Lê Diễn
Ðức
Monday,
May 12, 2014 3:47:52 PM
Cục
Hải Sự của Trung Quốc thông báo giàn khoan Haiyang Shiyou 981 thuộc tổng công
ty dầu ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) sẽ tiến hành khảo sát từ ngày 4
tháng 5 đến 15 tháng 8 tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Ðây là lần đầu tiên Trung Quốc thực hiện khoan ở vùng biển Việt Nam và cũng là lần đầu tiên công khai sử dụng tàu quân sự hỗ trợ cho tàu hàng hải dân sự.
Không như những vụ cắt cáp tàu thăm dò dầu khí, rượt đuổi ngư dân, xua tàu cá vào khai thác tại vùng biển Việt Nam, lần này Trung Quốc đặt giàn khoan khổng lồ trong khu vực thuộc thềm lục địa của Việt Nam.
Các hãng thông tấn và báo chí nước ngoài đã liên tiếp đưa tin: “Staking Claims: Territorial Disputes, Malignant and Benign” (Bloomberg 8 tháng 5, 2014); “China blames Vietnam for sea collisions, but calls for talks” (Reuters 8 tháng 5, 2014); “China Offers It's Side of Story In Sea Dispute With Vietnam” (New York Times 8 tháng 5, 2014); “US slams China over Vietnamese vessels dispute in South China Sea” (Financial Times 8 tháng 5, 2014; “China's Vessels Ram Vietnamese Craft In South China Sea” (Forbes 7 tháng 5, 2014); “The South China Sea: Not the usual drill” (Economist 10 tháng 5, 2014), v.v...
Vào ngày 7 tháng 5, Ủy Ban Biên Giới Quốc Gia, Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Biển Việt Nam và Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam đã tổ chức họp báo quốc tế, cho biết, sáng ngày 3 tháng 5, tàu hải cảnh 044 của Trung Quốc đã đâm vào mạn phải tàu cảnh sát biển 4033 của Việt Nam với tốc độ rất cao. Tàu 4033 tránh nhưng vẫn bị đâm vào và bị vỡ toàn bộ cửa kính. Vị trí xảy ra vụ đâm tàu này cách giàn khoan của Trung Quốc 10 hải lý. Sáng ngày 4 tháng 5, tàu Trung Quốc số hiệu 4433 đâm vào tàu cảnh sát biển 2012 của Việt Nam. Tàu Việt Nam đã cố tránh nhưng vẫn bị đâm vào từ phía đuôi. Trung Quốc còn cho máy bay bay tầm thấp uy hiếp tàu Việt Nam, phun vòi rồng áp lực lớn, 6 kiểm ngư viên của Việt Nam bị thương do mảnh kính vỡ đâm vào.
Trung Quốc đã bác bỏ phản đối của Việt Nam, họ nói rằng chính tàu Việt Nam đã đâm vào tàu họ và ngang ngược đưa ra giới hạn vùng cấm các tàu thuyền nước ngoài xung quanh khu vực giàn khoan, được mở rộng từ 1 lên 3 hải lý.
Khi được hỏi liệu Việt Nam có dự định kiện Trung Quốc lên tòa án trọng tài quốc tế như Philippines đã làm hay không, ông Trần Duy Hải thuộc Ủy Ban Biên Giới cho biết: “Việt Nam kiên định sử dụng mọi biện pháp hòa bình, không loại trừ biện pháp nào.”
Thế nhưng lời nói không đi đôi với việc làm, sự phản đối không mang một chút thực chất nào. Trong buổi tối ngày 7 tháng 5, tin tức buổi 19 giờ của VTV mô tả sự tấn công của tàu Trung Quốc vào tàu Việt Nam đã bị cắt vào giờ cuối, xướng ngôn viên đang đọc dở dang phải ngừng và thay tin.
Nước sôi, lửa bỏng như thế, nhưng sáng ngày 8 tháng 5, khai mạc hội nghị 9 Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã không có bất kỳ lời nào về tình hình biển Ðông.
Há miệng mắc quai, Việt Nam rất khó có thể đưa ra trọng tài quốc tế, khi đã “lỡ” trong ván bài với anh Hai Trung Cộng.
Công hàm của Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng ký gửi cho thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 và sau đó cho đăng trên báo Nhân Dân ngày 22 tháng 9 năm 1958, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Trung Quốc về hải phận.
Theo quan điểm của Trung Quốc, công hàm của Phạm Văn Ðồng đương nhiên “công nhận” chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo trên biển Ðông, bởi vì trước đó ngày 6 tháng 9 báo Nhân Dân đã đăng chi tiết về tuyên bố lãnh hải của chính phủ Trung Quốc trong đó đường cơ sở để tính lãnh hải bao gồm bờ biển hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Ðông.
Chính vì thế, năm 1974, Trung Quốc cho quân xâm chiếm Hoàng Sa thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa. Hà Nội im lặng, và mặc nhiên Trung Quốc cai quản nó từ hơn 40 năm nay.
Ngày 24 tháng 7 năm 2012 Trung Quốc đặt tên đơn vị hành chính là thành phố Tam Sa, thuộc tỉnh Hải Nam, bao gồm: quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa), quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa), bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa) cùng vùng biển xung quanh.
Việt Nam chính thức phản đối việc đặt giàn khoan của Trung Quốc, nói rằng giàn khoan nằm trong khu đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam theo Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển, 120 hải lý tính từ bờ biển.
Trung Quốc thì cho rằng, vị trí mà họ đặt giàn khoan cách bãi ngầm, hay còn gọi là đảo Tri Tôn (tên tiếng Trung là Trung Kiến) “hoàn toàn nằm trong vùng biển của quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc.”
Những cú bắt tay tại hội nghị Thành Ðô năm 1990 đưa đến việc 300 ngàn hécta rừng đầu nguồn cho Trung Quốc thuê 50 năm, hơn 90% tổng thầu (EPC) các dự án quan trọng nhất của quốc gia lọt vào tay Trung Quốc, bao gồm cả bauxite trên vùng an ninh chiến lược... Những mối lợi ích, chia chác kinh tế đã cột chặt tập đoàn lãnh đạo Hà Nội với Trung Nam Hải, khiến họ làm ngơ trước an ninh, chủ quyền đất nước bị đe dọa nghiêm trọng trong cuộc xâm thực mềm nham hiểm.
Sự phản đối của nhà cầm quyền là chuyện đặng chẳng đừng, nhằm trấn an dư luận xã hội và mị dân, trong đó có cả việc “bật đèn xanh” cho việc biểu tình, mà thực chất là cho người đi phá rối, cản trở những người yêu nước.
Thân phận của Ðảng Cộng Sản Việt Nam ê chề, nhục nhã hơn lúc nào hết. Nó tựa hình ảnh thực của một ả điếm tham lam, muốn ăn ngon, mặc đẹp nên tự nguyện làm nô lệ tình dục cho Bắc Kinh. Gã Bắc Kinh cuồng vọng này lúc thì vuốt ve, lúc xé quần áo đè ra hãm hiếp, và ả điếm cam chịu chấp nhận.
Cách chơi nửa vời, láu cá đu dây để kiếm lợi, trí trá, đã làm tập đoàn cộng sản Ba Ðình thực sự cô đơn, không thể tìm được một người bạn chơi hết mình. Dù Bắc Kinh xuống giọng đề nghị đàm phán thì họ cũng sẽ đối thoại trên thế mạnh vì đã nắm trong tay những con tin kinh tế.
Tranh chấp Hoàng Sa cũng không hề được ghi trong DOC (tuyên bố ứng xử giữa Trung Quốc và các nước ASEAN). Cho nên tôi tin rằng, trong Hội Nghị Cấp Cao ASEAN lần thứ 24 tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar ngày 11 tháng 5, bài phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng về giàn khoan và đề nghị đưa vào tuyên bố chủ tịch của hội nghị cao cấp ASEAN, nếu có cũng chỉ là một ứng xử ngoại giao. Các nước Asean sẽ đứng ngoài khu vực tranh chấp này.
Mặc dù một số nghị sĩ Hoa Kỳ phê phán Trung Quốc khiêu khích Việt Nam, nhưng ông Daniel Russel, trợ lý chuyên trách về các vấn đề Ðông Á và Thái Bình Dương, thăm Việt Nam hôm 8 tháng 5 đã nói Hoa Kỳ “không có lập trường về phải trái trong đòi hỏi của bất kỳ nước nào trên Biển Nam Trung Hoa.”
Ông Russel cũng nói có vấn đề tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa, nhưng “không phải chỗ để Mỹ nói lập trường của ai mạnh hơn.”
Tuyên bố của ông Barack Obama trong chuyến thăm các nước Châu Á đã cho thấy Hoa Kỳ muốn tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc trong các yêu sách trên Biển Ðông.
Nhật báo Daily Mail của Anh nhận xét rằng chính phủ Hà Nội khó có khả năng xoay xở và “mặc dù nước này không còn bị cô lập như trước đây nhưng với tư cách là một trong những nước cộng sản ít ỏi còn lại trên thế giới thì Việt Nam không thể hy vọng nhiều vào sự giúp đỡ ngoại giao của các cường quốc.”
Cho nên, trong toàn bộ diễn biến và kịch bản biển Ðông dưới triều đại cộng sản cuối cùng người mất mát, thua thiệt là dân tộc Việt Nam.
Ðây là lần đầu tiên Trung Quốc thực hiện khoan ở vùng biển Việt Nam và cũng là lần đầu tiên công khai sử dụng tàu quân sự hỗ trợ cho tàu hàng hải dân sự.
Không như những vụ cắt cáp tàu thăm dò dầu khí, rượt đuổi ngư dân, xua tàu cá vào khai thác tại vùng biển Việt Nam, lần này Trung Quốc đặt giàn khoan khổng lồ trong khu vực thuộc thềm lục địa của Việt Nam.
Các hãng thông tấn và báo chí nước ngoài đã liên tiếp đưa tin: “Staking Claims: Territorial Disputes, Malignant and Benign” (Bloomberg 8 tháng 5, 2014); “China blames Vietnam for sea collisions, but calls for talks” (Reuters 8 tháng 5, 2014); “China Offers It's Side of Story In Sea Dispute With Vietnam” (New York Times 8 tháng 5, 2014); “US slams China over Vietnamese vessels dispute in South China Sea” (Financial Times 8 tháng 5, 2014; “China's Vessels Ram Vietnamese Craft In South China Sea” (Forbes 7 tháng 5, 2014); “The South China Sea: Not the usual drill” (Economist 10 tháng 5, 2014), v.v...
Vào ngày 7 tháng 5, Ủy Ban Biên Giới Quốc Gia, Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Biển Việt Nam và Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam đã tổ chức họp báo quốc tế, cho biết, sáng ngày 3 tháng 5, tàu hải cảnh 044 của Trung Quốc đã đâm vào mạn phải tàu cảnh sát biển 4033 của Việt Nam với tốc độ rất cao. Tàu 4033 tránh nhưng vẫn bị đâm vào và bị vỡ toàn bộ cửa kính. Vị trí xảy ra vụ đâm tàu này cách giàn khoan của Trung Quốc 10 hải lý. Sáng ngày 4 tháng 5, tàu Trung Quốc số hiệu 4433 đâm vào tàu cảnh sát biển 2012 của Việt Nam. Tàu Việt Nam đã cố tránh nhưng vẫn bị đâm vào từ phía đuôi. Trung Quốc còn cho máy bay bay tầm thấp uy hiếp tàu Việt Nam, phun vòi rồng áp lực lớn, 6 kiểm ngư viên của Việt Nam bị thương do mảnh kính vỡ đâm vào.
Trung Quốc đã bác bỏ phản đối của Việt Nam, họ nói rằng chính tàu Việt Nam đã đâm vào tàu họ và ngang ngược đưa ra giới hạn vùng cấm các tàu thuyền nước ngoài xung quanh khu vực giàn khoan, được mở rộng từ 1 lên 3 hải lý.
Khi được hỏi liệu Việt Nam có dự định kiện Trung Quốc lên tòa án trọng tài quốc tế như Philippines đã làm hay không, ông Trần Duy Hải thuộc Ủy Ban Biên Giới cho biết: “Việt Nam kiên định sử dụng mọi biện pháp hòa bình, không loại trừ biện pháp nào.”
Thế nhưng lời nói không đi đôi với việc làm, sự phản đối không mang một chút thực chất nào. Trong buổi tối ngày 7 tháng 5, tin tức buổi 19 giờ của VTV mô tả sự tấn công của tàu Trung Quốc vào tàu Việt Nam đã bị cắt vào giờ cuối, xướng ngôn viên đang đọc dở dang phải ngừng và thay tin.
Nước sôi, lửa bỏng như thế, nhưng sáng ngày 8 tháng 5, khai mạc hội nghị 9 Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã không có bất kỳ lời nào về tình hình biển Ðông.
Há miệng mắc quai, Việt Nam rất khó có thể đưa ra trọng tài quốc tế, khi đã “lỡ” trong ván bài với anh Hai Trung Cộng.
Công hàm của Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng ký gửi cho thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 và sau đó cho đăng trên báo Nhân Dân ngày 22 tháng 9 năm 1958, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Trung Quốc về hải phận.
Theo quan điểm của Trung Quốc, công hàm của Phạm Văn Ðồng đương nhiên “công nhận” chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo trên biển Ðông, bởi vì trước đó ngày 6 tháng 9 báo Nhân Dân đã đăng chi tiết về tuyên bố lãnh hải của chính phủ Trung Quốc trong đó đường cơ sở để tính lãnh hải bao gồm bờ biển hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Ðông.
Chính vì thế, năm 1974, Trung Quốc cho quân xâm chiếm Hoàng Sa thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa. Hà Nội im lặng, và mặc nhiên Trung Quốc cai quản nó từ hơn 40 năm nay.
Ngày 24 tháng 7 năm 2012 Trung Quốc đặt tên đơn vị hành chính là thành phố Tam Sa, thuộc tỉnh Hải Nam, bao gồm: quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa), quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa), bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa) cùng vùng biển xung quanh.
Việt Nam chính thức phản đối việc đặt giàn khoan của Trung Quốc, nói rằng giàn khoan nằm trong khu đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam theo Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển, 120 hải lý tính từ bờ biển.
Trung Quốc thì cho rằng, vị trí mà họ đặt giàn khoan cách bãi ngầm, hay còn gọi là đảo Tri Tôn (tên tiếng Trung là Trung Kiến) “hoàn toàn nằm trong vùng biển của quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc.”
Những cú bắt tay tại hội nghị Thành Ðô năm 1990 đưa đến việc 300 ngàn hécta rừng đầu nguồn cho Trung Quốc thuê 50 năm, hơn 90% tổng thầu (EPC) các dự án quan trọng nhất của quốc gia lọt vào tay Trung Quốc, bao gồm cả bauxite trên vùng an ninh chiến lược... Những mối lợi ích, chia chác kinh tế đã cột chặt tập đoàn lãnh đạo Hà Nội với Trung Nam Hải, khiến họ làm ngơ trước an ninh, chủ quyền đất nước bị đe dọa nghiêm trọng trong cuộc xâm thực mềm nham hiểm.
Sự phản đối của nhà cầm quyền là chuyện đặng chẳng đừng, nhằm trấn an dư luận xã hội và mị dân, trong đó có cả việc “bật đèn xanh” cho việc biểu tình, mà thực chất là cho người đi phá rối, cản trở những người yêu nước.
Thân phận của Ðảng Cộng Sản Việt Nam ê chề, nhục nhã hơn lúc nào hết. Nó tựa hình ảnh thực của một ả điếm tham lam, muốn ăn ngon, mặc đẹp nên tự nguyện làm nô lệ tình dục cho Bắc Kinh. Gã Bắc Kinh cuồng vọng này lúc thì vuốt ve, lúc xé quần áo đè ra hãm hiếp, và ả điếm cam chịu chấp nhận.
Cách chơi nửa vời, láu cá đu dây để kiếm lợi, trí trá, đã làm tập đoàn cộng sản Ba Ðình thực sự cô đơn, không thể tìm được một người bạn chơi hết mình. Dù Bắc Kinh xuống giọng đề nghị đàm phán thì họ cũng sẽ đối thoại trên thế mạnh vì đã nắm trong tay những con tin kinh tế.
Tranh chấp Hoàng Sa cũng không hề được ghi trong DOC (tuyên bố ứng xử giữa Trung Quốc và các nước ASEAN). Cho nên tôi tin rằng, trong Hội Nghị Cấp Cao ASEAN lần thứ 24 tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar ngày 11 tháng 5, bài phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng về giàn khoan và đề nghị đưa vào tuyên bố chủ tịch của hội nghị cao cấp ASEAN, nếu có cũng chỉ là một ứng xử ngoại giao. Các nước Asean sẽ đứng ngoài khu vực tranh chấp này.
Mặc dù một số nghị sĩ Hoa Kỳ phê phán Trung Quốc khiêu khích Việt Nam, nhưng ông Daniel Russel, trợ lý chuyên trách về các vấn đề Ðông Á và Thái Bình Dương, thăm Việt Nam hôm 8 tháng 5 đã nói Hoa Kỳ “không có lập trường về phải trái trong đòi hỏi của bất kỳ nước nào trên Biển Nam Trung Hoa.”
Ông Russel cũng nói có vấn đề tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa, nhưng “không phải chỗ để Mỹ nói lập trường của ai mạnh hơn.”
Tuyên bố của ông Barack Obama trong chuyến thăm các nước Châu Á đã cho thấy Hoa Kỳ muốn tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc trong các yêu sách trên Biển Ðông.
Nhật báo Daily Mail của Anh nhận xét rằng chính phủ Hà Nội khó có khả năng xoay xở và “mặc dù nước này không còn bị cô lập như trước đây nhưng với tư cách là một trong những nước cộng sản ít ỏi còn lại trên thế giới thì Việt Nam không thể hy vọng nhiều vào sự giúp đỡ ngoại giao của các cường quốc.”
Cho nên, trong toàn bộ diễn biến và kịch bản biển Ðông dưới triều đại cộng sản cuối cùng người mất mát, thua thiệt là dân tộc Việt Nam.
No comments:
Post a Comment