Hà Tường
Cát/Người Việt (tổng hợp)
Tuesday, May 20, 2014 5:52:07 PM
Hợp
đồng mua bán khí đốt, trọng tâm chuyến thăm chính thức Trung Quốc 2 ngày của
Tổng Thống Nga Vladimir Putin, chưa được ký kết hôm Thứ Ba, tuy nhiên vẫn còn
hy vọng đạt được ngày Thứ Tư.
Chủ Tịch Tập Cận Bình (trái) cùng Tổng Thống
Vladimir Putin duyệt hàng quân danh dự. (Hình: Xinhua/Pang Xinglei)
Hai bên không đồng ý về giá cả và có vẻ Trung Quốc
đang nắm ưu thế trong cuộc mặc cả vào thời điểm Nga đang gặp khó khăn ở thị
trường Âu Châu và nền kinh tế bị ảnh hưởng do cuộc khủng hoảng Ukraine. Ngoài
ra Trung Quốc cũng còn có những phương án khác như dự án khai thác ở Tứ Xuyên
hay mua khí đốt hóa lỏng (LNG) từ châu Mỹ. Tuy nhiên người ta cho rằng vẫn có
thể đi đến thỏa hiệp trước khi Tổng Thống Putin rời khỏi Trung Quốc, hoặc cùng
lắm là trước ngày hội nghị kinh tế tại St. Petersburg vào cuối tuần.
Cuộc thương lượng cho doanh vụ được coi là lớn nhất
trong lịch sử khí đốt thiên nhiên được hai nước thảo luận từ hơn một thập niên.
Điểm bất đồng then chốt không giải quyết được là sự đồng ý về giá cả và vấn đề
tài trợ cho việc xây dựng các đường ống dẫn. Hôm Thứ Hai, trước khi rời Moscow
đi Thượng Hải, ông Putin đã lạc quan tuyên bố với các phóng viên rằng hợp đồng
30 năm cung cấp 38 tỷ mét khối khí đốt cho Trung Quốc kể từ 2018 “gần như đã
tới chỗ chung quyết”.
Tổng Thống Vladimir Putin được Chủ Tịch Tập Cận Bình
tiếp đón với nghi lễ long trọng dành cho vị quốc khách khi đến Thượng Hải sáng
Thứ Ba. Theo lịch trình, sau cuộc hội đàm giữa hai phái đoàn Nga – Trung Quốc,
Tổng Thống Putin sẽ tham dự hai ngày Hội Nghị Thượng Đỉnh lần thứ tư của tổ
chức Phối Hợp Hành Động và Củng Cố Lòng Tin ở Châu Á (CICA). CICA thành lập năm
1992 là một diễn đàn đối thoại và tham vấn, hiện nay có 24 quốc gia thành viên
và 13 quan sát viên.
Trong số đại biểu tham gia hội nghị đến từ gần
40 quốc gia và tổ chức quốc tế, có ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon và lãnh đạo các nước Iran, Pakistan,
Kazakhstan, Campuchia. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, với tư cách là chủ tịch CICA, sẽ phát biểu về vấn đề an ninh Á Châu tại
hội nghị.
Cùng thời gian này, cuộc tập trận hải quân hỗn
hợp Trung uốc – Nga mang tên “Tương Tác Biển” diễn ra từ 20 đến 26 tháng 5 ở
phía Bắc biễn Hoa Đông, vùng biển hải quân Hoa Kỳ thường xuyên tổ chức các cuộc
tập trận với hải quân Nam Hàn.
Đây là lần đầu tiên ông Putin đến thăm Trung Quốc kể
từ khi chủ tịch Tập Cận Bình nhậm chức. Ngược lại chuyến công du nước
ngoài thứ nhất của Chủ Tịch Tập trước đây là đến Moscow. Những hoạt động này
cho thấy gần đây Trung Quốc và Nga đã tìm cách xích lại gần nhau hơn. Cả hai
nước hiện đang phải đối mặt với nhiều chỉ trích xung quanh vấn đề Ukraine và
Biển Đông.
Bản tuyên bố chung Tập Cận Bình – Putin đưa ra sau
cuộc hội đàm “bày tỏ sự quan tâm sâu sắc về cuộc khủng hoảng chính trị ở
Ukraine”. Bản tuyên bố kêu gọi hai phía liên hệ hãy kiềm chế, tránh những hành
đông leo thang xung đột và tìm kiếm giải pháp chính trị bằng đường lối hòa
bình.
Cũng nên chú ý rằng vụ đối đầu ở Biển Đông không
được đề cập đến, lý do đơn giản là chưa đến tầm mức một cuộc khủng hoảng. Hơn
nữa các chuyên gia phân tích Nga hầu hết tin rằng đưa giàn khoan vào Biển Đông,
Bắc Kinh đang theo đuổi các mục tiêu địa lý chính trị chứ không phải kinh tế.
Mặt khác, có mối tương quan tế nhị khi Nga là đối tác chiến lược của Việt Nam
nhưng đang trong bối cảnh phát triển hợp tác chặt chẽ hơn với Trung Quốc. Vì
vậy với Nga sự can thiệp vào việc này là không đúng chỗ và chưa tới lúc cần
thiết.
Tổng Giám Đốc Gazprom, công ty dầu khí quốc doanh lớn nhất của Nga, ông Alexei Miller, hôm Thứ Ba đưa ra một thông cáo cho biết: “Các cuộc thương lượng (giữa Nga và Trúng Quốc) đang tiếp tục. Hợp đồng có thể được ký kết trên cơ sở lợi ích hỗ tương”.Dmitry Peskov, bí thư báo chí của Tổng Thống Putin trước đó nói với các phóng viên rằng đã đạt được tiến bộ đáng kể về giá khí đốt trong hợp đồng sắp tới, mặc dầu còn một số vấn đề cần minh định và cần được làm tốt hơn”.
Tổng Giám Đốc Gazprom, công ty dầu khí quốc doanh lớn nhất của Nga, ông Alexei Miller, hôm Thứ Ba đưa ra một thông cáo cho biết: “Các cuộc thương lượng (giữa Nga và Trúng Quốc) đang tiếp tục. Hợp đồng có thể được ký kết trên cơ sở lợi ích hỗ tương”.Dmitry Peskov, bí thư báo chí của Tổng Thống Putin trước đó nói với các phóng viên rằng đã đạt được tiến bộ đáng kể về giá khí đốt trong hợp đồng sắp tới, mặc dầu còn một số vấn đề cần minh định và cần được làm tốt hơn”.
Gần đây Nga cho rằng việc kinh doanh với phương Tây
là không đủ bảo đảm vì tác động chính trị. Theo họ, hợp đồng có thể bị hủy,
hoạt động gián đoạn, tài sản bị tịch thâu, vì những tranh chấp chính trị.
Andrei Klimov, phó chủ tịch úy ban quốc tế sự vụ Hội Đồng Liên Bang – nghĩa là
Thượng Viện Quốc hội Nga – nói: “Rõ ràng những gì đã xảy trong mối quan hệ với
Tây Phương thúc đẩy chúng tôi phải tìm kiếm những thân chủ mới”.
Vladimir Portakov, phó giám đốc Viện Nghiên Cứu Viễn Đông ở Moscow cho rằng bằng hợp đồng bán khí đốt cho Trung Quốc. Nga được tự do hơn trong mối quan hệ với các nước phương Tây. Đối với Trung Quốc, trên mặt an ninh quốc gia, đường biển chở dầu và LNG không chắc chắn bằng đường ống dẫn từ một nước láng giềng.
Theo Tổng Thống Putin, cung cấp khí đốt cũng như gia tăng bán dầu thô cho Trung Quốc sẽ đưa kim ngạch mậu dịch hai chiều hiện nay từ $90 tỷ lên $200 tỷ năm 2020,
Tuy vậy, theo nhận định của các chuyên gia Tây Phương, mặc dầu Tổng Thống Putin muốn dứt khoát có một hợp đồng về việc cung cấp khí đốt cho Trung Quốc vào lúc này, nhưng Nga có lẽ chưa sẵn sàng để thực hiện trọn vẹn các điều khoản ký kết.. Dẫu cho ông Putin có thể rời khỏi Thượng Hải với một số tuyên bố chính trị có lợi thế về ngoại giao và bản hợp đồng khổng lồ cung cấp khí đốt, Gazprom không chắc cung cấp đủ sản phẩm.
Mikhail Krutikhin thuộc công ty tư vấn năng lượng RusEnergy ở Moscow, nói rằng ít nhất tới năm 2020 Gazprom mới có đủ khí đốt đưa qua biên giới. Theo ông, tiến độ của khu mỏ Kirinkoye trong dự án Sakhalin III tại vùng Viễn Đông chậm hơn lịch trình rất nhiều. Để cung cấp choTrung Quốc thì bắt buộc phải cắt giảm của thân chủ ưu tiên là Nhật Bản. Gazprom cũng có thể bơm khí đốt từ những nguồn sản xuất khác, chẳng hạn nước cộng hòa Yakutia gần Bắc Cực, nhưng đường quá xa và sẽ không có lời.
Theo Krutikhin: “Putin có vẻ quyết tâm cung cấp khí đốt cho Trung Quốc ngay từ bây giờ. Muốn như vậy buộc phải trợ giá và phải xây dựng thêm nhiều đường ống. Người dân Nga đóng thuế có cùng quyết tâm ấy không câu trả lời chỉ tương lai mới biết được”. (HC)
Vladimir Portakov, phó giám đốc Viện Nghiên Cứu Viễn Đông ở Moscow cho rằng bằng hợp đồng bán khí đốt cho Trung Quốc. Nga được tự do hơn trong mối quan hệ với các nước phương Tây. Đối với Trung Quốc, trên mặt an ninh quốc gia, đường biển chở dầu và LNG không chắc chắn bằng đường ống dẫn từ một nước láng giềng.
Theo Tổng Thống Putin, cung cấp khí đốt cũng như gia tăng bán dầu thô cho Trung Quốc sẽ đưa kim ngạch mậu dịch hai chiều hiện nay từ $90 tỷ lên $200 tỷ năm 2020,
Tuy vậy, theo nhận định của các chuyên gia Tây Phương, mặc dầu Tổng Thống Putin muốn dứt khoát có một hợp đồng về việc cung cấp khí đốt cho Trung Quốc vào lúc này, nhưng Nga có lẽ chưa sẵn sàng để thực hiện trọn vẹn các điều khoản ký kết.. Dẫu cho ông Putin có thể rời khỏi Thượng Hải với một số tuyên bố chính trị có lợi thế về ngoại giao và bản hợp đồng khổng lồ cung cấp khí đốt, Gazprom không chắc cung cấp đủ sản phẩm.
Mikhail Krutikhin thuộc công ty tư vấn năng lượng RusEnergy ở Moscow, nói rằng ít nhất tới năm 2020 Gazprom mới có đủ khí đốt đưa qua biên giới. Theo ông, tiến độ của khu mỏ Kirinkoye trong dự án Sakhalin III tại vùng Viễn Đông chậm hơn lịch trình rất nhiều. Để cung cấp choTrung Quốc thì bắt buộc phải cắt giảm của thân chủ ưu tiên là Nhật Bản. Gazprom cũng có thể bơm khí đốt từ những nguồn sản xuất khác, chẳng hạn nước cộng hòa Yakutia gần Bắc Cực, nhưng đường quá xa và sẽ không có lời.
Theo Krutikhin: “Putin có vẻ quyết tâm cung cấp khí đốt cho Trung Quốc ngay từ bây giờ. Muốn như vậy buộc phải trợ giá và phải xây dựng thêm nhiều đường ống. Người dân Nga đóng thuế có cùng quyết tâm ấy không câu trả lời chỉ tương lai mới biết được”. (HC)
-------------------------------
Người
Việt
Tuesday, May 20, 2014 7:06:12 PM
THƯỢNG
HẢI, Trung Quốc (AP) - Tổng Thống Vladimir Putin hôm Thứ Ba gặp chủ
tịch nhà nước Trung Quốc trong hành động nhằm gỡ thế cô lập ngoại giao cho nhà
lãnh đạo Nga, nhưng hai bên chưa đồng ý về một thỏa thuận bán khí đốt trị giá
hàng tỉ đô la.
Tổng Thống Nga Putin được Chủ Tịch Trung Quốc Tập
Cận hướng dẫn thăm một đơn vị Hải Quân Trung Quốc ở Thượng Hải, hôm 20 Tháng
Năm, 2014. (Hình: AP/Photo)
Ông Putin, hiện bị thế giới Tây Phương cô lập vì vấn
đề Ukraine, đã gặp Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở buổi khai mạc cuộc họp về
an ninh Á Châu kéo dài hai ngày, có sự tham dự của Iran và các quốc gia Trung
Á. Nhà lãnh đạo Nga hy vọng tìm thị trường mới cho khí đốt tại Á Châu, hiện
phần lớn bán cho Âu Châu.
Nga đã thương thảo với Trung Quốc từ hơn một thập
niên nay về đề nghị cung cấp khí đốt trong thời hạn 30 năm cho Bắc Kinh. Giới
chức liên hệ cho hay họ hy vọng sẽ hoàn tất cuộc thảo luận kịp thời để ký vào
dịp ông Putin tới Thượng Hải.
Tuy nhiên, vào ngày Thứ Ba, phát ngôn viên của ông
Putin là Dmitry Peskov cho hay thỏa thuận chưa hoàn tất.
“Hiện có tiến triển quan trọng về vấn đề khí đốt,
tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề liên quan đến giá cả,” ông Peskov cho hay, nói
tiếp rằng một giao kèo có thể ký “bất cứ lúc nào.”
Thỏa thuận này nếu đạt được sẽ giúp cho Moscow có
một thắng lợi kinh tế và ngoại giao giữa lúc bị các biện pháp trừng phạt của
Tây Phương. Nhưng các áp lực Moscow đang phải đối phó cũng giúp Bắc Kinh có lợi
thế thương thảo đòi giảm giá.
Bộ trưởng Tài Chánh Mỹ, ông Jacob Lew, khi viếng
thăm Trung Quốc hồi tuần qua kêu gọi Bắc Kinh đừng có hành động phá vỡ các biện
pháp trừng phạt Nga.
Tại Thượng Hải, Tập Cận Bình và Putin cũng dự trù sẽ
khai mạc cuộc tập trận của hải quân hai nước trong vùng phía Bắc của Biển Hoa
Ðông. (V.Giang)
No comments:
Post a Comment