Nguyễn
Quang A và Lê Trung Tĩnh
Cập nhật lần cuối 18/05/2014
Cập nhật chiều 18.5.2014 (giờ Paris)
Thư gửi
và yêu cầu lãnh đạo Việt Nam
đưa Trung Quốc ra trọng tài và toà án quốc tế
đưa Trung Quốc ra trọng tài và toà án quốc tế
"
Hãy cùng nhau hành động để Trung Quốc hiểu rằng sức mạnh của súng đạn, của máy
bay và tàu chiến của họ không thể ngăn được dân tộc Việt Nam và bạn bè thế giới
lên tiếng vì công lý và lẽ phải.
Hãy
cùng nhau ký tên vào lá thư này."
Trên đây là hai câu kết của một lá thư kêu gọi người
Việt Nam và bạn bè cùng ký tên lá thư "yêu cầu lãnh đạo Việt Nam đưa
Trung Quốc ra trọng tài và toà án quốc tế" mà chúng tôi trân trọng
đăng dưới đây. Lời kêu gọi ký tên hai nhân vật quen thuộc với chúng ta, một
đang sinh sống ở Hà Nội (Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên chủ tịch viện
IDS) và một ở Paris (TS Lê Trung Tĩnh, trong Nhóm Nghiên cứu Biển Đông tại Pháp ).
Để ký tên Thư yêu cầu này, xin bấm vào dòng chữ xanh
"Ký tên cho lá thư" ở cuối bài, một trang web sẽ hiện ra cho phép bạn
điền thông tin cá nhân vào những ô đã được thiết kế sẵn.
Cập
nhật ngày 15.5.2014: Theo tin từ FB của một người trong nhóm Biển Đông
tại Pháp, cho tới sáng sớm hôm nay (thứ năm 15.5, giờ Pháp), đã có hơn 1300
người ký, tuy nhiên vì cần kiểm tra nên Quỹ này mới công bố danh sách 100 người
ký đầu tiên, tại địa chỉ này.
Ngoài ra, xin giới thiệu thêm hai bài viết cùng ý
tưởng nên/cần đưa vụ việc ra toà án quốc tế mới được đăng trên báo trong nước,
một của GS Ngô Vĩnh Long trên TBKTSG, và một của Nguyễn Thái Linh và Dương Danh Huy,
trong Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, trên báo Thanh Niên.
Cập
nhật ngày 18.5
Trong bài trả lời phỏng vấn của đài RFI hôm nay, TS Lê Trung Tĩnh
cho biết, lá thư đã thu thập được hơn 3.000 chữ ký, trong đó có nhiều nhân vật
nổi tiếng trong xã hội dân sự của Việt Nam hiện nay. Anh cũng nói thêm về ý
nghĩa của hai yêu cầu nêu trong lá thư (xem hai điểm 1. và 2. dưới đây), và bác
bỏ lập luận của một người lãnh đạo Việt Nam rằng chỉ khi "giọt nước tràn
ly thì mới mang nhau ra toà". "Thế nào là giọt nước tràn ly", và
tại sao không hành động trước để không xảy ra việc tràn ly đó, anh đặt câu
hỏi.
Danh sách những người ký sẽ được Quỹ Nghiên cứu Biển
Đông công bố dần trên mạng, hiện đã có các danh sách 1000 người đầu tiên, và 1000 người tiếp theo (số thứ tự 1001-2000).
---------------
Ngày 14 tháng 05 năm 2014
Kính gửi:
Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngày 2/5, Trung Quốc triển khai giàn khoan Hải Dương
981 trên Biển Đông ngay trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt
Nam. Khi lực lượng kiểm ngư Việt Nam thực hiện công việc quản lý vùng biển
thuộc quyền chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc đã cho tàu và máy bay bao vây, dùng
vũ lực gây nhiều thiệt hai.
Hành động này đi ngược lại các nguyên tắc của Công
pháp quốc tế điều chỉnh các hành vi của các quốc gia liên quan đến các lãnh thổ
đang có tranh chấp, chà đạp lên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, Tuyên bố
về quy tắc ứng xử trên Biển Đông năm 2002 giữa các quốc gia ASEAN và Trung
Quốc, và Thỏa thuận về Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên
biển năm 2011 giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trung Quốc khăng khăng không đàm phán với Việt Nam
về Hoàng Sa. Trung Quốc phá vỡ mọi quan hệ hữu nghị, đối đầu toàn diện, gây
thương tổn cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Trung Quốc một lần nữa khẳng định
rõ ràng tham vọng xâm chiếm vùng biển của Việt Nam.
Việt Nam cần kiên quyết bảo vệ chủ quyền trên thực
địa, nhất quyết không cho Trung Quốc đặt được giàn khoan của họ trên Biển Đông.
Đồng thời, Việt Nam cần đưa tranh chấp Hoàng Sa và
vùng biển Hoàng Sa ra một cơ quan tài phán quốc tế:
- Việt Nam cần phải đưa việc Trung Quốc triển khai
giàn khoan Hải Dương 981 ra cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước
Liên Hợp Quốc về Luật biển.
Trọng tài trên sẽ phán quyết rằng Trung Quốc đã
triển khai giàn khoan Hải Dương 981 tại địa điểm có tranh chấp. Trên cơ sở đó,
luật quốc tế đòi hỏi Trung Quốc không được khoan dầu khi đơn phương, và phải
giải quyết tranh chấp với Việt Nam.
- Song song, Việt Nam nên yêu cầu chính thức Trung
Quốc đưa tranh chấp Hoàng Sa ra giải quyết tại Toà án Công lý Quốc tế. Đây là
một cách thức đấu tranh hoà bình được Điều 33.1, Hiến chương Liên Hợp Quốc quy
định.
Nếu Trung Quốc đồng ý giải quyết tranh chấp thông
qua Toà án Công lý Quốc tế, Việt Nam có hy vọng lớn để đòi lại Hoàng Sa một
cách công bằng và hòa bình.
Nếu Trung Quốc tiếp tục từ chối ra tòa, tranh chấp
Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc mặc nhiên được quốc tế biết đến nhiều hơn
nữa. Thế giới sẽ thấy rằng Việt Nam là nước tôn trọng các giá trị tốt đẹp và
văn minh của nhân loại còn Trung Quốc là nước trốn tránh những giá trị đó.
Trước tình hình hiện nay, chúng tôi, những người
đứng tên dưới đây, khẩn thiết và mạnh mẽ kiến nghị các ông, những người lãnh
đạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện công việc quan trọng sau
ngay lập tức:
1. Nộp đơn kiện Trung Quốc theo cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của
UNCLOS.
2. Chính thức đề nghị Trung Quốc cùng giải quyết tranh chấp Hoàng Sa tại Tòa
án Công lý Quốc tế.
Quyết định này sẽ ngăn chặn việc Trung Quốc đang
càng ngày càng lấn tới trên Biển Đông, bắt buộc họ phải kiềm chế khi hành xử
trên Biển Đông. Trung Quốc không thể tiếp tục đối xử vô nhân đạo đối với ngư
dân Việt Nam, không thể ngang ngược khoan dầu trong vùng biển Việt Nam.
Quyết định này vì những thế hệ cha ông người Việt đã
đổ mồ hôi, nước mắt và máu để khẳng định chủ quyền trên Hoàng Sa, vì những
chiến sĩ hy sinh năm 1974, và, ngay giờ phút này đây, vì những người thủy thủ
đang dấn thân và xương máu bảo vệ vùng biển của Việt Nam.
Trân trọng,
No comments:
Post a Comment