Thursday, 15 May 2014

HÀNH ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC & NGA GIÚP PHỔ BIẾN DÂN CHỦ THÊM (Lê Mạnh Hùng)




Được đăng ngày Thứ năm, 15 Tháng 5 2014 12:07

Trong hai tháng vừa qua, những nước nhỏ không có hoặc chỉ có đôi chút dân chủ đã học được một bài học quý giá về ai sẽ giúp họ khi họ bị nước lớn chèn ép.

Đầu tiên vào tháng ba, Ukraine đã phải lặng lẽ vô vọng khi quân đội Nga chiếm lấy bán đảo Crimea của mình. Và rồi đến tuần này, Trung Quốc gởi mấy chục chiến hạm đền vùng biển ngoài khơi Việt Nam để bảo vệ cho một giàn khoan của họ khoan thăm dò dầu khí trong vùng Việt Nam coi là vùng đặc quyền kinh tế của mình. Các tàu của Trung Quốc húc vào tàu Việt Nam đến nơi tìm cách ngăn chặn dàn khoan Trung  Quốc làm việc và bắn súng nước vào tàu Việt Nam.

Cả hai hành động xâm lược này đã làm đảo lộn những điều người ta cho rằng là đúng trong trật tự thế giới hiện nay giữa các cường quốc. Nhưng quan trọng hơn nữa, nó cho người ta thấy sự hữu dụng của việc chia sẻ những giá trị chung tôn trọng tự do cá nhân và nhân quyền giữa các quốc gia mà cụ thể được thể hiện qua những liên minh, kinh tế hoặc quân sự và chính trị.

Ukraine và Việt Nam đều nằm cạnh những quốc gia khổng lồ, Nga và Trung Quốc. Nhưng họ lại không là thành viên của bất kỳ một liên minh nào gắn bó những quốc gia dân chủ tự do tại châu Âu hoặc châu Á. Chính phủ Ukraine vẫn bị coi là một chính phủ không chính đáng sau cuộc đảo chính lật đổ một chính quyền tuy được dân bầu lên nhưng tham nhũng và vô trách nhiệm. Và chính quyền Cộng Sản Việt Nam thì đàn áp ngăn cấm mọi chính kiến khác họ. Không thuộc vào câu lạc bộ các nước dân chủ, họ trở thành mục tiêu cho những kế hoạch bành trướng của nước láng giềng lớn hơn của họ.

Nga sẽ phải suy nghĩ rất kỹ trước khi muốn gây sự với Ba Lan và những nước vùng Baltic. Những nước này có thể an long vì họ là những nước dân chủ trong long Liên Hiệp châu Âu và Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Và tuy rằng các tàu của Trung Quốc có thể gây sự với Nhật Bản chung quanh quần đảo Senkaku hoặc là bắt nạt Philippines về các cồn cạn Macclesfield hoăc Cỏ Mây, Bắc Kinh cũng biết những nước này là một phần của một chuỗi các liên minh phòng thủ chung quanh châu Á được yểm trợ bởi sức mạnh Hoa Kỳ. Đối với Trung Quốc, Việt Nam là mục tiêu dễ nhát nhất.

Sức mạnh của những liên minh giữa các nước dân chủ không phải thuần túy chỉ là lực lượng quân sự, là máy bay hay tàu chiến. Như tổng thống Barack Obama đã tuyên bố trong chuyến công du châu A năm 2011: “Cội nguồn tối hậu của sức mạnh một nước và sự chính đáng của chế độ là sự tin tưởng và ý chí của người dân”. Đó là bài học căn bản của các thế chiến thứ nhất và thứ hai cũng như của cuộc chiến tranh lạnh. Nhưng nó cũng là bài học mà chính quyền nhiều nước còn chưa học được.

Trong một bài diễn văn tại bộ chỉ huy NATO hôm thứ tư, thủ tướng Nhật Shinzo Abe liên hệ hai cuộc xâm lược của Nga và Trung Quốc. Ông khuyến dụ rằng Liên Minh NATO vẫn còn có một vai trò tương tự như vai trò nó đã đóng trong thời chiến tranh lạnh. Ông Abe nói: “Môi trường an ninh chung quanh Nhật Bản và châu Âu một lần nữa lại trở nên càng ngày càng gay gắt”.

Trong mấy năm qua, Việt Nam đã tìm mua vũ khí của Mỹ để có thể tự bảo vệ chống lại Trung Quốc. Nhưng chế độ độc tài và thành tích tổi tệ về nhân quyền của chế độ đã là một cản trở lớn đối với Hoa Kỳ. Tháng Chạp (tháng mười hai) năm ngoái, ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry loan báo một thỏa thuận bán thiết bị quân sự để giúp tăng cường khả năng của lực lượng tuần duyên Việt Nam. Nhưng con số thiết bị được phép cung cấp cho Việt Nam chỉ lên đến 18 triệu đô la.

Ông Kerry đã giải thích một cách thẳng thừng sự ngần ngại của Mỹ tại Hà Nội:“Nói thẳng ra, Việt Nam cần phải cho thấy những tiên bộ liên tục trong các lãnh vực tự do và nhân quyền, bao gồm cả tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do hội họp”.

Tương phản lại, Philippines và Hoa Kỳ ký một thỏa hiệp an ninh hỗ tương mới vào tháng tư cũng cố thêm quan hệ về an ninh giữa hai nước, cho phép các lực lượng Mỹ được sử dụng các căn cứ quân sự của Philippines. Thỏa hiệp mới sẽ tăng cường khả năng răn đe của Philippines chống lại Trung Quốc. Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng củng cố thêm liên minh phòng thủ của mình kể từ khi Trung Quốc bắt đầu tăng cường các đòi hỏi của họ đối với quần đảo Senkaku.

Chính sách “chuyển hướng về châu Á” của tổng thống Obama hầu hết bị người ta coi như là một chiến lược quân sự. Nhưng thật sự chiến lược chính của Mỹ không phải là quân sự mà là chính trị, nhằm thúc đẩy dân chủ trong vùng tỉ như tại Miến Điện, Malaysia, Thái Lan cũng như Việt Nam. Tâi châu Âu cũng vậy, phương Tây tìm cách củng cố chính quyền Ukraine bằng cách thúc đẩy cuộc bầu cử vào ngày 25 tháng 5.

Cách phòng thủ tốt nhất chống lại ngoại xâm không phải là quân sự mà là tình thần: quyền được tự do và sự tôn trọng nhân phẩm của con người. Các quốc gia nào đoàn kết chung quanh những giá trị đó đã chúng tỏ một sức mạnh và một sực hấp dẫn lôi kéo các nước khác tham gia vào với họ. Ukraine nay đã tìm cách đi theo, Việt Nam còn một đoạn đường dài mới tới chổ bắt đầu. Nhưng đó là một lý do nữa để phải vội vã lên.

Lê Mạnh Hùng


No comments:

Post a Comment

View My Stats