Thursday 8 May 2014

TRUNG QUỐC BẮT GIỮ HÀNG LOẠT NHÀ BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN TRONG DỊP KỶ NIỆM 25 NĂM VỤ THẢM SÁT THIÊN AN MÔN (Trinh Nguyễn - VRNs)




Trinh Nguyễn  -  VRNs
Đăng ngày: 08.05.2014

VRNs (08.05.2014) -Sài Gòn- Theo ReutersTelegraph, nhiều nhà bất đồng chính kiến bất ngờ mất tích và rất nhiều tri thức khác cũng bị bắt với tội danh “gây rối trật tự công cộng và làm bất ổn tình hình” ngay sau khi nhóm các tri thức này tham dự một hội thảo kỷ niệm 25 năm vụ thảm sát Thiên An Môn.

Luật sư Pu Zhiqiang (bên phải) ở Bắc Kinh, ngày 20, tháng 7 năm 2012. Ảnh:REUTERS/Petar Kujundzi

Cảnh sát Trung Quốc đang có chiến dịch bắt giữ tất cả những ai lên tiếng cũng như tổ chức các họat động kỷ niệm vụ thảm sát này.

Theo ông Pu Zhiqiang là một luật sư nổi tiếng và được biết đến như là một nhà họat động cổ vũ cho tự do ngôn luận. Ông là luật sư bào chữa cho nhiều nhà đối kháng chính quyền, trong đó có nghệ sĩ Ngải Vị Vị thuộc “Phong trào công dân mới”. Phong trào này kêu gọi các nhà lãnh đạo Trung Quốc công khai giá trị tài sản của họ. Ông Pu cũng được biết đến vì đã lên tiếng chống đối hệ thống cưỡng bức lao động của chính quyền Trung Quốc mà sau này hệ thống này cũng đã bị bãi bỏ. Ông là một người có tầm ảnh hưởng lớn và được sự quan tâm sâu sắc của Tổ Chức Bảo về Nhân Quyền có trụ sở tại NewYork.

Ông từng là một người lãnh đạo tầng lớp sinh viên trong các cuộc biểu tình ở Thiên An Môn. Cảnh sát địa phương bất ngờ ập vào nhà ông vào 4 giờ sáng vào sáng thứ Hai và tịch thu các tất cả tài liệu làm việc, máy tính và điện thoại di động ông vào ngày hôm sau. Bị bắt cùng ông là 2 hai người khác và tất cả đều bị đưa đi khỏi Bắc Kinh.

Cô Qu Zhenhong, cháu ông cho biết, ông bị bắt vì tội danh “gây rối lọan trật tự công cộng”. Một tội danh mà nếu bị khép tội sẽ phải chịu khung hình phạt tối đa là 5 năm tù giam. Ông Pu, cùng với 15 người khác, đã tham dự một cuộc hội thảo tại Bắc Kinh cuối tuần qua về sự kiện Thiên An Môn. Ông có một tấm hình chụp dưới biểu ngữ “Hội thảo tưởng niệm tại Bắc Kinh – 04 tháng 6 năm 2014″.
“Pu Zhiqiang là một trong những người chân chính nhất mà tôi đã từng gặp,” Morong Xuecun, một nhà văn tham dự hội thảo cho biết. “Trong thời gian dài qua, ông đã giúp đỡ rất nhiều người thóat khỏi những rắc rối và nhiễu nhương trong hệ thống hành luật tại Trung Quốc. Ông luôn sẵn sàng giúp và không nề hà những rắc rối mà chẳng ai muốn dính vào. Tôi đã từng nói với ông là tôi muốn ông làm luật sư bào chữa cho tôi trong trường hợp tôi bị bắt. Bây giờ chính ông đang bị giam giữ, không biết ai sẽ là người lên tiếng bào chữa cho ông.”

Trong một văn bản tường thuật, những người tham gia hội thảo nói trên nhất trí rằng “sự kiện Thiên An Môn không phải là một cuộc nổi loạn” nhưng ” là một cuộc nổ súng tàn bạo của quân đội nhà nước vào người dân không có vũ trang tự vệ”. Hội thảo kêu gọi chính quyền phải tiến hành điều tra, nhanh chóng minh oan và bồi thường cho các nạn nhân. Các nhà trí thức cho rằng cuộc thảm sát phong trào sinh viên năm 1989 đã là mầm móng cho sự lạm dụng quyền lực, tham nhũng và bất công ở Trung Quốc hiện nay.

Ngay sau cuộc hội thảo, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ ít nhất 12 trong số 16 người tham gia, mặc dù sáu người đã được thả ra sau một thời gian ngắn thẩm vấn. Ba người khác, ngoài ông Pu, đến nay vẫn chưa thể liên lạc được, 3 người này bao gồm 2 nhà văn là Shigen, Li Xuewen và học giả Liang Xiaoyan. Các nhà tri thức khác như Giáo sư Hao Jian và Xu Youyu, cũng đã bị bắt dưới cùng một tội danh “ làm rối loạn trật tự công cộng”

Việc tạm giữ cũng như quản thúc ông Pu tại gia trong các năm trước đậy là nhằm mục đích khống chế ông về bất cứ một động thái nào trong giai đoạn này. Quan trọng hơn, đây cũng là một lời cảnh báo cho bất kỳ những ai có ý định tổ chức kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn.

Trong khi đó, ở thành phố Quảng Châu, ít nhất sáu người khác cũng đang bị giam giữ sau khi bày tỏ sự đồng tình của họ với Li Weiguo, một nhà hoạt động nhân quyền bị kết tội “tập trung bất hợp pháp” sau khi ông tổ chức một buổi thắp nến, diễu hành và cầu nguyện để đánh dấu sự kiện Thiên An Môn. Một số người khác cũng đã mất tích. Bên cạnh đó, gia đình của các nạn nhân của vụ thảm sát Thiên An Môn cũng đã bị theo dõi chặt chẽ từ hồi tháng Ba.

Cảnh sát Bắc Kinh và các quan chức từ chối bình luận về vấn đề này. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hua Chunying tuyên bố bà “không rõ lắm về vấn đề này”, khi bà bị chất vấn trong một cuộc họp báo về việc giam giữ Pu.

Sự kiện ông Pu hiện là một đề tài nóng trên Weibo, phiên bản Twitter của Trung Quốc. Những người ủng hộ ông đã lên tiếng chỉ trích nhà cầm quyền Trung Quốc. Những thảo luận trên Weibo không thể bị kiểm sóat từ chính quyền Trung Quốc.

Các bình luận từ những người ủng hộ ông Pu:

Một blogger viết: “Đây là cú đánh trời giáng vào bất cứ ai nung nấu ảo tưởng về sự đổi mới của chính quyền.” một người khác thì viết: “Bày tỏ quan điểm không hài lòng về chính quyền luôn bị ghép vào tội ‘gây rối lọan”. “Tuy ông Pu bị khép vào tội phạm hình sự nhưng về bản chất việc kết tội ông nhằm mục đích phục vụ lợi ích của một số nhà cầm quyền chứ không hề phản ánh ý muốn của nhân dân.”
“Tội “gây rối loạn” ngày càng bị lạm dụng bởi chính quyền nhằm đàn áp các nhà bất đồng chính kiến ​​trong nhng vn đề nhy cm , William Nee, mt nhà nghiên cu v Trung Quc thuc T chc Ân xá Quc tế cho biết.

Với chính quyền Bắc Kinh, tất cả những bình luận về sự kiện Thiên An Môn đều là điều cấm kỵ và là hành động “nhạy cảm” trong dịp kỷ niệm 25 năm. Đây là ngày quân đội Bắc Kinh bắn xối xả vào đòan người biểu tình. Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ công bố số người tử vong trong vụ đàn áp này và cũng không công nhận đây là ngày tưởng niệm. Theo ước tính từ các nhóm nhân quyền và những người trực tiếp tham gia thì số người thiệt mạng lên từ vài trăm đến vài ngàn người.

Chủ tịch nước Xi Jinping đã ra lệnh bắt khẩn cấp và bỏ tù các nhà bất đồng chính kiến. Các thông tin, bình luận từ Internet cũng bị kiểm duyệt gắt gao hơn. Chính quyền cũng gia tăng kiểm sóat đối với các nhà báo tự do… tất cả những hành đông này được cho là hành vi đàn áp tự do ngôn luận tồi tệ nhất tại Trung Quốc trong những năm gần đây.

Ông Pu cũng là người tham gia phong trào ủng hộ dân chủ năm 1989, ông tuyên bố sẽ quay trở lại Quảng trường Thiên An Môn như một hành động tưởng niệm về sự kiện này.

“Các chuyến thăm Thiên An Môn đều mang lại cho tôi một cảm giác tội lỗi”, ông viết trong một tiểu luận năm 2006. “Chính phủ đang cố gắng để làm nhân dân lãng quên ngày 4 tháng 6 này. Gia đình, đặc biệt các bà mẹ của các nạn nhân của cuộc thảm sát Thiên An Môn dường như bị cô lập nhiều hơn. Và càng ngày dân chúng càng tránh nói về Thiên An Môn”. Ông Pu viết tiếp “Thế hệ Thiên An Môn của chúng tôi hầu như đang ở tuổi trung niên, một độ tuổi mà chúng ta có thể tạo sự khác biệt. Nhưng vấn đề là chúng ta có muốn tạo nên sự khác biệt đó hay không?”

Trinh Nguyễn



No comments:

Post a Comment

View My Stats