Friday 23 May 2014

THỎA THUẬN MANILA - JAKARTA : MÔ HÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN TRONG ASEAN (Trọng Nghĩa - RFI)




Trọng Nghĩa  -  RFI
Thứ sáu 23 Tháng Năm 2014

Hôm nay, 23/05/2014 tại Manila, Philippines và Indonesia đã chính thức ký kết một hiệp định về biên giới trên biển giữa hai nước. Lãnh đạo hai nước đã không ngần ngại ca ngợi hiệp định này như là một « mô hình » giải quyết ôn hòa các tranh chấp lãnh thổ đang rất căng thẳng trong vùng. Giới phân tích tuy nhiên tự hỏi là liệu tấm gương Philippines-Indonesia có thể áp dụng cho tranh chấp Biển Đông giữa 4 thành viên Đông Nam Á với nhau và với Trung Quốc hay không ?

Tổng thống Indonesia Bambang Susilo Yudhoyono tỏ ý tương đối lạc quan. Theo ông, hiệp định này - kết quả của 20 năm đàm phán – cho thấy là tranh chấp đang tăng cao ở Biển Đông có thể được giải quyết một cách ôn hòa, không bạo lực. 

Phát biểu sau buổi ký kết hiệp định mà ông đã chứng kiến cùng với đồng nhiệm Philippines Benigno Aquino, ông Yudhoyono cho rằng : « Đây thật sự là một mô hình, một ví dụ tốt về việc mọi tranh chấp, kể cả về ranh giới trên biển, có thể giải quyết một cách hòa bình – chứ không bằng sức mạnh quân sự vốn có thể gây nguy hiểm cho sự ổn định và hòa bình trong khu vực của chúng ta ». 

Về phần mình, Tổng thống Philippines cũng cho rằng hiệp định mới giữa Indonesia – Philippines là : « Một bằng chứng vững chắc cho cam kết kiên định của chúng ta là phát huy vai trò của luật pháp và tiếp tục giải quyết một cách hòa bình, công bằng những mối quan ngại về vùng biển của chúng ta ». 

Hiệp định được ký kết hôm nay phân định vùng biển của hai nước tại những vùng đặc quyền kinh tế chồng chéo ở các vùng Biển Mindanao, Biển Celebes, và Biển Philippines. Theo quy định của luật quốc tế, các quốc gia có một vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ bờ biển của mình, nhưng các vùng đặc quyền này đôi khi chồng chéo lẫn nhau giữa các quốc gia láng giềng. 

Giới quan sát đặc biệt ghi nhận là hiệp ước phân định ranh giới trên biển giữa Philippines và Indonesia đã được ký kết trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường sức ép trên Philippines và Việt Nam để áp đặt yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, trong lúc giữa 4 nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, chủ quyền trùng lắp tại khu vực quần đảo Trường Sa vẫn chưa được giải quyết. 

Dĩ nhiên là bất đồng ý kiến giữa Manila và Jakarta về ranh giới trên biển của mình không phức tạp bằng hồ sơ tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, nhưng đã từ lâu, giới phân tích đều cho rằng 4 nước Đông Nam Á nên nỗ lực giải quyết vấn đề tranh chấp trong nội bộ để có một cơ sơ vững chắc đối đầu với các đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc. 

Trong một bài phân tích đăng ngày 14/05 vừa qua trên báo mạng The Diplomat, chuyên gia Zachary Keck đã xuất phát từ tình trạng bất lực của khối ASEAN trước ngón đòn giàn khoan HD-981 của Trung Quốc đánh vào Việt Nam gần đây để cho rằng : « Đã đến lúc Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei cần giải quyết một cách ổn thỏa các tranh chấp lãnh thổ nội bộ ở Biển Đông ». Cụ thể là Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia nên tiến hành đàm phán đa phương với nhau nhằm giải quyết tất cả các tranh chấp lãnh thổ còn tồn đọng. 

Theo chuyên gia này, đấy sẽ là một biện pháp tốt nhất để 4 nước ASEAN liên kết được với nhau thành một khối thống nhất, từ đó lôi kéo được toàn khối ASEAN trong việc tìm đối sách hữu hiệu hơn chống lại tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. 

Trong những ngày qua, khả năng các nước ASEAN có tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc liên kết với nhau càng lúc càng rõ nét. Việt Nam và Philippines đã công khai xác định quan điểm nhất trí với nhau trong việc chống lại các hành động vi phạm của Trung Quốc. Sắp tới đây, có thể là sẽ có một cuộc họp giữa ba nước Việt Nam, Philippines và Malaysia để thảo luận về đối sách nhắm vào Trung Quốc.



12 comments:

  1. Đây chỉ là bước đầu trong việc giải quyết căng thẳng trên biển Đông mà thôi. Nói cho cùng thì chúng ta vẫn phải chờ đợi xem động thái của Trung Quốc thế nào, không biết bọn chúng có dễ dàng gì chấp nhận lời giải quyết của chúng ta không hay lại cố tình lờ đi

    ReplyDelete
  2. Tình hình biển Đông đang diễn ra vô cùng căng thẳng khi Trung Quốc đang từng bước tiến vào biển Đông thì chúng ta cần phải có những giải pháp cụ thể, cần thiết để bảo toàn sự ổn định của khu vực. Trung Quốc vốn không bao giờ dễ đối phó

    ReplyDelete
  3. Tranh chấp biển Đông chưa bao giờ thôi căng thẳng cả, trước một Trung Quốc sẵn sàng giở mọi thủ đoạn để chiếm được biển Đông thì các nước trong khu vực ASEAN phải đoàn kết và đề ra phương hướng giải quyết ngay tình trạng bất ổn này

    ReplyDelete
  4. Trung Quốc chắc chắn có nghe lời chúng ta nói không, lời thế giới chúng còn bỏ ngoài tai nữa là lời của ASEAN. Trong lúc này chúng đã thực sự nhúng tay vào khu vực biển Đông rồi, đây chính là một dấu mốc báo hiệu điềm không tốt lành sắp tới, chúng ta cần phải cẩn trọng đề phòng

    ReplyDelete
  5. Thỏa thuận thì có lẽ mãi chỉ là thỏa thuận thôi điều quan trọng là chúng ta phải chờ đợi xem Trung Quốc phản ứng thế nào. Một mực xâm phạm chủ quyền nước ta chắc chắn Trung Quốc đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước rồi, nên giờ đối phó với chúng đâu phải dễ dàng

    ReplyDelete
  6. Đối với âm mưu của Trung Quốc thì chúng ta cần phải có sự gắn kết cộng đồng và quyết tâm mới có thể khiến chúng từ bỏ biển Đông. Rõ ràng là chúng quá ngang ngược khi xâm phạm chủ quyền nước ta, giờ lại còn kêu mình oan ức khi bị tàu Việt Nam đánh đuổi

    ReplyDelete
  7. Chúng ta liệu có thể giải quyết được vấn đề biển Đông không trong khi Trung Quốc dường như không hề có ý định rút lui. Bọn chúng một khi đã tiến vào biển Đông là sẽ quyết không rời khỏi, đúng là âm mưu nham hiểm, bọn chúng chẳng khác nào những kẻ mặt dày chẳng hiểu lý lẽ gì hết

    ReplyDelete
  8. Trước một Trung Quốc vô cùng nham hiểm và thâm độc thế này thì các nước ASEAN phải có những biện pháp ngăn chặn kịp thời. Chúng ta không thể coi thường Trung Quốc cũng không được quá chủ quan, như thế thì sẽ rơi vào trạng thái bị động

    ReplyDelete
  9. Biển Đông đang diễn ra tình trạng vô cùng căng thẳng, lúc này Trung Quốc đã thực sự ra tay xâm phạm chủ quyền lãnh thổ nước ta bất chấp mọi thủ đoạn nhằm độc chiếm vùng biển này. Đây chính là lúc sự đoàn kết của khối ASEAN thể hiện được sức mạnh của mình

    ReplyDelete
  10. Tình hình biển Đông đang có những diễn biến vô cùng phức tạp không thể nào lường trước được, chúng ta đã dần nhận ra bộ mặt thật của Trung Quốc. Rõ ràng là chúng muốn nhúng tay vào khu vực biển Đông này rồi

    ReplyDelete
  11. Thỏa thuận thì mãi là thỏa thuận thôi, việc Trung Quốc xâm phạm biển Đông đúng là ngoài sức tưởng tượng. Chúng ta đang chờ đợi xem thời gian sắp tới hành động của chúng là gì, trước mắt thì chúng vẫn ngoan cố không chịu lùi bước

    ReplyDelete
  12. Trung Quốc thật là hiểm độc, mang tiếng là láng giềng thân thiết nhưng chẳng bao giờ chúng thật sự hợp tác hòa bình với chúng ta. Lúc nào chúng cũng muốn lợi cho riêng mình, chẳng bao giờ thấy chúng thật lòng với ai

    ReplyDelete

View My Stats