Trong 3 phần trước, đặc biệt phần 1 “Vụ án vu
khống Nguyễn Hùng BBC?!”, người viết đã trình ra cho độc giả những biểu
hiện và quy trình của hoạt động rửa tiền cùng nhiều địa chỉ với nhiều nghề kinh
doanh “thập cẩm” có liên quan đến Tâm Sinh Nghĩa - Ngô Xuân Tiệc.
Những
khuất tất của Ngô Xuân Tiệc?
Trong bài “Mánh lừa tiền ngoạn mục của cặp vợ
chồng hờ” [1], báo Người Đưa Tin trình ra 2 vợ chồng Biện Thị Châu
và Nguyễn Hùng Mạnh lập ra Công ty TNHH MTV Thành Đồng để lừa đảo một số người,
chiếm đoạt nhiều tỉ đồng. Bài có đoạn (trích):
“...Phó Giám đốc Sở TN&MT, người dẫn đầu đoàn
tham quan, khảo sát thời điểm đó cho biết: “Khi đến Công ty Tâm Sinh Nghĩa,
đoàn chúng tôi được giám đốc công ty đón tiếp và dẫn đi tham quan một số nhà
máy do công ty này làm chủ đầu tư. Sau buổi làm việc với công ty, đoàn xác định
công nghệ của công ty này phù hợp với địa bàn Hà Tĩnh. Tuy nhiên khi hỏi về
Công ty TNHH MTV Thành Đồng có phải là công ty con của Tâm Sinh Nghĩa hay
không, thì giám đốc công ty Tâm Sinh Nghĩa lắc đầu phủ nhận...”
Tuy nhiên, điều gây khó hiểu cho bạn đọc, khi trong
cùng bài báo, phần đầu có đoạn: “...Xin được bộ hồ sơ sao của nhà máy rác
thải do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Tâm Sinh Nghĩa (tạm gọi là Công ty
Tâm Sinh Nghĩa - PV) ở tỉnh Kiên Giang, Châu và Mạnh lập tức ra Hà Tĩnh, đến Sở
TN&MT Hà Tĩnh, Sở KH&ĐT Hà Tĩnh xin cấp giấy phép đầu tư cũng như xin
cấp đất cho dự án”. Câu hỏi đặt ra:
- Ai đã cho vợ chồng Châu - Mạnh “bộ hồ sơ sao” như
nói trên?
- Chỉ với “bộ hồ sơ sao” lại có đủ khả năng xin phép
đầu tư và xin đất cho dự án?
Trên báo Công An Tp.HCM, một bài báo khác có liên
quan đến cái tên Tâm Sinh Nghĩa với tựa [2] “Lấy hàng chục tỷ đồng
của nhà nước dễ như trở bàn tay” thông tin về “Diễn biến mới trong vụ án
động trời tại Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Tân Bình”, có đoạn:
“...Sau khi tiếp nhận một loạt tài liệu giả bao gồm:
Hợp đồng kinh tế số 05/08/HĐ-TSN ngày 10-9-2008 giữa Công ty CP đầu tư và phát
triển Tâm Sinh Nghĩa và Công ty Trường Phát Đạt về việc Công ty Tâm Sinh Nghĩa
thuê Công ty Trường Phát Đạt san lấp mặt bằng nhà máy xử lý chất thải rắn tại
xã Phước Hiệp - Củ Chi có tổng trị giá 163 tỷ đồng; hợp đồng kinh tế khống giữa
Công ty Trường Phát Đạt ký với Trần Huỳnh Trâm góp vốn làm ăn. Mặc dù biết đây
là hợp đồng “ma” nhưng Tài vẫn hướng dẫn cho Nghĩa sửa chữa một số nội dung về
lợi nhuận của ông Trâm để đủ điều kiện vay vốn....”.
Công ty Trường Phát Đạt làm ăn gian dối, tiếp tay
cho nhiều cá nhân chiếm đoạt tiền từ các tổ chức trong đó có Ngân hàng NN &
PTNT - Chi nhánh Tân Bình, sao Tâm Sinh Nghĩa lại đủ “cả gan” tiếp tay tạo “tài
liệu giả” - hợp đồng kinh tế số 05/08/HĐ-TSN ngày 10-9-2008 với giá trị rất lớn
163 tỉ đồng?. Đây là một câu hỏi lớn mà “đảng ta” không thể không trả lời trước
công luận.
Cả hai vụ án trên, khi truy tố ra tòa không hề thấy
bóng dáng của Tâm Sinh Nghĩa - Ngô Xuân Tiệc trong bất kỳ vai trò: đồng phạm,
nhân chứng hay người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án v.v... (?).
Điều gây ngạc nhiên nhất cho người viết, khi tìm
hiểu thông tin liên quan đến Tâm Sinh Nghĩa - Ngô Xuân Tiệc, đó chính là Ngô
Xuân Tiệc có quan hệ với... Công giáo. Trên trang Tổng giáo phận Tp.HCM, ngày
05/3/2011, có bài [3] “Sinh nhật ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn tại khu xử lý
chất thải rắn”, tường thuật buổi sinh nhật của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn tổ
chức tại Nhà nguyện mới xây thuộc khu xử lý chất thải rắn tại Củ Chi do Tâm
Sinh Nghĩa đầu tư.
Điều càng gây bất ngờ lớn, khi trang Tổng giáo phận
Tp.HCM cho biết: “Công ty cổ phần đầu tư – Phát Triển Tâm Sinh Nghĩa được
thành lập theo ý tưởng của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn - Vị chủ chăn của Tổng Giáo
Phận TP. HCM”. Không biết thông tin này chính xác đến đâu với cụm từ “...theo
ý tưởng của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn”. Đó cũng là câu hỏi đặt ra với những
vị lãnh đạo tinh thần cao nhất trong Giáo hội Công giáo Việt Nam.
Chưa hết, trong buổi sinh nhật Đức Hồng Y Phạm Minh
Mẫn, bài báo còn cho biết: “...Từ Công ty với vốn điều lệ 30 tỷ đồng đã tăng
lên 800 tỷ đồng trong vòng chưa đến 03 năm và hoạt động rộng khắp các cả nước
với hơn 08 nhà máy đang hoạt động và xây dựng tại các địa phương...”. Chưa
đến 3 năm từ 30 tỉ đồng bỗng chốc tăng lên đến gần... 30 lần vốn ban đầu, quả
là “thành tích đáng nể phục” trong tình hình kinh tế nát bét của Việt Nam(!).
Con số vốn tăng khủng khiếp như thế này, quả không khỏi làm người viết lưu ý
bạn đọc về vấn nạn “rửa tiền” với các biểu hiện tài chính khó hiểu và khuất tất
mà dân trong giới tài chính cũng phải băn khoăn về “tài năng” phát triển vốn
“dữ dội” của Tâm Sinh Nghĩa - Ngô Xuân Tiệc(?!).
Cả ba nội dung trên có lẽ đang chờ “Ban chỉ đạo
phòng chống tội phạm” (tức là Ban 138CP) do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng
đầu và Đại tướng - Bộ trưởng Bộ Công an - Trần Đại Quang vào cuộc xem xét và
làm rõ chăng (?).
“Vụ
án vu khống” (VAVK) Nguyễn Hùng BBC?!
Trên trang Dân Làm Báo có bài [4] “Ông
trời con” Hoàng Kông Tư vs. BBC Việt ngữ” của đồng tác giả: Trịnh Hữu Long
- Nguyễn Anh Tuấn - Phạm Đoan Trang. Bài viết này đã phân tích góc độ luật pháp
gắn với thực tiễn để cho thấy Hoàng Kông Tư thật khó “dẫn độ” phóng viên Nguyễn
Hùng - BBC về Việt Nam để xét xử. Từ đó, ba nhà báo độc lập này đặt câu hỏi
“mở”: “...lệnh khởi tố dường như không phải nhắm vào người bị khởi tố mà có
hơi hướng phục vụ cho một mục tiêu nội bộ nào đó, đặc biệt khi xem xét đến bối
cảnh là phiên tòa xử Dương Chí Dũng đang có những diễn biến mới và chưa thể ngã
ngũ trong thời gian ngắn...”
Thật vậy, người viết đồng ý với tính bất khả thi
trong VAVK mà 3 nhà báo độc lập đã phân tích.
Dương Chí Dũng bị khởi tố với vụ án “Tham ô tài
sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng” (VATO<).
Sau đó xảy ra vụ án “Tổ chức cho người khác trốn
đi nước ngoài” (VATNN) với Dương Tự Trọng và đồng bọn. Trong vụ án này,
Dương Chí Dũng khai ra vụ việc động trời có liên quan đến những cái tên: Phạm
Quý Ngọ, Trương Mỹ Lan, Trần Duy Thanh, Phạm Mạnh Hùng (con trai Phạm Quý Ngọ),
Trần Đại Quang và một cái tên - không họ và chữ lót - TIỆP.
Từ đó vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” (VALBM)
được khởi tố. Không lâu sau, Phạm Quý Ngọ đột ngột chết đi. Mọi việc có vẻ tắc
tị và đầy tranh cãi, hoài nghi tại đây, dù trong vụ án không chỉ có duy nhất
tên Phạm Quý Ngọ.
Tiếp tục, khi xử phúc thẩm VATO<, Nguyễn Hùng -
BBC lôi ra: “Các nguồn tin nói đây là ám chỉ Thiếu tướng Trần Quang Tiệp,
Trợ lý Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang” thông qua bài “Dương Chí Dũng và
những triệu đô la” lúc 15:04 GMT ngày 24/4/2014.
Từ đó, Hoàng Kông Tư mau chóng cho báo CAND biết vào
lúc 11:29 (giờ VN) ngày 25/4/2014, VAVK được khởi tố cùng ngày. Tại đây, cái
tên TIỆC & TIỆP xuất hiện, nó trở thành “nguồn cội” cho Hoàng Kông Tư chớp
lấy thời cơ để chỉ ra “...Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã làm việc
với ông Ngô Xuân Tiệc và ông Ngô Xuân Tiệc đã viết bản tường trình cam đoan,
khẳng định hoàn toàn không có sự việc như Dương Chí Dũng khai”. Tuy vậy,
thời gian và thời điểm nào “bản tường trình cam đoan” của Ngô Xuân Tiệc được
lập? Đây có thể gọi là Hoàng Kông Tư đã “làm lộ bí mật công tác” thuộc điều 286
- Luật Hình sự, khi VALBM chưa kết thúc?
Tiếp theo, Nguyễn Hùng - BBC có lời chú thích
“...đã được chỉnh sửa lúc 17h30 GMT ngày 25/4/2014, sau khi có thông tin mới về
vụ việc đăng tải trên báo ở Việt Nam”[5]. Trong “bài chỉnh sửa”
người đọc không còn tìm thấy đoạn văn gọi đích danh “Các nguồn tin nói đây là
ám chỉ Thiếu tướng Trần Quang Tiệp, Trợ lý Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang”.
“Vụ
án rối nùi”?
Một chùm “vụ án rối nùi” được xâu chuỗi như sau:
VATO< -> VATNN -> VALBM -> VAVK.
Vậy chúng ta có “4 vụ án” liên quan mật thiết và vụ
án này đã dẫn đến vụ án kia, xảy ra. Một cú tung “bụi mù trời” cho thiên hạ “tá
hỏa tam tinh” không biết đâu mà lần?
Những “vai chính” liên quan 4 vụ án gồm có: Dương
Chí Dũng - Dương Tự Trọng - Phạm Quý Ngọ - Trương Mỹ Lan - Trần Duy Thanh -
Phạm Mạnh Hùng - Trần Đại Quang - Trần Quang Tiệp - Ngô Xuân Tiệc và giờ đây
Hoàng Kông Tư là cái tên thứ 10, được tính trong “vụ án rối nùi” nếu điều 286
Luật hình sự - Lộ bí mật công tác, được tính cho tướng Tư?
Nhiều người bảo Hoàng Kông Tư có vẻ không thông minh
lắm khi đưa vụ việc như thế ra trước công luận. Hoàng Kông Tư đã không biết
nhục nhã với “hai bao cao su đã xài” nhơ nhớp năm xưa thì “vụ án rối nùi” này
so ra vẫn còn khá sạch sẽ cho y trương bộ mặt vô liêm sỉ để lập công cho quan
thầy. Xin đừng ngạc nhiên, nếu độc giả không còn gì băn khoăn về bản chất cộng
sản.
Tuy thế, điều đáng nói, đó là lổ hổng lớn trong Luật
tố tụng hình sự Việt Nam: Không quy định khoảng thời gian từ việc “khởi tố vụ
án” cho đến khi “Khởi tố bị can” là bao lâu.
Vậy, “quy trình” được suy ra như sau:
Không khởi tố được bị can Nguyễn Hùng - BBC [*] ->
hủy quyết định khởi tố VAVK ->...
...không có VAVK -> Dương Chí Dũng vẫn bị “tội vu
khống” đối với Ngô Xuân Tiệc -> Ngô Xuân Tiệc cần gì sau khi làm “cam đoan
vô can”? -> Một lời xin lỗi từ Dương Chí Dũng là quá đủ -> Dương Chí Dũng
“thành tâm” xin lỗi Ngô Xuân Tiệc -> Ngô Xuân Tiệc cũng chẳng “hẹp lòng” để
nhận lời xin lỗi và tuyên bố không kiện Dương Chí Dũng tội vu khống ->
Và thế, VAVK được xếp lại -> Như vậy, điều này
đồng nghĩa: không hề xuất hiện khoản tiền 1,5 triệu đô la Mỹ -> Không có cái
tên nào cần phải lôi ra, dù là Quý Ngọ - Mỹ Lan - Quang Tiệp - Đại Quang v.v...
->
...Như vậy, không có VALBM -> Trả lại “thanh
danh” không chỉ riêng Phạm Quý Ngọ mà cả cho Trần Đại Quang - Trần Quang Tiệp -
Trương Mỹ Lan v.v...
Do đó, “vụ án rối nùi” từ con số 4 như trên chỉ còn
lại 2: VATO< -> VATNN.
Đến đây, “vụ án rối nùi” trở nên được “gỡ rối tơ
lòng” cho rất nhiều và vô cùng nhiều những “đầu mối” từ cao nhất. Cái chết của
Phạm Quý Ngọ quả thật “vô giá”, bởi nếu y còn sống nhất định, không thoát được
tội danh [6] “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo
điều 285 Luật hình sự với mức án từ cải tạo không giam giữ cho đến 12 năm.
Phe của “ai đó” đang tiếp tục dẫn thế thượng phong
và “phe còn lại” đang tức tối chưa biết xoay chuyển ra sao?
“Phe còn lại” nếu muốn hóa giải có lẽ cần hướng về
và chĩa mũi dùi vào “Tổng lãnnh sự quán danh dự nước cộng hòa Palau tại Tp.HCM”
với nguồn thông tin đáng tin cậy mà người viết đã trích dẫn trong 3 phần đầu và
ngay trong phần này. Liệu “phe còn lại” có làm nổi không, khi mà “đảng ta”
chẳng còn nắm thực quyền từ kinh tế cho đến quân đội - công an - tòa án!
Nghĩ cũng tội cho ông “Hốt Liền” và ông “Giáo Làng”
khi xem hình ảnh vui tươi và bợ đỡ từ ông “Lù Đù” [7]
Dã tràng se cát biển đông
Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì!
Hình như ông Nguyễn Tấn Dũng bực mình hết chịu nổi
trong tình hình “nước sôi lửa bỏng”, đến nổi [8]: “...Thủ tướng cũng
phê bình lãnh đạo Hà Nội là địa phương có nhiều dự án chậm bàn giao mặt bằng,
khi báo cáo xong không ở lại nghe ý kiến chỉ đạo của Chính phủ”.
Kết
Hãy chờ xem các “nút thắt” lần lượt được gỡ ra trong
vở bi - hài - chính kịch, nổi bật nhất trong 5 năm trở lại đây của những người
luôn trìu mến gọi nhau là “đồng chí” (!).
Chắc sắp đánh nhau to?!
(Hết)
Đã
đăng:
_______________________________
Chú
thích:
Bài đã được chỉnh sửa lúc 17h30 GMT ngày 25/4/2014,
sau khi có thông tin mới về vụ việc đăng tải trên báo ở Việt Nam.
[*] Vì không đủ chứng cớ - nghĩa là bài báo
đã chỉnh sửa rồi. Có vẻ bài báo được chỉnh sửa vô hình chung rơi vào bẫy mà cơ
quan an ninh Việt Nam đang đắc chí? Và Nguyễn Hùng có vẻ hơi “yếu bóng vía” khi
vội vàng sửa bài? Rất tiếc, khi biết Nguyễn Hùng có quốc tịch Anh quốc (như bài
báo “Ông trời con Hoàng Kông Tư vs. BBC Việt ngữ” cho biết) lại không đẩy sự
việc đi đến cùng bằng cách nhận lời thách thức từ việc “khởi tố bị can” như
Hoàng Kông Tư đe nẹt.
---------------------------------
Chép Sử Việt 1-5-14
No comments:
Post a Comment