Sunday 4 May 2014

ĐỘNG LỰC NÀO THÚC ĐẨY CÁC VỤ TẤN CÔNG BẠO ĐỘNG Ở TÂN CƯƠNG ? (VOA)




VOA
02.05.2014

3 người thiệt mạng và 79 người bị thương trong tuần này sau khi xảy ra một vụ đánh bom gần nhà ga xe lửa chính ở Urumqi, thủ phủ vùng Tân Cương nhiều biến động của Trung Quốc.  Vụ tấn công xảy ra ngay sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hoàn tất một chuyến công du hiếm hoi tại tỉnh tự trị này, nơi sinh cư của người sắc tộc thiểu số Uighur. Trung Quốc tin vào những lời quy trách bạo động cho các phần tử cực đoan muốn tách Tân Cương ra khỏi Trung Quốc bằng các hành vi khủng bố. Nhưng nhóm tranh đấu cho quyền của người Uighur nói phân biệt đối xử và đàn áp tôn giao đang đẩy người Uighur đến chỗ có các hành vi cực đoan.

Thông tín viên VOA Rebecca Valli đã noí chuyện với ông Barry Sautman, một giáo sư nghiên cứu về các chính sách sắc tộc của Trung Quốc tại trường Ðại học Khoa học Kỹ thuật Hong Kong, và ghi lại phần Hỏi Ðáp sau đây:

VOA: Vì sao chúng ta lại thấy bạo động gia tăng ở Tân Cương và cả bên ngoài khu vực này?

Barry Sautman: “Trong quá trình 3 hay 4 năm gần đây, đã xảy ra hơn 100 vụ tấn công ở Tân Cương và điều đó có nghĩa là mấy chục người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.

Ðây dường như không phải là một điều nằm trong phản ứng đối với các diễn biến cụ thể xảy ra ở Tân Cương, mà đúng ra là một chiến dịch mang tính cách khá phối hợp, vấn đề là bởi vì sự thiếu minh bạch trong các hoạt động an ninh của chính phủ Trung Quốc, chúng ta không thực sự biết được ai là tác giả chiến dịch, chúng ta biết là chính phủ Trung Quốc luôn luôn gán nó cho Phong trào Ðộc lập Turkestan, nhưng đây là một khái niệm khá mơ hồ về một tập hợp các tổ chức với những lập trường khác nhau và có các mối quan hệ khác nhau trên trường quốc tế.

Nhưng có điều chắc chắn loạt tấn công liên tục này dường như phản ánh sự kiện rằng về mặt quốc tế có một số nhiều hơn các cuộc tấn công mà tác giả là những hóm Hồi giáo khác nhau, và những gì đang xảy ra ở Tân Cương là một phần trong chiều hướng tăng lên khắp thế giới. Người ta có thể thấy các mối liên hệ giữa những gì đã xảy ra ở Tân Cương và những gì đã xảy ra ở các nơi khác là tác phẩm Hồi giáo về mặt chiều hướng gia tăng bạo lực Hồi giáo này. Nó phản ánh sự tăng trưởng mà tôi cho là của các trào lưu hồi giáo Sunni cực đoan bên trong thế giới đạo Hồi.”

VOA: Tại Tân Cương, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp các giới chức chính phủ, học sinh và lực lượng an ninh. Ông đã so sánh các phần tử khủng bố với loài chuột, nhưng cũng nói về sự cần thiết phải có thêm sự hòa nhập giữa người Hán và người Uighur. Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình mang ý nghĩa gì và chính sách của giới lãnh đạo mới ở Tân Cương là gì?

Barry Sautman: Tôi nghĩ khía cạnh quan trọng nhất của chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Tân Cương là sự kiện chuyến đi đã diễn ra. Chẳng mấy khi các nhà lãnh đạo ở cấp cao nhất của Trung Quốc đi thăm Nam Cương, nghĩa là phần phía nam của Tân Cương, và lẽ dĩ nhiên đây cũng là nơi đa số các vụ lộn xộn thường xảy ra và là phần nghèo khó nhất của Tân Cương.

Ðối với tôi, một trong những lý do diễn ra chuyến đi này chính xác là để xác định bản chất cho hai thể loại hoạt động ngày càng tăng trong tương lai gần. Một dĩ nhiên là để tăng cường cuộc chiến chống khủng bố. Và đương nhiên qua việc đến Tân Cương gặp gỡ với những người trong guồng máy an ninh là một cách các cấp cao nhất trong chính phủ trung ương cam kết dành mọi nguồn lực cần thiết để bành trướng cuộc chiến chống khủng bố.

Nhưng mặt khác, có gọng kềm tìm cách tiến hành nhiều biện pháp hơn để phát triển Tân Cương, nhất là nam bộ Tân Cương, là khu vực tập trung tối đa người Uighur nghèo khó. Tôi nghĩ chuyến thăm của ông Tập Cận Bình cho thấy rằng sẽ có nhiều nguồn lực hơn được dành cho không những công cuộc phát triển nói chung, như thường thấy ở Tân Cương, mà thực ra một cách cụ thể là để nâng cao mức thu nhập của người Uighur nghèo khó và thu hẹp khoảng cách biệt hiện hữu giữa các nhóm sắc tộc ở Tân Cương, đặc biệt là giữa người Hán và người Uighur về phương diện tiêu chuẩn sinh hoạt, sự tiếp cận với các nguồn lực, vân vân.

VOA: Có những tin tức trong mấy ngày vừa qua về việc chính quyền địa phương ở Tân Cương yêu cầu cư dân thông tin về hàng xóm mang râu dài vì lý do họ có thể có liên hệ đến vụ tấn công gần đây nhất ở Urumqi. Hình thức báo cáo này có tác động ra sao ở Tân Cương?

Barry Sautman: Tôi nghĩ rằng việc tiến hành báo cao đại loại như thế là điều gần như không thể tránh khỏi khi có nỗ lực diệt trừ một nhóm người tham gia hoạt động bạo lực chống lại các nhà nước. Trong bối cảnh Tân Cương dĩ nhiên ho nghi rằng những người can dự vào khủng bố trước tiên là người Uighur, thứ hai là những người Uighur có khuynh hướng đặc biệt và khuynh hướng đó có thể ngả về đạo Hồi Wahhabi chẳng hạn hay có thể ngả về một hình thức nào khác mà họ coi là chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và vì thế họ muốn xác định những người có thể có chiều hướng đó.

Mang một bộ râu dài chẳng hạn có thể là một dấu hiệu muốn khẳng định với mẫu người đặc biệt thuần thành. Nhưng dĩ nhiên bất cứ khi nào có hình thức nhận dạng như thế này thì không thể tránh khỏi việc nhiều người tham gia vào bất cứ hoạt động bất hợp pháp nào sẽ bị theo dõi và điều này gây ra bất mãn. Thực vậy, đã có những nỗ lực về phía nhà nước Trung Quốc tìm cách buộc dân chúng không được ăn mặc theo một lối nào đó, hay tham gia vào một số hình thức hoạt động hợp pháp có liên quan đến sự thuần  thành tôn giáo, tỷ như nói với học sinh không nên nhịn đói trong tháng Ramadan hay công chức không nhịn đói, bảo họ không để râu. Phụ nữ không che mặt vân vân, toàn bộ khái niệm là tìm cách tách họ ra khỏi một khuôn thức sinh hoạt có liên quan đến sự thuần thành tôn giáo để có thể tách rời họ với các thành phần gọi là cực đoan tôn giáo.

Nhưng điều này nhiều khi lại có tác động ngược lại với ý định, nghĩa là dân chúng bất bình với hình thức trấn át này và trên thực tế có thể khiến họ lại đi theo con đường mà chính quyền không muốn họ đi theo.

VOA: Mới đây, chúng ta đã thấy các tin tức về việc người Uighur du hành một cách bất hợp pháp đến các nước ở Ðông nam châu Á. Phải chăng chúng ta đang chứng kiến một xu hướng mới trong cách thức người Uighur rời khỏi Trung Quốc, phải chăng đây là một cuộc di dân?

Barry Sautman: Có thể có một sự siết chặt an ninh giữa Tân Cương và Trung Á, đường biên giới đó thực ra đã khá mở rộng cho đến thời gian gần đây. Nhưng rõ ràng trong sự gia tăng con số các vụ việc xảy ra ở Tân Cương điều đó có nghĩa là cảnh sát biên phòng và những người khác đã cảnh giác hơn so với trước đây và vì thế việc rời khỏi Tân Cương có thể sẽ khó khăn hơn nếu không được phép so với trước đây chẳng hạn như vượt biên qua Kazakhstan.

Vậy đó có thể là một lý do vì sao mọi người ra đi đến Ðông nam châu Á thay vì ra đi theo cách trước đây. Có thể là nếu đến đông nam châu Á thì đấy có thể là cánh cổng đi tới những nơi khác không phải là những nơi đến thông thường cho những người gia nhập cộng đồng Uighur ở hải ngoại, họ có thể tìm đường đến Australia hay đến những nơi ở Nam Á, nhưng thực sự chúng ta không biết chắc được.




No comments:

Post a Comment

View My Stats