Sunday 4 May 2014

TỐT NHẤT, GÀO CÙNG MỘT LÚC (Uyên Nguyên)




May 3, 2014  

Nhân đọc FaceBook của anh Nguyễn Hưng Quốc, nói thêm về “tiếng gào”

*

1.
Cách đây không lâu, một nhà thơ cách mạng, yêu cầu được giấu tên, nhưng khá nổi tiếng vì từng làm những bài thơ chỉ trích chế độ, từng bị chính quyền gây khó khăn. Trong một buổi gặp gỡ tại quận Cam, ông giải bày, đại khái việc phản kháng chế độ hiện nay, nói ra thì nhiều anh em trí thức, nhiều người sẽ đồng tình, nhưng khi hỏi có sẵn sàng “chết” cho lý tưởng ấy không, thì là một chuyện khác.
Chết, ở đây không phải tự nhiên gắn liền với chế độ, khi người ta nhắc đến những điều chống lại nó.

VIDEO :
CA cướp đất, đánh người kinh hoàng tại Dương Nội

2.
Trước khi kêu gào thành tiếng, người ta thường im lặng và nín thở. Có rất nhiều lý do, rõ nhất là người ta bị bịt miệng! Có nhiều cách bịt miệng, không loại trừ khả năng thủ tiêu, điều mà chúng ta vẫn thường thấy xảy ra trong các chế độ độc tài.

Trong những lần chuyện vãn, mới hôm qua thôi, nhân đến thăm nhà thơ Viên Linh. Ông kể những trường hợp văn nghệ sĩ miền Nam, không chỉ chọn thái độ im lặng, mà rất nhiều trường hợp họ phải “tố” nhau để sống còn sau 1975.

Mà “tố” phải tính toán. Nghĩa là tìm trong danh sách bạn bè “phản động” những ai “chết rồi,” hoặc thoát ra ngoại quốc rồi, tố xã lán. Dù vậy không tránh có lúc sơ sẩy, nên tận giờ này không ít nhân vật để lại nhiều giai thoại. Tất nhiên ở đây tôi không nói đến trường hợp cụ thể của những trí thức miền Nam thực sự đầu hàng, quay lưng.

Thời đó đã vậy, sự dã man của chế độ mới lên ngôi làm nhiều người sợ. Và bây giờ thử hỏi, sự tàn ác có giảm bớt đi không?

Trước khi kêu gào, người ta trải qua giai đoạn “rỉ tai.” Trí thức Việt Nam trước sau, tôi tin ai cũng muốn gào và sẽ gào. Nhưng làm sao để không tiêu hao khí phách và nhân mạng. Tốt nhất, trí thức và nhân dân cùng gào một lúc.

Gào như thế, không ngoài ý nghĩa mình phải cứu mình trước đã.

Ngày 3 tháng 5, 2014
UYÊN NGUYÊN


No comments:

Post a Comment

View My Stats