Dương
Danh Huy
Tác giả gửi đến Dân Luận
Thứ Năm, 15/05/2014
1. VN khó tiếp tục cuộc đối đầu đuổi bắt, đâm húc
trên biển mãi.
2. Biểu tình cũng có tác dụng hạn chế, và có thể đi
đến những tình trạng có tính đối nội.
3. "Đàm phán song phương" với TQ về HD-981
thì ... chúng ta đều biết sẽ đến đâu rồi.
4. Đánh thì …
Vì vậy, Kiện là một giải pháp quan trọng chính phủ
Việt Nam cũng như trí thức Việt cần xem xét.
Kiện
có 4 vấn đề:
5. Tòa/trọng tài có thẩm quyền để xử gì. Nếu ta kiện
về điều tòa/trọng tài không có thẩm quyền thì họ sẽ không thụ lý.
6. Dự đoán xem trong trường hợp tòa/trọng tài thụ lý
thì khả năng là họ sẽ phán gì.
7. Có người trong lãnh đạo VN sợ là kiện TQ thì sẽ
gây tổn thương cho quan hệ hữu nghị Việt-Trung (tạm nói thế - mỗi người có cách
hiểu của mình).
8. Trong người Việt, có người có quan ngại về khả
năng tòa công nhận rằng địa điểm của HD-981 là địa điểm có tranh chấp pháp lý.
Họ cho rằng chúng ta không bao giờ chấp nhận được là có tranh chấp trong EEZ
200 hải lý của VN.
Nhưng:
9. Không kiện thì nên làm gì và sẽ dẫn tới đâu?
Đây là phân tích
của tôi trên blog CogitASIA của CSIS (Trung tâm Ngiên cứu Chiến lược và
Quốc tế) và bài của chị Thái Linh và tôi trên báo Thanh
Niên (click vào đường link để đọc nội dung hoặc xem phần phụ lục bên dưới).
Mời bạn đọc Dân Luận phân tích về 9 vấn đề trên, và
về những vấn đề khác liên quan đến “HD-981: Đàm hay Đánh hay Kiện?”
---------------------------------------------------------------------------------
Phụ
lục:
Bài
viết của Dương Danh Huy trên CogitASIA
Haiyang 981: From Water Cannons to Court?
----------------------------
Bài
viết của Nguyễn Thái Linh và Dương Danh Huy trên báo Thanh Niên:
Cần đưa Trung Quốc ra tòa
(TNO)
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam khiến cho câu hỏi "Việt Nam có thể đưa Trung Quốc ra tòa án quốc
tế?” càng ngày càng được nhiều người quan tâm.
Vì Việt Nam và Trung Quốc cùng tham gia Công ước của
Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), cho nên trên nguyên tắc, Việt Nam và
Trung Quốc đều phải chấp nhận cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc liên quan
đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS.
Điều 286 của UNCLOS cho phép một quốc gia thành viên
đơn phương đưa tranh chấp ra một trọng tài có thẩm quyền và phán quyết của
trọng tài sẽ mang tính chất tối hậu, bắt buộc các bên phải tuân theo. Trọng tài
này có thể là Tòa Trọng tài Quốc tế về Luật Biển, Tòa án Công lý Quốc tế hay
một tòa trọng tài được thành lập đúng theo thủ tục của UNCLOS. Philippines đã
sử dụng cơ chế này để kiện Trung Quốc.
Vị trí của giàn khoan Hải Dương-981 nằm cách đảo Lý
Sơn của Việt Nam 119 hải lý, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 182 hải lý, và
cách các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa từ 17 đến khoảng 100 hải lý, tất cả đều
giữa 12 và 200 hải lý, do đó thực chất tranh chấp ở đây là: giàn khoan nằm
trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước nào?
Đáng tiếc là UNCLOS lại cho phép các quốc gia thành
viên có thể tuyên bố bảo lưu, không chấp nhận cơ chế giải quyết tranh chấp bắt
buộc nói trên đối với một số loại tranh chấp, trong đó có các tranh chấp liên
quan đến việc giải thích và áp dụng Điều 15, 74 và 83 liên quan đến việc hoạch
định ranh giới các vùng biển (lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa). Và Trung Quốc đã sử dụng quyền bảo lưu này.
Điều này có nghĩa là Việt Nam không thể kiện Trung
Quốc rằng giàn khoan Hải Dương-981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của Việt Nam, không phải vì chúng ta thiếu cơ sở, mà vì trọng tài không có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp giàn khoan nằm trong vùng đặc quyền kinh tế
hay thềm lục địa của nước nào.
Tuy nhiên, trọng tài có thẩm quyền công nhận giàn
khoan Hải Dương-981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế bị tranh chấp, và điều đó
có những hệ quả quan trọng.
UNCLOS quy định khi chưa đi tới được thỏa thuận về
việc phân định vùng đặc quyền kinh tế thì "các quốc gia hữu quan, trên
tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời
có tính chất thực tiễn” (Điều 74). Mặc dù Trung Quốc đã tuyên bố bảo lưu như đã
nói trên, khiến cho trọng tài của UNCLOS không thể áp dụng Điều 74, sẽ rõ ràng
với các chính phủ, học giả và nhà phân tích trên thế giới rằng việc triển khai
giàn khoan Hải Dương-981 (đơn phương gây ra sự thay đổi vĩnh viễn cho môi
trường biển) và hành vi đâm húc tàu (đơn phương dùng vũ lực để áp đặt) vi phạm
điều luật này.
Quan trọng hơn, tuyên bố bảo lưu của Trung Quốc
không tránh được Điều 279, "Các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh
chấp xảy ra giữa họ về việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các phương
pháp hòa bình theo đúng Điều 2, khoản 3 của Hiến chương liên hợp quốc và, vì
mục đích này, cần phải tìm ra giải pháp bằng các phương pháp đã được nêu ở Điều
33, khoản 1 của Hiến chương."
Chính sách hành động đơn phương, không đàm phán với
Việt Nam và không giải quyết tranh chấp bằng các phương tiện hòa bình vi phạm
Điều 279. Trọng tài sẽ đòi hỏi Trung Quốc bỏ chính sách đó.
Ngoài ra, Việt Nam có quyền đòi hỏi rằng trong thời
gian thành lập tòa và phân xử, Trung Quốc không được triển khai giàn khoan.
Hiện nay Philippines đang đơn phương kiện Trung Quốc
sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc, và Trung Quốc đang trốn tránh
thẩm quyền của trọng tài. Nếu Việt Nam cũng dùng cơ chế này để kiện Trung Quốc,
và họ cũng trốn tránh thẩm quyền của trọng tài thì thế giới sẽ càng thấy rõ
nước nào là nước có chủ trương dùng sức mạnh và trốn tránh công lý ở biển Đông.
Nguyễn
Thái Linh và Dương Danh Huy
(Quỹ Nghiên cứu biển Đông)
-----------------------------
XEM
THÊM :
TS
Trần Đình Bá: Việt
Nam khởi kiện, Trung Quốc sẽ “mất cả chì lẫn chài” (KT)
Thư
yêu cầu khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế (Bauxite VN
- 15/05/2014)
No comments:
Post a Comment