Được đăng ngày Thứ năm, 08 Tháng 5 2014 22:23
Tình hình biển đông đang diễn biến căng thẳng. Trung
Quốc đã đưa giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Lực
lượng cảnh sát biển của chúng ta đã cố gắng ngăn chặn nhưng lực bất tòng tâm vì
bị áp đảo về quân số và đã hứng chịu một số thiệt hại. Xâu chuỗi lại các sự
kiện lịch sử, từ hải chiến Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988, những lệnh
cấm đánh bắt cá từ Trung Quốc hay mới đây là việc chúng ngang nhiên đưa giàn
khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chúng ta phải thừa nhận một
sự thật chua xót: Việt Nam hoàn toàn không có khả năng bảo vệ chủ quyền biển
đảo. Ngay cả bọn Khme Đỏ cũng đã từng chiếm đảo Thổ Chu không tốn một viên
đạn và hành quyết hơn 500 dân thường.
Điều này dẫn đến việc chúng ta là nước bị Trung Quốc chèn ép nhất trong số các nước có tranh chấp lãnh thổ với họ. Chúng ta là nước duy nhất bị Trung Quốc dùng bạo lực để chiếm đảo. Ngư dân Việt Nam bị họ bắn giết, đâm vỡ thuyền và bắt giữ đòi tiền chuộc. Việt Nam cũng là nước đầu tiên và có lẽ là duy nhất bị Trung Quốc đem giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Vậy nguyên nhân nào khiến chúng ta thụ động và bất lực trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo?
Điều này dẫn đến việc chúng ta là nước bị Trung Quốc chèn ép nhất trong số các nước có tranh chấp lãnh thổ với họ. Chúng ta là nước duy nhất bị Trung Quốc dùng bạo lực để chiếm đảo. Ngư dân Việt Nam bị họ bắn giết, đâm vỡ thuyền và bắt giữ đòi tiền chuộc. Việt Nam cũng là nước đầu tiên và có lẽ là duy nhất bị Trung Quốc đem giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Vậy nguyên nhân nào khiến chúng ta thụ động và bất lực trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo?
Có ba nguyên nhân chính:
Thứ nhất, chính quyền Việt Nam đã chấp nhận làm chư hầu của Trung Quốc từ nhiều năm nay với mong muốn dựa vào Trung Quốc để giữ quyền lực. Và cái giá phải trả của việc làm chư hầu là đánh mất chủ quyền quốc gia.
Thứ hai, Việt Nam không có đồng minh quân sự. Không một cường quốc dân chủ nào có thể liên minh với một nước vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và đồng thời là chư hầu của Trung Quốc. Vào tháng 4/2014 khi chính quyền Nhật Bản thảo luận về việc thành lập một liên minh ở biển Đông thì họ chỉ xem xét liên minh với các nước Úc, Philippines, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia. Điểm chung giữa các nước này là dân chủ. Hoàn toàn không có Việt Nam cho dù Việt Nam là nước có nhiều tranh chấp với Trung Quốc nhất.
Thứ ba, lực lượng hải quân Việt Nam rất yếu. Chúng ta chưa từng chiến thắng một trận hải chiến nào trong lịch sử. Một lực lượng hải quân mạnh phải có khả năng hoạt động ở bất kỳ nơi nào trên thế giới và có thể đánh thắng đối phương cho dù có ít tàu chiến hơn.
Vậy đâu là giải pháp để Việt Nam nâng cao khả năng bảo vệ chủ quyền biển đảo?
Thứ nhất, chính quyền Việt Nam đã chấp nhận làm chư hầu của Trung Quốc từ nhiều năm nay với mong muốn dựa vào Trung Quốc để giữ quyền lực. Và cái giá phải trả của việc làm chư hầu là đánh mất chủ quyền quốc gia.
Thứ hai, Việt Nam không có đồng minh quân sự. Không một cường quốc dân chủ nào có thể liên minh với một nước vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và đồng thời là chư hầu của Trung Quốc. Vào tháng 4/2014 khi chính quyền Nhật Bản thảo luận về việc thành lập một liên minh ở biển Đông thì họ chỉ xem xét liên minh với các nước Úc, Philippines, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia. Điểm chung giữa các nước này là dân chủ. Hoàn toàn không có Việt Nam cho dù Việt Nam là nước có nhiều tranh chấp với Trung Quốc nhất.
Thứ ba, lực lượng hải quân Việt Nam rất yếu. Chúng ta chưa từng chiến thắng một trận hải chiến nào trong lịch sử. Một lực lượng hải quân mạnh phải có khả năng hoạt động ở bất kỳ nơi nào trên thế giới và có thể đánh thắng đối phương cho dù có ít tàu chiến hơn.
Vậy đâu là giải pháp để Việt Nam nâng cao khả năng bảo vệ chủ quyền biển đảo?
Trước hết cần phải loại bỏ giải pháp quân sự. Nếu
đánh nhau với Trung Quốc ngoài biển đông vào lúc này thì Việt Nam chắc chắn sẽ
thất bại. Hải quân Việt Nam sẽ bị tiêu diệt và vẫn không thể đuổi được giàn
khoan của Trung Quốc. Những lúc như thế này chúng ta cần phải sáng suốt. Dưới
đây là các biện pháp mà chính quyền VN có thể áp dụng:
Thứ nhất, là cấm vận kinh tế Trung Quốc, tức không cho công dân hay công ty Việt Nam quan hệ thương mại với công dân hay công ty Trung Quốc. Trong năm 2013, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 13,26 tỷ USD nhưng nhập khẩu từ Trung Quốc tới 36,95 tỷ USD, chủ yếu là nông sản và hàng tiêu dùng. Việc cấm vận Trung Quốc trước mắt sẽ gây thiệt hại cho kinh tế Việt Nam nhưng trong trung và dài hạn thì sẽ có lợi. Cấm vận có nghĩa là chúng ta sẽ ngưng các dự án khai thác bauxite, hủy bỏ các hợp đồng cho thuê rừng đầu nguồn và giải quyết được vấn đề an toàn thực phẩm, thâm hụt thương mại… (Tác giả Lê Trung Tĩnh đã viết một bài có tựa đề “Các trả đũa về kinh tế có thể có của Trung Quốc khi Việt Nam đưa tranh chấp Hoàng Sa ra trọng tài quốc tế” để phân tích chi tiết những cái được và mất khi Việt Nam ngừng trao đổi kinh tế với Trung Quốc) (1)
Thứ hai, là chính quyền Việt Nam tôn trọng nhân quyền để được tham gia Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) để thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm thiểu thiệt hại từ việc cấm vận kinh tế Trung Quốc.
Thứ ba, là kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế. Hành động này chứng tỏ với thế giới rằng lẽ phải thuộc về Việt Nam và chúng ta sẽ được cộng đồng quốc tế ủng hộ.
Thứ tư, là dân chủ hóa đất nước để đoàn kết nhân dân và được tham gia liên minh quân sự với các cường quốc dân chủ. Lợi ích của việc có đồng minh là Việt Nam sẽ được viện trợ tài chính, vũ khí và tham gia các cuộc huấn luyện, tập trân chung để nâng cao năng lực chiến đấu. Việt Nam sẽ được mua những tàu chiến, máy bay hiện đại hơn từ Mỹ, Anh, Nhật chứ không chỉ mỗi từ Nga như hiện nay.
Cuối cùng là xây dựng lực lượng hải quân và không quân tinh nhuệ. Không phải chỉ bỏ tiền ra mua máy bay, tàu chiến hiện đại là đã có hải quân và không quân mạnh mà còn phụ thuộc vào kinh nghiệm tác chiến và khả năng làm chủ khí tài của binh sĩ. Trong hải chiến Hoàng Sa, tuy tàu chiến của Việt Nam Cộng Hòa hiện đại hơn nhưng Trung Quốc đã thắng. Để nâng cao năng lực chiến đấu, chúng ta có thể mời chuyên gia từ những nước có truyền thống về hải quân và không quận như Mỹ, Anh, Nhật, Pháp về huấn luyện, thường xuyên tham gia tập trận với các cường quốc và thúc đẩy phát triển công nghiệp không gian, đóng tàu. Nếu chính quyền Việt Nam quyết tâm ngay từ bay giờ thì trong vòng 20 năm chúng ta sẽ có một lực lượng hải quân và không quân thiện chiến, đầy đủ khả năng bảo vệ toàn bộ chủ quyền biển đảo và Trung Quốc không thể hung hãn, ngang ngược với Việt Nam nữa.
Vấn đề là chính quyền Việt Nam vẫn ngoan cố không chịu thay đổi. Bằng chứng là họ vừa bắt giữ nhà báo Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy theo điều luật 258 vào ngày 5/5 trong khi giàn khoan của Trung Quốc đã hoạt động từ ngày 2/5 tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Thứ nhất, là cấm vận kinh tế Trung Quốc, tức không cho công dân hay công ty Việt Nam quan hệ thương mại với công dân hay công ty Trung Quốc. Trong năm 2013, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 13,26 tỷ USD nhưng nhập khẩu từ Trung Quốc tới 36,95 tỷ USD, chủ yếu là nông sản và hàng tiêu dùng. Việc cấm vận Trung Quốc trước mắt sẽ gây thiệt hại cho kinh tế Việt Nam nhưng trong trung và dài hạn thì sẽ có lợi. Cấm vận có nghĩa là chúng ta sẽ ngưng các dự án khai thác bauxite, hủy bỏ các hợp đồng cho thuê rừng đầu nguồn và giải quyết được vấn đề an toàn thực phẩm, thâm hụt thương mại… (Tác giả Lê Trung Tĩnh đã viết một bài có tựa đề “Các trả đũa về kinh tế có thể có của Trung Quốc khi Việt Nam đưa tranh chấp Hoàng Sa ra trọng tài quốc tế” để phân tích chi tiết những cái được và mất khi Việt Nam ngừng trao đổi kinh tế với Trung Quốc) (1)
Thứ hai, là chính quyền Việt Nam tôn trọng nhân quyền để được tham gia Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) để thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm thiểu thiệt hại từ việc cấm vận kinh tế Trung Quốc.
Thứ ba, là kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế. Hành động này chứng tỏ với thế giới rằng lẽ phải thuộc về Việt Nam và chúng ta sẽ được cộng đồng quốc tế ủng hộ.
Thứ tư, là dân chủ hóa đất nước để đoàn kết nhân dân và được tham gia liên minh quân sự với các cường quốc dân chủ. Lợi ích của việc có đồng minh là Việt Nam sẽ được viện trợ tài chính, vũ khí và tham gia các cuộc huấn luyện, tập trân chung để nâng cao năng lực chiến đấu. Việt Nam sẽ được mua những tàu chiến, máy bay hiện đại hơn từ Mỹ, Anh, Nhật chứ không chỉ mỗi từ Nga như hiện nay.
Cuối cùng là xây dựng lực lượng hải quân và không quân tinh nhuệ. Không phải chỉ bỏ tiền ra mua máy bay, tàu chiến hiện đại là đã có hải quân và không quân mạnh mà còn phụ thuộc vào kinh nghiệm tác chiến và khả năng làm chủ khí tài của binh sĩ. Trong hải chiến Hoàng Sa, tuy tàu chiến của Việt Nam Cộng Hòa hiện đại hơn nhưng Trung Quốc đã thắng. Để nâng cao năng lực chiến đấu, chúng ta có thể mời chuyên gia từ những nước có truyền thống về hải quân và không quận như Mỹ, Anh, Nhật, Pháp về huấn luyện, thường xuyên tham gia tập trận với các cường quốc và thúc đẩy phát triển công nghiệp không gian, đóng tàu. Nếu chính quyền Việt Nam quyết tâm ngay từ bay giờ thì trong vòng 20 năm chúng ta sẽ có một lực lượng hải quân và không quân thiện chiến, đầy đủ khả năng bảo vệ toàn bộ chủ quyền biển đảo và Trung Quốc không thể hung hãn, ngang ngược với Việt Nam nữa.
Vấn đề là chính quyền Việt Nam vẫn ngoan cố không chịu thay đổi. Bằng chứng là họ vừa bắt giữ nhà báo Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy theo điều luật 258 vào ngày 5/5 trong khi giàn khoan của Trung Quốc đã hoạt động từ ngày 2/5 tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Để bảo vệ chủ quyền đất nước, trước hết
chúng ta cần đấu tranh chống lại chế độ độc tài bán nước này. Tình thế rất cấp
bách. Ngoài việc kêu gọi biểu tình, hy vọng rằng trí thức Việt Nam biết mình
cần phải làm gì vào lúc này.
Hồng
Việt
Đề
nghị đọc thêm:
1 - Các trả đũa về kinh tế có thể có của Trung Quốc khi Việt Nam đưa tranh chấp Hoàng Sa ra trọng tài quốc tế.
2- Còn tệ hơn một tội, đây cũng là một sai lầm (Nguyễn Gia Kiểng)
3- Quan hệ Việt Trung, thực tế bẽ bang hơn nhiều (Nguyễn Gia Kiểng) (1)
4- Quan hệ Việt Trung, thực tế bẽ bang hơn nhiều (Nguyễn Gia Kiểng) (2)
5- Các kịch bản viễn chinh của Nhật
1 - Các trả đũa về kinh tế có thể có của Trung Quốc khi Việt Nam đưa tranh chấp Hoàng Sa ra trọng tài quốc tế.
2- Còn tệ hơn một tội, đây cũng là một sai lầm (Nguyễn Gia Kiểng)
3- Quan hệ Việt Trung, thực tế bẽ bang hơn nhiều (Nguyễn Gia Kiểng) (1)
4- Quan hệ Việt Trung, thực tế bẽ bang hơn nhiều (Nguyễn Gia Kiểng) (2)
5- Các kịch bản viễn chinh của Nhật
No comments:
Post a Comment