiện hồ sơ máy móc, thiết bị, vật tư nhập khẩu
theo hợp đồng EPC.
Trên Biển Đông, TQ ngày càng hung hăng; trên đất liền
thì “nhà đầu tư” và “nhà thầu” TQ làm ăn theo kiểu phá hoại, nhưng bàn tay TQ vẫn
can thiệp ngày càng sâu vào dự án cao tốc Bắc – Nam. VietNamNet dẫn lời TS Nguyễn
Hữu Đức: “Cao tốc Bắc – Nam chọn theo giá thấp thì nhà đầu tư Trung
Quốc trúng hết”.
Theo quy định, vốn chủ sở hữu cho dự án tối thiểu bằng
20% là lớn hơn rất nhiều so với nghị định 63/2018 quy định (15%), rồi chuyện
yêu cầu thời điểm chấm thầu, nhà đầu tư phải chứng minh đủ 20% vốn chủ sở hữu
và không được góp theo tiến độ, cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong nước.
Nhà báo Ngô Nguyệt Hữu viết: Tàu trên biển, Tàu trên bờ!Ông Hữu bình luận: “Tàu
ở Our City (Hải Phòng), tàu ở cao tốc Cát Linh – Hà Đông, Tàu ở hồ sơ dự thầu
cao tốc Bắc – Nam, Tàu ở Zalo… Làm gì có chuyện Tàu ngoài biển là Tàu xấu, còn
Tàu trong đất liền là Tàu tốt. Tàu nào không là Tàu, Tàu trên biển hay Tàu trên
đất liền gì cũng chỉ duy nhất là Tàu thôi”.
Mời đọc thêm: Trung Quốc làm khó, dự án 12 nghìn tỷ không quyết toán
được (VNN). – Làm cao tốc Bắc – Nam: Bài học đường sắt Cát Linh-Hà Đông
còn sờ sờ ra đó!(DT). – Với bất cứ trường hợp nào, lợi ích quốc gia phải trên hết! (DT).
– Vì an ninh quốc gia, dân tộc, đừng ham rẻ mà chọn nhà
thầu Trung Quốc (Sputnik). – Nếu chọn nhà đầu tư đường cao tốc Bắc – Nam theo giá thấp
thì nhà đầu tư Trung Quốc trúng hết (NLĐ).
Đặc khu Phú Quốc bị
trục trặc?
Báo Thanh Niên đưa tin: Phú Quốc sẽ tạm ngưng quy hoạch thành đặc khu kinh tế.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản lấy ý kiến các bộ, ngành về vấn đề triển
khai lập quy hoạch đảo Phú Quốc theo định hướng khu kinh tế, theo đề nghị trước
đó của UBND tỉnh Kiên Giang.
Bài báo thừa nhận, tháng 8/2018, Thủ tướng
đã đồng ý chủ trương cho phép tỉnh Kiên Giang lập quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế – xã hội đảo Phú Quốc theo định hướng trở thành đặc khu kinh tế.
Nay tỉnh này đề nghị Thủ tướng chấp thuận cho tỉnh tạm dừng việc lập quy hoạch
đảo Phú Quốc thành đặc khu kinh tế.
Liệu đặc khu này có cho nước ngoài thuê đất dài hạn
để xây sòng bài, khách sạn, resort? Nếu có, mà Thủ tướng đồng ý, có nghĩa là
Chính phủ đã qua mặt Quốc hội, tự ý quyết định làm đặc khu Phú Quốc.
Còn nhớ, hồi giữa năm ngoái, khi Quốc hội chuẩn bị họp
để thông qua Luật Đặc khu, đã gây ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ trên toàn quốc.
Có lẽ như vậy, nên sau này có quyết định làm đặc khu, đảng và nhà nước sẽ tự ý
quyết định, chẳng cần phải thông qua Quốc hội, để người dân không cần phải biết.
Mời đọc thêm: Đầu tư lướt sóng sẽ ‘dính đòn’ nếu dừng quy hoạch Phú Quốc
thành đặc khu (TP). – Bước lùi dũng cảm của Phú Quốc (CafeLand).
– Xin tạm dừng quy hoạch đặc khu Phú Quốc: BĐS thế nào? (ĐV).
– Hình ảnh đảo ngọc Phú Quốc thành ‘đảo ngập’ chưa từng thấy (TT).
–Phú Quốc ngập nước kinh khủng! (MTG). – Bà nội trợ đảo Phú Quốc đi chợ giữa biển nước ngập ngang ngực (TN).
– “Giấc mộng Singapore” của Phú Quốc không thể nào cứu vãn? (RFA).
Phóng viên đoạt tiền
doanh nghiệp và tống tiền công an
Báo Một Thế Giới đưa tin: Công an Hà Tĩnh khởi tố, tạm giam phóng viên thường
trú báo Gia đình Việt Nam tại Nghệ An cưỡng đoạt 90 triệu đồng. PV Nguyễn
Trọng Hùng bị bắt và khởi tố, tội “cưỡng đoạt tài sản”.
Bài báo cho biết, trước đó, phóng viên Hùng quay được
video Công ty Xăng dầu Lào đổ xăng dầu vào can nhựa tại 2 cửa hàng xăng dầu Đại
Long và DKX Cầu Rong ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, để đưa theo xe sang Lào tiêu
thụ, rồi dùng video đó để tống tiền doanh nghiệp này.
Cơ quan điều tra đọc
quyết định khởi tố Nguyễn Trọng Hùng. Ảnh: Công an cung cấp báo chí
Công an TP Hà Nội vừa bắt quả tang 1 phóng viên tập sự khi đang nhận 45 triệu đồng
từ CSGT, theo báo Người Lao Động. Sau khi bị bắt, người này khai tên
Vũ Ngọc Ba, PV tập sự của 1 tờ tạp chí điện tử thuộc hiệp hội, có trụ sở tại Hà
Nội.
Trước đó, trong tháng 7/2019, Công an TP Hà Nội đã
tiếp nhận đơn trình báo của chỉ huy Đội CSGT số 10 về vụ ông Vũ Ngọc Ba đăng
bài viết có tựa đề: “Hà Nội: Kỳ lạ chiếc xe máy bị Công an tạm giữ biết đường tìm
về nhà“. Phía CSGT đã liên lạc và đề nghị ông Ba gỡ bài, ông này ra giá
100 triệu đồng, rồi hạ xuống còn 40 triệu.
Mời đọc thêm: Bắt một phóng viên cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp (TT).
– Bắt phóng viên cưỡng đoạt 90 triệu đồng của doanh nghiệp
nước ngoài (TN). – Bắt quả tang một phóng viên tống tiền 40 triệu đồng của CSGT (MTG).
– Lời khai của phóng viên tống tiền và nhận 45 triệu đồng của
CSGT (BVPL).
Công an nhận hối lộ
để thả tội phạm ma túy
Trang Đời Sống VN đưa tin: Bắt 2 thanh niên tàng trữ ma túy, 3 công an phường lấy 9 triệu
đồng rồi thả. Nhóm công an này gồm ông Nguyễn Thế Biết, cựu Phó trưởng
Công an phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội và 2 đồng phạm là thuộc
cấp của ông Biết, gồm Trần Văn Trọng và Nguyễn Minh Tuấn.
Vào ngày 23/7/2014, ba người này bắt được 2 thanh
niên tên Diệp và Cường, có hành vi tàng trữ trái phép ma túy, nên đưa về trụ sở
giải quyết. Ông Biết và cấp dưới yêu cầu hai đối tượng này đưa 60 triệu đồng.
Diệp gợi ý mang xe máy của anh ta đi cầm cố và được đồng ý. Sau đó, hai nghi phạm
chuyển cho nhóm ông Biết tổng cộng 9 triệu đồng. Đổi lại, nhóm công an thả 2
người này ra về cùng một nửa số ma túy thu được.
Hậu quả: ‘Vòi’ tiền nghi can ma túy, cựu phó phường và thuộc cấp bị
truy tố, theo Zing. Ngày 5/8, VKSND Tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy
tố ông Biết và 2 đồng phạm nói trên về tội “Nhận hối lộ”. VKSND Tối cao xác định
hành vi của 3 bị can đã phạm tội “Nhận hối lộ”, quy định tại Khoản 2 Điều 354
BLHS, với khung hình phạt từ 7 năm đến 15 năm tù.
Mời đọc thêm: Hà Nội: Truy tố 3 cựu cán bộ công an tội nhận hối lộ (MTG).
– 3 công an vướng lao lý vì nhận hối lối lộ của… ‘con nghiện’ (PLVN).
– Hà Nội: 3 cán bộ công an phường nhận tiền để thả người tàng
trữ ma túy(Infonet).
Kinh hoàng: Rác thải
bệnh viện do chủ ve chai tái chế
Bài thứ hai trong loạt bài trên báo Pháp Luật TP HCM
về vấn nạn tuồn rác thải chứa mầm bệnh từ bệnh viện ra ngoài: Rác bệnh viện biến thành hộp đựng bánh. Bà Võ Thị Ngọc,
chủ vựa ve chai ở Bình Chánh, Sài Gòn, cho biết, bà mua chai nhựa và lon nhôm ở
BV lao phổi Phạm Ngọc Thạch, rồi tự tái chế thành hộp đựng bánh. Loại đồ tái chế
này có thể lây bệnh cho cộng đồng.
Đây là loại rác thải đặc biệt, mang mầm bệnh lây nhiễm.
Để tránh lây bệnh cho cộng đồng, các loại rác thải bệnh viện phải được tiêu hủy
trong điều kiện đặc biệt. Chỉ một số ít rác thải bệnh viện cần tái chế, nhưng
chúng phải được xử lý cẩn thận, phải tiêu diệt vi trùng lây bệnh. Ở nước
ngoài, có khoảng 85% rác thải bệnh viện phải tiêu hủy, 15% còn lại được xử lý cẩn thận, tránh trường hợp
lây nhiễm, đe dọa đến cộng đồng.
Mời đọc thêm: Kinh hoàng tuồn rác thải lây nhiễm trong bệnh viện ra ngoài (PLTP).
– TP.HCM: Báo động tình trạng rác thải tại các chợ đầu mối — Quận Bình Tân: Ô nhiễm từ rác thải sinh hoạt và chợ tự phát (MTĐT).
– Rác thải nguy hại lại tràn lan đường gom Đại lộ Thăng Long(KTĐT).
– Việt Nam “đau đầu” nạn rác thải: Trở trêu cảnh doanh nghiệp
cứ vô tư “xả (DT).
Thiên tai hoành
hành
Trang An Ninh Thủ Đô thống kê: Hoàn lưu bão Wipha làm 20 người chết và mất tích, gây thiệt
hại hàng trăm tỷ đồng. Bão Wipha ảnh hưởng đến các tỉnh, thành: Điện
Biên, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Sơn La, Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hòa
Bình, Quảng Ninh, Hưng Yên, Nghệ An và Thanh Hóa. Tính đến ngày 5/8, mưa lũ do
bão số 3 đã làm 8 người chết và 12 người mất tích.
Riêng ở Thanh Hóa, ngoài 15 người chết và mất tích;
còn có 59 ngôi nhà bị vùi lấp, lũ cuốn trôi; hơn 200 ngôi nhà bị hư hỏng; nhiều
diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị cuốn trôi; các tuyến quốc lộ 15, 15C,
217, 16 bị sạt lở hơn 100 điểm với khối lượng đất đá bị sạt lở lên tới trên
31.000 m3. Thiệt hại ước tính khoảng 136 tỉ đồng.
Báo Thanh Niên đưa tin: Huyện Vĩnh Lộc tổ chức sơ tán 307 hộ dân. Theo đó,
sau khi mưa lớn và hoạt động xả lũ trên thượng nguồn làm mực nước sông Mã và
sông Bưởi dâng cao, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Nước dâng cao, ngập
nhà dân, huyện Vĩnh Lộc đã tổ chức sơ tán 307 hộ và các trang trại gia súc đến
nơi an toàn.
Mời đọc thêm: Thiệt hại bão số 3 tại Thanh Hóa: Hơn 25 ngôi nhà bị cuốn,
hàng chục người chết và mất tích(GĐVN). – 12 người mất tích sau bão số 3 ở bản Sa Ná, Thanh Hóa: Tìm
thấy thi thể nạn nhân đầu tiên (VTC). – Tìm thấy 2 thi thể người dân bị mất tích tại Sa Ná, Thanh
Hóa (VOV). – Cảnh tượng đổ nát kinh hoàng ở Sa Ná sau mưa lũ (GDTĐ).
– Nhiều nơi trên địa bàn tỉnh vẫn còn mưa, tiếp tục đề phòng
lũ quét và sạt lở (TH).
– Trưởng công an xã tử vong trong lũ: Xem xét công nhận liệt
sĩ (PLTP). – Điện Biên: Lũ ống cuốn 2 cháu bé, một tử vong, một mất tích (KT).
– Lạng Sơn nhiều tuyến đường bị cô lập vì nước lũ dâng cao (GĐ).
– Ba ngày sau mưa bão, phố Hà Nội vẫn chìm trong biển nước (TP).
– Hà Nội: Sân chơi biến thành “bể bơi” do mưa lũ (ANTĐ).
***
Thêm một số tin: Đường đã mở, người có mạnh dạn đi? (1)— Đường đã mở, người có mạnh dạn đi? (2) (GDVN).
– Hơn 1.200 người Việt phạm tội bỏ trốn ra nước ngoài(TT).
– Tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện phức tạp,
kéo dài (GDVN). – Bộ Nội vụ thanh tra công tác cán bộ tại Bình Dương (PLTP). – Bộ Chính trị triển khai quyết định kiểm tra tại Cần Thơ (DT).
– Từ cậu bé con nhà nông đến nhà tư bản lỗi lạc thời Minh Trị (TT).
– Có thêm hơn 25.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết trong tháng
Bảy (TTXVN). – Bộ Y tế đề nghị các tỉnh miền Trung không để thiếu nước sạch (MTG). – Vụ Nguyễn Hữu Linh: Đổi thẩm phán trong phiên xét xử lần 2 (TT).
– Cao tốc cho miền Tây, trông về Tiền Giang(TT).
– Vụ ‘khủng bố’ quán phở Hòa: Ném mắm tôm, bỏ gián vào phở trước
mặt khách (TT). – Công an TP.HCM: Nhiều người liên quan vụ Phở Hòa bị bắt (PLTP).
No comments:
Post a Comment