Trương
Nhân Tuấn
Đăng ngày: 18:54 25-01-2012
Xã
hội Nga thời Sô-viết đã chết lâm sàng nếu chỉ có một khoa học gia Sakharov mà
không có nhà trí thức Sakharov.
Khoa học gia Sakharov lẫy lừng trong xã hội Sô-viết
vào thập niên 60 sau khi thành công thử nghiệm quả bom nhiệt nguyên tử đầu
tiên, Tsar Bomba, với sức tàn phá 50Mt, vượt xa mọi trái bom khác hiện hữu trên
thế giới. Sakharov là niềm hãnh diện không chỉ của dân tộc Nga mà còn là bằng
chứng vượt trội về khoa học của xã hội chủ nghĩa đối với xã hội tư bản Tây
phương.
Nhưng nếu không có một nhà trí thức Sakharov, trong
thập niên 60, thì giới quân phiệt Nga đã thống lĩnh quyền hành, tất cả kỹ nghệ
của Nga đã trở thành kỹ nghệ quốc phòng, thế giới đã có thể chìm dưới biển lửa
chiến tranh hay ngập ngụa trong địa ngục cộng sản.
Cũng nếu không có nhà trí thức Sakharov, trong thập
niên 70, thì xã hội Nga đã trở thành một quần đảo ngục tù, không chỉ ở Siberie,
mà ở toàn lãnh thổ Liên bang Sô-viết. Nhưng một con én Sakharov không làm lên
nổi mùa xuân. Sakharov cuối cùng bị đảng cộng sản Nga tước mọi danh dự của «
người cha bom H » đồng thời giam lỏng ông này ở Gorki. Ông bị lưu đày trên
chính quê hương của ông. Nhưng cũng do đó mà Liên bang Sô-viết lần hồi rệu rã,
tự sụp đổ như một thân cây mục nát. Thật là thê thảm, vì đã không nghe những
lời cảnh báo như là tiên tri của Sakharov từ hơn ba thập niên trước.
Giới
khoa học gia sau này có thể đôi khi nhắc đến nhà vật lý Sakharov, nhưng nhân
loại luôn nhớ đến một nhân cách trí thức vĩ đại Sakharov. Và dân tộc Nga hôm
nay sẽ buồn biết bao nhiêu nếu không có giải Nobel hòa bình của nhà trí thức
Sakharov năm 1975.
Xã hội Sô-viết đã yên mồ yên mả, nhưng điểm son trí
thức Sakharov vẫn còn tồn tại mãi mãi.
Xã hội Pháp lẽ ra cũng đã chết lâm sàng, nếu vụ án
Dreyfus, không có những người có uy tín như thủ tướng, dân biểu, nhà văn, nhà
báo… lên tiếng bênh vực. Dreyfus, cùng với công lý, sẽ phải chết do bộ máy
nghiền là tập đoàn hữu phái và giới quân phiệt Pháp thời hậu bán thế kỷ 19. Những
người lên tiếng bênh vực trong vụ Dreyfus đều có địa vị quan trọng trong xã
hội. Họ lên tiếng không phải vì danh tiếng, tiền bạc… ngược lại, họ bị đe dọa
bắt bớ. Emile Zola phải đi tị nạn sang Anh.
Khoa
học gia Sakharov vẫn chỉ là một khoa học gia, nhà báo Emile Zola vẫn là một nhà
báo, nếu quí ông này chấp nhận một xã hội hoang dã cá lớn nuốt cá bé, sống chết
mặc bây, công lý là ý muốn của cường quyền, bạo chúa. Vị trí trong xã hội của Sakharov thời đó được tầng lớp lãnh đạo quí
trọng biết bao nhiêu. Emile Zola, Clémenceau, Léon Blum, Jean Jaurès… đều là
những người có địa vị và tiếng tăm trong xã hội Pháp. Nhưng vì lương tri, những
người này chấp nhận mọi hiểm nguy và mất mát cho chính đời sống của của họ. Họ
lên tiếng chống lại những quyết định bạo ngược của người cầm quyền, bênh vực
cho những giá trị mà họ xem là cao đẹp trong xã hội. Emile Zola cùng bè bạn
khởi động phong trào trí thức trên thế giới. Xã hội nước Pháp ngày càng tiên
tiến, văn minh hơn.
Thật
là cao quí biết bao nhiêu hai tiếng trí thức !
Còn
xã hội Việt Nam nếu không chết lâm sàng thì cũng là một xác ướp, còn phần xác
mà không có phần hồn.
Khi mà « dân oan » đã trở thành một tầng lớp rộng
lớn trong xã hội thì xã hội đó đã mục nát, rệu rã. Khi mà người yêu nước, bất
đồng chính kiến với đảng CSVN, cho dầu chỉ mới lên tiếng một cách ôn hòa, thì
bị trù dập, tù đày… xã hội đó là một xã hội đang hấp hối.
Trong một xã hội, khi mà công an càng lộng quyền thì
công lý của xã hội đó càng tiêu điều. Công lý thể hiện cho đạo đức, lương tri
và lương tâm. Khi công lý đã chết thì xã hội đó chỉ còn là một xác không hồn.
Nạn nhân của công an, bạo quyền… nói ra sao cho hết ! Một nữ nhà báo, thật can
đảm, vạch trần những nhơ nhớp bẩn thỉu của gia đình một đại quan công an thì bị
công an bắt. Một nhà báo khác dùng thủ thuật để vạch trần những nhũng nhiễu của
công an thì cũng bị công an bắt. Làm như vậy để từ nay không còn ai dám đụng
đến công an. Một tờ báo nói thật bị đóng cửa ; một trang web nói thật cũng bị
đóng cửa. Từ đó không ai dám nói thật. Chân lý không còn thì xã hội đó là xã
hội của những tên lưu manh, điểu giả.
Những người được trọng dụng với tầm cỡ Sakharov ở
Việt Nam không hề thiếu. Nhưng không hề thấy ai lên tiếng.
Đâu cần đến kiến thức chuyên môn để thẩm định các
việc đó đúng hay sai ? Người ta chỉ cần một chút can đảm.
Người ta thẩm định một khoa học gia qua thành quả
của công trình nghiên cứu nhưng người ta thẩm định một trí thức qua thái độ của
người này.
Để
xã hội Việt Nam không chết lâm sàng, những người có địa vị trong xã hội cần
phải tỏ thái độ, cần phải lên tiếng nói khi cần thiết. Những người này không
dám nói thì ai dám nói ? Không ai dám nói, tất cả đều vô cảm, hèn, thì xã hội
đã chết lâm sàng.
Nguồn :
No comments:
Post a Comment