Cánh Cò,
viết từ Việt Nam
2014-05-13
2014-05-13
Trong
danh sách quốc doanh vừa được bổ xung thêm một loại nữa: biểu tình quốc doanh.
Có người bảo, quốc doanh thì quốc doanh, miễn có lợi
cho quốc gia dân tộc tố cáo dã tâm xâm lăng của Trung Quốc ra trước thế giới là
được rồi.
Trước khi cuộc biểu tình nổ ra mình cũng nghĩ vậy
nhưng tới sáng Chúa Nhật 11 tháng 5 thì mới vỡ lẽ ra, đã quốc doanh thì làm gì
cũng thất bại, kể cả việc dễ nhất là biểu tình chống Trung Quốc.
7 giờ 30 lượn xe một vòng qua các khu vực được thông
báo là sẽ tập trung biểu tình mà chỗ đẹp nhất, được du khách ngoại quốc chú ý
nhất là Nhà hát lớn thành phố. Dựng xe chỉ thấy vài người tập thể dục chạy bộ
ngang, vài người bán hàng rong cũng như các anh CSGT vẫn đứng ngay góc đường
như mọi khi. Không có gì hứa hẹn một đám đông sẽ tập trung nơi đây. Trên cao dưới
cái vòm của Nhà hát thành phố một tấm băng rôn có hàng chữ "Chương trình
biểu diễn nghệ thuật cuối tuần" như đe dọa bất cứ sự tập trung nào.
Một người quen chạy ngang cho biết mấy anh trong
nhóm 54 đang tới, một số uống cà phê phía sau nhà hát. Mình yên tâm, tò mò tiến
gần bậc thểm nhà hát, trên đó một dàn nhạc đã đễ sẵn. Hỡi ơi, lại nhảy đầm hay
sao nữa đây? Lo lắng thêm chút thất vọng, được biết chính xác ngày hôm qua
thành phố đã cho phép rồi mà, không lẽ vừa cho vừa chặn?
Không một tiếng đả đảo TQ. Không một từ ngữ mạnh mẽ
nào được thốt ra. Đã vậy lâu lâu kèm theo khẩu hiệu mà cả nước đã nghe đến mòn
tai ca tụng HCM, ca tụng đảng, ca tụng hòa bình do những cái loa đảng mang ra
trình diễn và thanh niên ngồi đứng chung quanh xúm xít hô theo
Hơn 8 giờ một nhóm thanh niên xếp hàng kéo tới vừa
đi vừa cười nói ồn ào. Rồi những biểu ngữ màu xanh da trời hoành tràng được
căng ra. Các vị trong nhóm kêu gọi biểu tình lần lượt có mặt. Micro mở lên, ông
Huỷnh Tấn Mẫm chưa kịp nói đã nghe tiếng nhạc ầm ầm. Ông Mẫn bị chiếm micro
phải dùng loa cầm tay phát biểu. Sau một hồi giằng co ban nhạc rút lui nhường
đất lại cho người khác phát biểu.
Đại diện thành đoàn, quan chức chính phủ đua nhau
lên nói, có cả nhà sư cũng thừa lệnh leo lên tụng được mấy lời. Ông này nói chưa
xong ông khác tiếp lên như một buổi ca nhạc ngoài trời. Nhưng thay vì nhạc,
những bài phát biểu dài lê thê vô vị và rất quốc doanh, nghĩa là có thể tìm
thấy trong bất cứ một đại hội, hội nghị, hay buổi họp phường, tổ dân phố nào.
Không một tiếng đả đảo Trung Quốc. Không một từ ngữ
mạnh mẽ nào được thốt ra. Đã vậy lâu lâu kèm theo khẩu hiệu mà cả nước đã nghe
đến mòn tai ca tụng Hồ Chí Minh, ca tụng đảng, ca tụng hòa bình do những cái
loa đảng mang ra trình diễn và thanh niên ngồi đứng chung quanh xúm xít hô
theo. Như những cái máy, những thiếu nữ trẻ trung cầm biểu ngữ ca tụng Bác cuời
vô tư còn tạo dáng cho người khác chụp ảnh khiến mình lạnh người mặc dù trời
Sài Gòn rất nóng.
Rồi cả một tập thể ấy nghiêng ngã đưa cao tay theo
bài hát. Hết ca tụng bác Hồ tới ca tụng súc vật. Khi lời hát một con vịt xòe ra
hai cái cánh…thì nhiều người chịu không nỗi phải bỏ đi kiếm đường sang nhà Văn
hóa Thanh niên. Mùi xú uế của cái tập thể thanh niên làm theo lời bác ấy quyện
vào tâm trí như một vết nhơ của thành phố này
Rồi họ hát.
Một tập thể quốc doanh đi biểu tình chống Trung Quốc
được một khuôn mặt trẻ trong giới showbiz là Bình Minh đứng chính giữa choàng
lá cờ đỏ trên người dẫn nhịp để hát. Họ hát gì? Như có bác Hồ trong ngày vui
đại thắng. Ôi vui gì, thắng gì với ai nữa mà cất lên tiếng hát nghe đầy phản
trắc như vậy? Phản phúc với những chiến sĩ cảnh sát biển đang bị chúng vây hãm
hành hạ bằng súng nước ngoài kia. Vui gì khi số phận của dân tộc như chỉ mành
treo chuông. Vui gì khi cả nước sùng sục nỗi nhục nhã vì thân phận nhược tiểu.
Rồi cả một tập thể ấy nghiêng ngã đưa cao tay theo
bài hát. Hết ca tụng bác Hồ tới ca tụng súc vật. Khi lời hát một con vịt xòe ra
hai cái cánh… thì nhiều người chịu không nỗi phải bỏ đi kiếm đường sang nhà Văn
hóa Thanh niên. Mùi xú uế của cái tập thể thanh niên làm theo lời bác ấy quyện
vào tâm trí như một vết nhơ của thành phố này, nơi Bác từng ra đi tìm đường cứu
nước. Ngày nay Bác không còn nữa để tiếp tục cứu nước lần thứ hai cho chúng
nhưng đám hậu duệ vẫn không để yên, kéo bác cùng với mấy con vịt ra hù dọa bọn
xâm lược.
Tới nhà Văn hóa Thanh niên hòa theo đoàn biểu tình
thì đến phiên các biểu ngữ quốc doanh làm cho nhiều người chóng mặt, buồn nôn.
Nào là Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm rồi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ
đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta, hay Đoàn kết dân tộc là sức mạnh
Việt Nam rồi Sinh viên Việt Nam yêu chuộng hòa bình, sinh viên Việt Nam đề nghị
TQ rút giàn khoan….
Các biểu ngữ quốc doanh làm cho nhiều người chóng
mặt, buồn nôn. Nào là Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm rồi Chủ tịch
HCM vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta, hay Đoàn kết dân tộc là sức
mạnh VN rồi Sinh viên VN yêu chuộng hòa bình, sinh viên VN đề nghị TQ rút giàn
khoan….
Những thanh niên cầm các biểu ngữ ấy tỏ ra rất phấn
khích vì hình như đây là một cuộc vui hiếm gặp trong đời họ. Họ phấn khích là
phải vì chung quanh là những người thua họ xa về thể lực lẫn hình dáng. Trong
khi họ trẻ trung yêu đời là vậy thì những thanh niên nam nữ ngoài quốc doanh
trạc tuổi với họ lại rắn rỏi và sương gió, mặt đầy vết nhăn. Trên tay những
người ngoài quốc doanh ấy là những tấm bảng nhỏ bé, những tờ giấy in, những tấm
vải vội vàng viết lên những giòng chữ chống Trung Quốc xem không hoành tráng
chút nào so với những gì mà tuổi trẻ đại diện thành đoàn cầm trên tay.
Tôi chia sẻ sự sảng khoái và tự hào của họ vì tôi
biết họ không có chỗ để ưỡn ngực trước đám đông bằng chỗ này, nơi mà người ta
nói rằng cả thế giới sẽ nhìn vào để thấy sự hào hùng của thanh niên thế hệ Hồ
Chí Minh. Họ không ưỡn ngực mới là chuyện lạ.
Tuy nhiên hình như họ nhầm chỗ. Chỗ của những thanh
niên này là vũ trường, là các chương trình do Bình Minh làm MC. Chỗ của họ là
các cuộc vui thâu đêm suốt sáng. Mang họ tới đây giống như mang tiền các tập
đoàn quốc doanh đầu tư không đúng chỗ. Họ là nợ xấu sau cuộc biểu tình này. Nợ
xấu của cả một thế hệ mà nhiều chục năm sau chưa chắc gì trả nỗi.
Khi những giòng chữ này sắp kết thúc, một video mới
nhất chiếu cảnh biểu tình trước Đại sứ quán Hà nội có cảnh dãy thanh niên mặc
đồng phục xanh đứng sau barrier bảo vệ tòa Đại sứ Trung Quốc bị người biểu tình
sỉ vả. Trong hàng thanh niên ấy hình ảnh một cô bé lấy tay che mặt đã làm mình
muốn khóc. Cố gái ấy xấu hỗ che mặt trước đám đông vì ý thức việc làm của cô là
sai trái. Tôi biết phía sau hai bàn tay ấy là những giọt nước mắt và chúng sẽ
là một kỷ niệm buồn lẫn tủi hỗ kéo dài trong đời cô sau này.
Chưa kịp buồn lâu thì tới một chuyện xấu hỗ khác.
Báo New York Times đăng bài viết của Keith Bradsher dẫn lời một viên chức của
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thuật lại rằng ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đề
nghị sang Bắc Kinh gặp Chủ tịch Tập Cận Bình nhưng đề nghị này đã bị từ chối.
Một ý nghĩ an ủi cho tôi: may ra giờ này ông Trọng
tuy đang ngồi trong phòng riêng nhưng vẫn lấy tay che mặt như cô gái tại Hà
Nội. Nghĩ tới đó thay vì cười thì tôi lại thở dài, rất dài…
No comments:
Post a Comment