Lê Phan
Saturday,
May 10, 2014 2:18:26 PM
Hoa
Kỳ đã nhảy vào vụ bùng nổ mới nhất giữa Trung Quốc và các quốc gia khác ở Biển
Ðông trong việc giành chủ quyền trên một phần hay toàn thể vùng biển vốn là
biển nhà của Việt Nam, Philippines, Malaysia và cũng là một hải lộ quan trọng
nối liền vùng Trung Ðông đầy dầu khí qua ngả Ấn Ðộ Dương vào Thái Bình Dương.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Jennifer Psaki đã gọi việc Bắc Kinh mang một giàn khoan khổng lồ đến đậu ở sân ngoài của Việt Nam là một hành động “khiêu khích và không giúp ích gì cho việc duy trì hòa bình và ổn định trong vùng.” Bà Psaki nói, “Hành động đơn phương này có vẻ là một phần của một chiều hướng hành sử rộng hơn của người Trung Quốc để thúc đẩy dành chủ quyển trên những vùng lãnh thổ tranh chấp theo một cung cách đã làm hại đến hòa bình và ổn định trong vùng.”
Hà Nội đã đòi hỏi là giàn khoan này, một kiến trúc mới xây dựng tốn đến 1 tỷ đô la, phải được rút ra khỏi vùng biển vốn nằm chỉ cách đảo Lý Sơn của Việt Nam có 120 hải lý, tức là trong vùng đặc quyền khai thác kinh tế được công nhận theo Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển. Trung Quốc ngược lại khuyến cáo Việt Nam đừng sách nhiễu giàn khoan, vốn được gọi là Hải dương 981, và tuyên bố một vùng cấm xâm nhập đến ba dặm quanh giàn khoan này, một vùng mà các chuyên gia đều nói là lớn hơn bình thường.
Trung Quốc khẳng định là giàn khoan này hoạt động trong vùng biển của họ. Có vẻ như là họ muốn nói đến việc giành đặc quyền khai thác kinh tế dựa trên một khu quần đảo mà họ kiểm soát sẽ cho họ quyền này theo Luật Biển Quốc Tế. Chuỗi đảo mà Bắc Kinh gọi là Tây Sa, Việt Nam gọi là Hoàng Sa, và tên tiếng Anh do các thủy thủ Anh quốc đặt tên gọi là Paracels. Quần đảo này đã vào tay Trung Quốc từ năm 1974 khi họ đã nhân Việt Nam Cộng Hòa thế cô lực yếu, bị đồng minh Hoa Kỳ bỏ rơi, đánh chiếm. Việt Nam, kể cả chính quyền Hà Nội, tuy vậy vẫn khẳng định chủ quyền trên quần đảo này.
Nhưng như thường lệ, nền tảng cho việc giành chủ quyền của Bắc Kinh rất mơ hồ. Nếu tính từ đảo Phú Lâm, hòn đảo duy nhất có cư dân thường xuyên tuy rằng thực ra đa số là quân sĩ, là hòn đảo duy nhất mà theo Luật Biển có thể từ đó đặt đường cơ sở (Base line) để ấn định hải phận và vùng đặc quyền kinh tế, thì quá xa. Hòn đảo gần nhất, đảo mà tên tiếng Anh là Triton Island và Việt Nam gọi là đảo Tri Tôn, thì là một hòn đảo có cây cối, có bãi cát thật đẹp nhưng không có người ở do đó không thể được sử dụng để làm đường cơ sở. Bắc kinh cũng đã đưa ra những tấm bản đồ với một vùng rộng lớn hình chữ U bao gồm hầu hết biển Ðông, nằm trọn trong cái vốn thường được gọi là “đường chín đoạn,” mà họ nói cho họ quyền lịch sử đối với mọi vùng đất và có lẽ vùng biển trong đó. Khẳng định này không có một căn bản nào trong luật pháp quốc tế và Trung Quốc chưa hề minh bạch cho rõ là họ muốn nói gì.
Chính sự bất định này đã tạo căng thẳng trong nhiều khu vực của vùng biển nơi mà Philippines, Malaysia, Brunei và Ðài Loan cũng giành chủ quyền. Những tranh chấp gay gắt nhất của Trung Quốc thường là với Philippines và Việt Nam. Nhưng gần đây, như Blogger Banyan của The Economist nhận xét, tranh chấp với Việt Nam có vẻ đã lắng đọng, trong khi Bắc Kinh tập trung vào “bắt nạt Philippines.”
Lần đối đầu mới này nghiêm trọng hơn bình thường vì một số lý do.
Thứ nhất, tuy thường xuyên có tranh chấp quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa về các hoạt động đánh cá và tàu thăm dò dầu khí, đây được biết là lần đầu tiên Trung Quốc thực sự mang một giàn khoan vào để đào thăm dò dầu thô trong vùng biển mà Việt Nam nói là của mình.
Thứ nữa, tin tức cho biết Trung Quốc đã gửi đến 40 con tàu, kể cả một số chiến hạm của hải quân, để bảo vệ giàn khoan này.
Thứ ba, Việt Nam sẽ thấy rất khó mà không có một phản ứng theo một cách nào đó cho điều mà họ coi như là một sự lấn chiếm lãnh hải bất hợp pháp và trắng trợn. Dư luận quần chúng ở Việt Nam vốn rất bén nhạy trước những hành vi có tính khinh thị của Bắc Kinh, cũng như là với sự việc là chính quyền đã không làm đủ để đối đầu với kẻ thù truyền kiếp của dân tộc.
Sau cùng, cuộc bùng nổ này xảy ra ngay sau khi Tổng Thống Barack Obama công du bốn quốc gia Ðông Á. Chuyến công du đó, mà một mục đích chính là để trấn an cho các bạn bè của Hoa Kỳ trong vùng về sự nghiêm chỉnh của quyết tâm theo đuổi chiến thuật “chuyển hướng” sang Á Châu.
Ông Obama đã trấn an Nhật Bản là những hòn đảo mà họ đang tranh chấp với Trung Quốc được bảo vệ trong bảo đảm an ninh mà Hoa Kỳ đã hứa cung cấp theo hiệp ước phòng thủ hỗ tương. Và chuyến công du của ông cũng được đánh dấu bởi việc tăng cường liên hệ an ninh với Philippines, một đồng minh có hiệp ước phòng thủ hỗ tương nữa. Tuy nhiên cũng phải thêm là ở Philippines không thấy ông Obama đưa ra quyết tâm rõ rệt về cuộc tranh chấp ở biển Ðông.
Việt Nam tuy vậy không phải là đồng minh của Hoa Kỳ, tuy rằng liên hệ trong những năm gần đây đã nồng thắm hơn nhiều, đặc biệt là Việt Nam ngày càng lo ngại về sự gia tăng sức mạnh của Bắc Kinh. Và nếu Hoa Kỳ tỏ ra bất lực trước sự “khiêu khích” này của Trung Quốc, thì nó sẽ làm tiêu tan hết những tiến bộ mà ông Obama đã đạt được trong việc trấn an đồng minh và thân hữu trong vùng.
Trong một bài kiểu hỏi đáp, Thông Tấn Xã AP đã đặt câu hỏi là Việt Nam có được những lựa chọn nào?
Và họ đã trả lời, “Việt Nam đã tăng cường đáng kể công chi cho quân đội trong những năm gần đây, nhưng Việt Nam hoàn toàn bị Bắc Kinh qua mặt về quân sự. Trong khi đã chứng tỏ sẵn sàng chiến đấu chống lại Trung Quốc trong quá khứ, cái giá về kinh tế hiện nay cao hơn nhiều và chính quyền Hà Nội cũng không được lợi bao nhiêu nếu khởi sự một cuộc chiến. Hà Nội sẽ cố kêu gọi ủng hộ quốc tế chống lại Trung Quốc như là một kẻ gây hấn xâm lược, một cáo buộc vốn được sự hưởng ứng trong vùng và từ Hoa Kỳ. Nhưng Hà Nội không có một liên minh vững chãi với Hoa Kỳ mà những quốc gia như Nhật Bản và Philippines đã có khi họ đối đầu với Trung Quốc. Hà Nội nay có thể tham gia cùng Manila để theo đuổi một thách thức pháp lý đối với việc dành chủ quyền của Trung Quốc tại một tòa án quốc tế, nhưng không rõ là triển vọng của một vụ kiện tụng như vậy có đủ để thuyết phục Trung Quốc rút lui giàn khoan hay không?” Hà Nội cũng có thể nhân cơ hội này siết chặt thêm liên hệ với Philippines và Nhật Bản, hai quốc gia cũng đang bị “bắt nạt.”
Còn riêng về Trung Quốc thì cuối cùng họ muốn gì? Mục tiêu tối hậu của Trung Quốc, theo AP là để thay thế Hoa Kỳ làm cường quốc chế ngự vùng về quân sự và lôi cuốn các nước láng giềng đi sâu hơn vào quỹ đạo kinh tế và văn hóa của họ. Những biện pháp mạnh để khẳng định những điều họ nói là chủ quyền của họ sẽ giúp xây dựng cái thế để bắt nạt láng giềng. Và trong khuôn khổ đó, có vẻ như là không có bao nhiêu triển vọng Bắc Kinh sẽ rút lui trước những than phiền, chứ đừng nói đến việc nhượng bộ về các vấn đề lãnh thổ.
Nhưng một số chiến lược gia đã chỉ ra là sự tung móng vuốt của con rồng Trung Quốc có thể quá sớm.
Hiện nay Bắc Kinh chưa đủ khả năng quân sự để đối đầu với Nhật Bản chứ đừng nói Hoa Kỳ. Ngay cả Việt Nam, như tờ Wall Street Journal nhận xét, “Không như Philippines, Việt nam có một lực lượng quân sự mạnh mẽ. Việt Nam còn có nhiều kinh nghiệm chiến trường hơn là Trung Quốc và đã chứng tỏ khả năng chống cự với những cường quốc mạnh hơn mình nhiều.”
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Jennifer Psaki đã gọi việc Bắc Kinh mang một giàn khoan khổng lồ đến đậu ở sân ngoài của Việt Nam là một hành động “khiêu khích và không giúp ích gì cho việc duy trì hòa bình và ổn định trong vùng.” Bà Psaki nói, “Hành động đơn phương này có vẻ là một phần của một chiều hướng hành sử rộng hơn của người Trung Quốc để thúc đẩy dành chủ quyển trên những vùng lãnh thổ tranh chấp theo một cung cách đã làm hại đến hòa bình và ổn định trong vùng.”
Hà Nội đã đòi hỏi là giàn khoan này, một kiến trúc mới xây dựng tốn đến 1 tỷ đô la, phải được rút ra khỏi vùng biển vốn nằm chỉ cách đảo Lý Sơn của Việt Nam có 120 hải lý, tức là trong vùng đặc quyền khai thác kinh tế được công nhận theo Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển. Trung Quốc ngược lại khuyến cáo Việt Nam đừng sách nhiễu giàn khoan, vốn được gọi là Hải dương 981, và tuyên bố một vùng cấm xâm nhập đến ba dặm quanh giàn khoan này, một vùng mà các chuyên gia đều nói là lớn hơn bình thường.
Trung Quốc khẳng định là giàn khoan này hoạt động trong vùng biển của họ. Có vẻ như là họ muốn nói đến việc giành đặc quyền khai thác kinh tế dựa trên một khu quần đảo mà họ kiểm soát sẽ cho họ quyền này theo Luật Biển Quốc Tế. Chuỗi đảo mà Bắc Kinh gọi là Tây Sa, Việt Nam gọi là Hoàng Sa, và tên tiếng Anh do các thủy thủ Anh quốc đặt tên gọi là Paracels. Quần đảo này đã vào tay Trung Quốc từ năm 1974 khi họ đã nhân Việt Nam Cộng Hòa thế cô lực yếu, bị đồng minh Hoa Kỳ bỏ rơi, đánh chiếm. Việt Nam, kể cả chính quyền Hà Nội, tuy vậy vẫn khẳng định chủ quyền trên quần đảo này.
Nhưng như thường lệ, nền tảng cho việc giành chủ quyền của Bắc Kinh rất mơ hồ. Nếu tính từ đảo Phú Lâm, hòn đảo duy nhất có cư dân thường xuyên tuy rằng thực ra đa số là quân sĩ, là hòn đảo duy nhất mà theo Luật Biển có thể từ đó đặt đường cơ sở (Base line) để ấn định hải phận và vùng đặc quyền kinh tế, thì quá xa. Hòn đảo gần nhất, đảo mà tên tiếng Anh là Triton Island và Việt Nam gọi là đảo Tri Tôn, thì là một hòn đảo có cây cối, có bãi cát thật đẹp nhưng không có người ở do đó không thể được sử dụng để làm đường cơ sở. Bắc kinh cũng đã đưa ra những tấm bản đồ với một vùng rộng lớn hình chữ U bao gồm hầu hết biển Ðông, nằm trọn trong cái vốn thường được gọi là “đường chín đoạn,” mà họ nói cho họ quyền lịch sử đối với mọi vùng đất và có lẽ vùng biển trong đó. Khẳng định này không có một căn bản nào trong luật pháp quốc tế và Trung Quốc chưa hề minh bạch cho rõ là họ muốn nói gì.
Chính sự bất định này đã tạo căng thẳng trong nhiều khu vực của vùng biển nơi mà Philippines, Malaysia, Brunei và Ðài Loan cũng giành chủ quyền. Những tranh chấp gay gắt nhất của Trung Quốc thường là với Philippines và Việt Nam. Nhưng gần đây, như Blogger Banyan của The Economist nhận xét, tranh chấp với Việt Nam có vẻ đã lắng đọng, trong khi Bắc Kinh tập trung vào “bắt nạt Philippines.”
Lần đối đầu mới này nghiêm trọng hơn bình thường vì một số lý do.
Thứ nhất, tuy thường xuyên có tranh chấp quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa về các hoạt động đánh cá và tàu thăm dò dầu khí, đây được biết là lần đầu tiên Trung Quốc thực sự mang một giàn khoan vào để đào thăm dò dầu thô trong vùng biển mà Việt Nam nói là của mình.
Thứ nữa, tin tức cho biết Trung Quốc đã gửi đến 40 con tàu, kể cả một số chiến hạm của hải quân, để bảo vệ giàn khoan này.
Thứ ba, Việt Nam sẽ thấy rất khó mà không có một phản ứng theo một cách nào đó cho điều mà họ coi như là một sự lấn chiếm lãnh hải bất hợp pháp và trắng trợn. Dư luận quần chúng ở Việt Nam vốn rất bén nhạy trước những hành vi có tính khinh thị của Bắc Kinh, cũng như là với sự việc là chính quyền đã không làm đủ để đối đầu với kẻ thù truyền kiếp của dân tộc.
Sau cùng, cuộc bùng nổ này xảy ra ngay sau khi Tổng Thống Barack Obama công du bốn quốc gia Ðông Á. Chuyến công du đó, mà một mục đích chính là để trấn an cho các bạn bè của Hoa Kỳ trong vùng về sự nghiêm chỉnh của quyết tâm theo đuổi chiến thuật “chuyển hướng” sang Á Châu.
Ông Obama đã trấn an Nhật Bản là những hòn đảo mà họ đang tranh chấp với Trung Quốc được bảo vệ trong bảo đảm an ninh mà Hoa Kỳ đã hứa cung cấp theo hiệp ước phòng thủ hỗ tương. Và chuyến công du của ông cũng được đánh dấu bởi việc tăng cường liên hệ an ninh với Philippines, một đồng minh có hiệp ước phòng thủ hỗ tương nữa. Tuy nhiên cũng phải thêm là ở Philippines không thấy ông Obama đưa ra quyết tâm rõ rệt về cuộc tranh chấp ở biển Ðông.
Việt Nam tuy vậy không phải là đồng minh của Hoa Kỳ, tuy rằng liên hệ trong những năm gần đây đã nồng thắm hơn nhiều, đặc biệt là Việt Nam ngày càng lo ngại về sự gia tăng sức mạnh của Bắc Kinh. Và nếu Hoa Kỳ tỏ ra bất lực trước sự “khiêu khích” này của Trung Quốc, thì nó sẽ làm tiêu tan hết những tiến bộ mà ông Obama đã đạt được trong việc trấn an đồng minh và thân hữu trong vùng.
Trong một bài kiểu hỏi đáp, Thông Tấn Xã AP đã đặt câu hỏi là Việt Nam có được những lựa chọn nào?
Và họ đã trả lời, “Việt Nam đã tăng cường đáng kể công chi cho quân đội trong những năm gần đây, nhưng Việt Nam hoàn toàn bị Bắc Kinh qua mặt về quân sự. Trong khi đã chứng tỏ sẵn sàng chiến đấu chống lại Trung Quốc trong quá khứ, cái giá về kinh tế hiện nay cao hơn nhiều và chính quyền Hà Nội cũng không được lợi bao nhiêu nếu khởi sự một cuộc chiến. Hà Nội sẽ cố kêu gọi ủng hộ quốc tế chống lại Trung Quốc như là một kẻ gây hấn xâm lược, một cáo buộc vốn được sự hưởng ứng trong vùng và từ Hoa Kỳ. Nhưng Hà Nội không có một liên minh vững chãi với Hoa Kỳ mà những quốc gia như Nhật Bản và Philippines đã có khi họ đối đầu với Trung Quốc. Hà Nội nay có thể tham gia cùng Manila để theo đuổi một thách thức pháp lý đối với việc dành chủ quyền của Trung Quốc tại một tòa án quốc tế, nhưng không rõ là triển vọng của một vụ kiện tụng như vậy có đủ để thuyết phục Trung Quốc rút lui giàn khoan hay không?” Hà Nội cũng có thể nhân cơ hội này siết chặt thêm liên hệ với Philippines và Nhật Bản, hai quốc gia cũng đang bị “bắt nạt.”
Còn riêng về Trung Quốc thì cuối cùng họ muốn gì? Mục tiêu tối hậu của Trung Quốc, theo AP là để thay thế Hoa Kỳ làm cường quốc chế ngự vùng về quân sự và lôi cuốn các nước láng giềng đi sâu hơn vào quỹ đạo kinh tế và văn hóa của họ. Những biện pháp mạnh để khẳng định những điều họ nói là chủ quyền của họ sẽ giúp xây dựng cái thế để bắt nạt láng giềng. Và trong khuôn khổ đó, có vẻ như là không có bao nhiêu triển vọng Bắc Kinh sẽ rút lui trước những than phiền, chứ đừng nói đến việc nhượng bộ về các vấn đề lãnh thổ.
Nhưng một số chiến lược gia đã chỉ ra là sự tung móng vuốt của con rồng Trung Quốc có thể quá sớm.
Hiện nay Bắc Kinh chưa đủ khả năng quân sự để đối đầu với Nhật Bản chứ đừng nói Hoa Kỳ. Ngay cả Việt Nam, như tờ Wall Street Journal nhận xét, “Không như Philippines, Việt nam có một lực lượng quân sự mạnh mẽ. Việt Nam còn có nhiều kinh nghiệm chiến trường hơn là Trung Quốc và đã chứng tỏ khả năng chống cự với những cường quốc mạnh hơn mình nhiều.”
No comments:
Post a Comment