24/05/2014
Một số học giả VN
(Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), do ý muốn hóa giải công hàm 1958 của ông Phạm Văn
Đồng, chủ trương trong khoản thời gian 1954-1975, hai thực thể chính trị Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa là hai quốc gia độc lập, có chủ
quyền.
Đây
là một lập luận rất sai về mặt thực tế lịch sử, cũng là một lựa chọn hết sức
vụng về trên phương diện pháp lý chiến lược, nó có thể không chỉ làm cho VN mất
vĩnh viễn chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, mà còn bị đe dọa mất Trường Sa.
Khi
nhìn nhận VNDCCH và VNCH là hai « quốc gia » độc lập có chủ
quyền được quốc tế nhìn nhận, thì công cuộc « giải phóng đất nước »
của phía VNDCCH, thể hiện chính thức từ 1959 đến 1975, chỉ là một nỗ lực sát
nhập lãnh thổ của quốc gia VNCH vào quốc gia VNDCCH.
Phía VNDCCH chiến
thắng, Quốc gia VNCH giải thể. Lãnh thổ (và của cải – tích sản và tiêu sản) của
« quốc gia » VNCH được sáp nhập đơn thuần vào VNDCCH. Không hiện hữu
việc chuyển giao quyền lực nhà nước, cũng không hiện hữu việc kế thừa. Quốc gia
VN hiện nay (CHXHCNVN) là quốc gia tiếp nối của quốc gia VNDCCH (vì có chung
quốc kỳ, quốc ca, cùng một đảng lãnh đạo...). Như vậy trên phương diện quốc tế
công pháp, VN không thể chối bỏ những cam kết, những hành vi đã thể hiện trước
quốc tế, nhất là đối với Trung quốc, của VNDCCH trước kia.
Hoàng
Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm trên tay « quốc gia » VNCH, dưới sự im
lặng (đồng tình) của bên thứ ba là « quốc gia » VNDCCH. Quốc gia
CHXHCNVN hôm nay (hoàn toàn xa lạ với VNCH) không có tư cách nào để kiện TQ về
chủ quyền quần đảo Hoàng Sa.
Tức
là, vì muốn « hóa giải » hiệu lực công hàm 1958, các học giả (Quỹ
Nghiên cứu Biển Đông) đã đưa VN vào ngõ cụt về pháp lý.
Sai
lầm chiến lược vì giải pháp này chặt bỏ mọi khả năng lấy lại Hoàng Sa (bằng các
phương pháp hòa bình, kể cả pháp lý) của các thế hệ VN tương lai.
Sai
lầm về thực tế lịch sử, vì hai thực thể chính trị VNDCCH và VNCH không hề là
hai « quốc gia ». Hai thực thể này chưa hề có tư cách pháp nhân
« quốc gia », không có bên nào có ghế đại diện tại Liên Hiệp Quốc.
Dân chúng hai miền chưa bao giờ thể hiện ý muốn ly khai thành một quốc gia độc
lập, có chủ quyền. Hiến pháp hai miền đều khẳng định lãnh thổ của nước Việt Nam
trải dài từ Nam Quan đến mũi Cà Mau (hay từ Lạng Sơn đến Cà Mau).
Thực
tế lịch sử này, (cũng là một điều may mắn cho dân tộc Việt Nam), hai miền nam
và bắc VN chưa bao giờ là « đối tượng » của quốc tế công pháp.
Nếu
VNDCCH và VNCH là hai quốc gia, như sự lựa chọn của các học giả VN, các hành
vi, các tuyên bố của VNDCCH trước quốc tế, từ 1954 đến 1975, sẽ là một vấn đề
thuộc phạm vi « quốc tế ». Công hàm 1958 vì vậy trở thành một vấn đề
thuộc công pháp quốc tế. Dĩ nhiên nước VNDCCH sẽ là nước thứ ba, không liên can
gì đến việc tranh chấp HS và TS giữa TQ và nước VNCH.
Hồ
sơ pháp lý về Hoàng Sa và Trường Sa của VN coi như khóa sổ.
Thực tế lịch sử là
từ 1954 đến 1975, VNDCCH và VNCH không hề là « quốc gia », theo định
nghĩa của Quốc tế Công pháp.
Hai
vùng lãnh thổ Nam và Bắc Việt Nam đều thuộc vào một quốc gia có tên gọi là Việt
Nam, chỉ bị phân chia tạm thời theo Hiệp định Genève 1954. Điều này được khẳng
định qua Hiệp định Paris năm 1973.
Theo thuật ngữ
« quốc tế công pháp », Việt Nam trong thời kỳ 1954-1975 là một quốc
gia bị phân chia.
Có
một số trường hợp các quốc gia bị phân chia, tương tự trường hợp quốc gia Việt
Nam, đó là Nam, Bắc Hàn và Đông, Tây Đức.
Theo
định nghĩa, quốc gia bị phân chia (état divisé) là quốc gia, lúc trước khi bị
phân chia đã là một « quốc gia – Etat », được cộng đồng quốc tế nhìn
nhận, và lập trường chính trị chung của các bên (sau khi bị phân chia) là mong
muốn thống nhất lại đất nước trong tương lai. Đường ranh phân chia chỉ có giá
trị tạm thời, không được nhìn nhận là đường biên giới.
Cộng
đồng quốc tế đã nhìn nhận Việt Nam là một quốc gia, thành hình từ rất lâu, đã
tuyên bố độc lập từ thế kỷ thứ X. Hiệp định Genève 1954 phân chia VN bằng vĩ
tuyến 17 thành hai vùng lãnh thổ. Đường phân chia này chỉ có giá trị tạm thời
(nhằm về tập kết quân sự). Cũng theo qui định của Hiệp định này, việc thống
nhất VN sẽ thể hiện bằng một cuộc bầu cử, trễ nhất là năm 1956. Việc bầu cử, do
nhiều lý do, đã không diễn ra. Hai miền, từ những năm của thập niên 60, trên
thực tế đã hành sử như là « quốc gia ». Nhưng lập trường chính trị
của hai bên vẫn là ý muốn thống nhất lại đất nước. Cả hai miền đều quyết định
không gia nhập Liên hiệp quốc.
Như
vậy Việt Nam là một quốc gia bị phân chia (état divisé – divided country),
tương tự trường hợp của Đại Hàn và Đức, ý muốn của họ là trong tương lai thống
nhất lại đất nước.
(Trường
hợp Ấn Độ và Pakistan, hoặc Pakistan và Bangladesh, cũng là các nước bị phân
chia nhưng tình trạng pháp lý của các quốc gia này hoàn toàn khác với Việt Nam.
Sau khi được Anh trả độc lập, đã quyết định phân chia đất nước thành hai vùng
lãnh thổ và việc phân chia có tính cách vĩnh viễn. Hai vùng lãnh thổ trở thành
hai quốc gia : Ấn Độ và Pakistan, với một đường biên giới được xác định và
cả hai đều gia nhập vào Liên Hiệp quốc. Trường hợp Bangladesh ly khai khỏi
Pakistan để trở thành một quốc gia độc lập, được quốc tế nhìn nhận. Các trường
hợp phân chia này hoàn toàn khác với tình trạng của quốc gia Việt Nam.)
Điều
cần nói, Hoa Kỳ cũng đã từng nhìn nhận Việt Nam là một quốc gia « tạm thời
bị phân chia, giống như trường hợp của Đại Hàn và Đức ». Việc này trình
bày trong « Biên bản ghi nhớ » của bộ Ngoại giao ngày 4-3-1966. Sau
đó Hoa Kỳ cũng nhìn nhận và tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của nước Việt Nam theo tinh thần Hiệp định Paris 1973, lập lại nội dung Hiệp
định Genève 1954. Tức nhìn nhận VN là một quốc gia duy nhất.
Điều
đáng ghi nhận khác, liên tục nhiều năm, cho đến năm 1960, nhà cầm quyền miền
Bắc vẫn còn lên tiếng, vào tháng 7, yêu cầu miền Nam tuân thủ hiệp định Genève,
trưng cầu dân ý thống nhất đất nước.
Tức
là các bên (VNDCCH, VNCH, Mỹ và các nước ký tên cũng như bảo trợ các hiệp ước
1954 và 1973) nhìn nhận Việt Nam là một quốc gia duy nhất, ý chí của các bên là
« thống nhất đất nước ».
Nếu
chấp nhận thực tế này, (và chấp nhận giải pháp pháp lý này), công hàm 1958 chỉ
là vấn đề « nội bộ » của quốc gia chứ không phải thuộc « công
pháp quốc tế ».
Vấn
đề thuộc « nội bộ quốc gia » thì sẽ được giải quyết bằng « luật
lệ quốc gia ». Nếu thuộc phạm vi « quốc tế » thì sẽ phải giải
quyết bằng « công pháp quốc tế ».
Sự
lựa chọn của các học giả VN (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), và có thể là lập trường
của VN hôm nay, như thế là sụp vào « bẫy » của phía Trung Quốc.
TQ
chỉ công nhận thực thể VNDCCH là đại diện chính thức của quốc gia Việt Nam (và
không công nhận VNCH), đồng thời luôn quan niệm công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng
là một văn bản giữa « quốc gia với quốc gia », tức có giá trị quốc
tế.
Khi
đứng ra cãi « tay đôi » với TQ về nội dung và hiệu lực công hàm 1958
của Phạm Văn Đồng là sai rồi !
Lý
ra phải lập luận, các bên VNDCCH, VNCH và Mỹ (và các nước ký tên hoặc bảo trợ
các hiệp ước 1954 và 1973, trong đó có Trung Quốc), phải nhìn nhận nội dung các
hiệp ước : hai bên VNDCCH và VNCH là hai thực thể chính trị thuộc về một
nước Việt Nam duy nhất. Chưa bên nào (VNDCCH hay VNCH) được nhìn nhận là
« quốc gia », là đại diện cho Việt Nam tại LHQ. Do đó không bên nào
là « đối tượng » của công pháp quốc tế. Bất kỳ tuyên bố của các bên
liên quan đến sự toàn vẹn lãnh thổ của VN (trên tinh thần các hiệp định 1954 và
1973 mà các bên ký nhận) đều không có hiệu lực.
Tức
là, VNDCCH chỉ là một bên của quốc gia Việt Nam. Mọi tuyên bố, mọi hành vi liên
quan đến vẹn toàn lãnh thổ đất nước Việt Nam của thực thể này, như công hàm
1958 của Phạm Văn Đồng, đều không có giá trị.
Nhưng
hồ sơ pháp lý của VN đến đây chỉ mới có « cái nền ». Còn phải xây
dựng lên đây nhiều thứ. Điều phải quyết tâm là phải xây dựng bằng một ý chí
xuyên suốt « quyền lợi đất nước và dân tộc là trên hết », chứ không
phải vì quyền lợi đảng phái, vì tiếng tăm, vì « sổ lương hay sổ
hưu »...
Publié
par Nhan Tuan Truong à 22:19
No comments:
Post a Comment