Thursday, 15 May 2014

GỬI BẠN HOÀNG THỊ NHẬT LÊ & CÁC BẠN CỦA BẠN (Phương Bích)




Thứ Năm, ngày 15 tháng 5 năm 2014

Ai là người đã hy sinh vì Hoàng Sa?

Bạn Lệ và các bạn của bạn thân mến.

Mặc dù ngoài đời, tôi và các bạn có thể cách xa nhau về tuổi tác, nhưng ở đây, trên mạng xã hội, thì tôi nghĩ nên gọi các bạn là bạn.

Tôi có xem các đoạn video clip, về cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược hôm 11/5 vừa rồi. Trong đó, thấy các bạn phản đối người biểu tình mang khẩu hiệu ghi danh ông Ngụy Văn Thà, và các bạn gọi ông ấy là phản động, bắt người khác phải bỏ khẩu hiệu đó xuống.

Bạn Lệ và các bạn thân mến. Dù trước đó các bạn nói sẽ không đi biểu tình, mà sẽ cầm súng khi Tổ Quốc lâm nguy, nhưng các bạn vẫn đi biểu tình. Cũng như tôi, tôi bảo lúc này là trách nhiệm của chính phủ phải hành động (kiểu như bạn nói sẽ cầm súng ấy), chứ không thể chỉ ngồi hô suông được. Rốt cuộc, cả tôi và các bạn vẫn gặp nhau ở chỗ biểu tình. Ít ra tôi và các bạn có điểm chung ở đó. Lúc này thật khó mà ngồi ở nhà được phải không các bạn?


Thôi thì có một thời, cái từ Hoàng Sa- Trường Sa có thể là quá nhạy cảm (đến mức bị bỏ tù nếu dám nhắc đến nó). Nhưng bây giờ, cả chính phủ và toàn dân cũng đã nhắc đến Hoàng Sa – Trường Sa. Trung Quốc không chỉ xâm lược, chiếm mất đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa của chúng ta, mà bây giờ họ đem giàn khoan vào tận sân nhà chúng ta một cách trái phép. Cả nước ta đang sục sôi. Thế giới cũng lên tiếng phản đối Trung Quốc. Các bạn đi biểu tình, ủng hộ chính phủ phản đối Trung Quốc, thì có khác gì các bạn phản đối Trung Quốc? Đâu là tiếng nói riêng của các bạn, trong việc bảo vệ đất nước?

Các bạn ủng hộ chính phủ phản đối Trung Quốc! Rất tốt!

Vậy các bạn có biết chính phủ phản đối Trung Quốc về chuyện gì không?

Chuyện giàn khoan chỉ là một phần thôi các bạn ạ. Nếu các bạn ủng hộ chính phủ, hẳn các bạn biết rõ, chính phủ ta đang làm hết sức mình để giành lại Hoàng Sa, đã bị Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm đoạt năm 1974. Thế các bạn có biết, khi Hoàng Sa bị xâm lược, ai là người đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa không? Chính là người mà các bạn gọi là phản động đấy. Là ông Ngụy Văn Thà và đồng đội của ông ấy đấy. Nếu ngày đó, tất cả người Việt Nam chúng ta cùng góp sức với Ngụy Văn Thà và đồng đội của ông ấy, thì giờ đây chính phủ và các bạn còn phải đi biểu tình đòi Hoàng Sa làm chi?

Đôi lời với các bạn. Mong rằng trong lúc nước sôi lửa bỏng này, nếu các bạn xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc, thì các bạn hãy tập trung vào việc tố cáo hành động xâm lược của Trung Quốc, các bạn nhé.


Thân mến.

VIDEO :
PHE ĐẢNG GÂY SỰ VỚI PHE NO U

---------------

Mong các bạn không comment mang tính hạ nhục, mạt sát. Rất cảm ơn các bạn. Tôi buộc phải xóa 2 comment như thế. Lúc này chúng ta nên đoàn kết là hơn.

Được đăng bởi Phương Bích vào lúc Thứ Năm, tháng 5 15, 2014


Yêu nước là yêu nơi chôn nhau cắt rốn, làng quê, nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Hiểu rộng ra là yêu đất nước. Yêu nước là yêu đất nước và yêu con người, đồng bào của mình. Yêu nước mà không yêu đồng bào của mình thì tuyệt nhiên không phải là yêu nước.

Yêu nước là phải bão vệ đất nước, bão vệ đồng bào của mình chứ không phải là yêu chế độ chính trị đem lại lợi lộc cho riêng mình và chỉ bão vệ chế độ chính trị ấy.

Chế độ đứt khúc, triều đại đứt khúc nhưng đất nước, dân tộc, đồng bào mình luôn trường tồn. Thời Hùng Vương, thời Đinh, Lê, Lý, Trần…triều đại đứt khúc. Chế độ chính trị, thời Pháp thuộc, thời Việt Minh, thời cộng sản, thời đệ nhất cộng hòa, đệ nhị cộng hòa, chế độ chính trị đứt khúc…nhưng nước Việt Nam, con người Việt Nam, đồng bào Việt Nam, quốc gia, dân tộc vẫn còn đây, vẫn trường tồn.

Thể chế chính trị nào tốt, người dân yêu thích, người ta vẫn mơ tưởng, theo đuổi nó, vì thế nó trường tồn. Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Đệ Nhị Cộng Hòa, người dân yêu thích nó vì nhờ nó mà người miền nam được thịnh vượng, sung sướng, nên người miền nam yêu thích nó. Đồng bào miền bắc, những ai hiểu được sự thật đều âm thầm mơ ước được sống trong chế độ ấy, một chế độ tự do. Nhờ có chế độ tự do, dân chủ mà con người phát triển được hết những tài năng, thiên tư, ước mơ của mỗi cá nhân.

Em Hoàng Thị Nhật Lệ và các bạn của em vì không được sống qua thời kỳ này. Em bị chế độ cộng sản nhồi nhét đủ thứ lý luận hắc ám từ lý thuyết cộng sản ngoại lai nên em đã không có khả năng phân biệt, nhận định được đâu là đúng, đâu là sai. Đâu là thiện, ác; đâu là tội lổi, đâu là phước hạnh.

Không biết nên lắng nghe để hiểu, để biết và để sống đời thanh lành, thánh thiện. Không biết mà không muốn tìm hiểu, không muốn nghe…cứ tiếp tục đi con đường sai trái, tội lổi thì cái gía phải trả tất nhiên sẽ đến.

Đời sống con người luôn luôn là có sự lựa chọn. Sự lựa chọn hoặc sẽ nhận được ân phước hoặc sẽ phải trả cái giá cho điều sai trái, tội lổi mà mình muốn. Mọi việc đều có cái giá phải trả. Em muốn ăn ly kem, em phải trả giá của ly kem ấy. Em muốn mua một chiếc xe hơi mất bốn mươi ngàn đô la, em phải mất đi cơ hội bằng bốn mươi ngàn đô la mà em dự định bỏ ra đầu tư sinh lợi.

Hãy suy nghĩ kỹ lại Hoàng Thị Nhật Lệ em. Hiện nay, có vào khoảng bốn triệu người Việt Nam theo đảng cộng sản đang trong hoàn cảnh có những suy nghĩ như em. Tất cả đều đang phải trả giá. Những ai đã nhận ra sự thật, chân tướng của đảng cộng sản, người ta đã rời bỏ nó, sự lựa chọn đúng này khiến lòng họ thảnh thơi. Hiện tại có thể người ta mất đi một chút thu nhập, đổi lại, người ta có sự bình yên trong tâm hồn và đang chuẩn bị chờ đón một ngày mới an vui, hạnh phúc.

Tiền, địa vị, quyền hành, không thể nào so sánh được, không có gì quý hơn là sự bình yên trong tâm hồn.

Biết rằng mình phải trả giá cho việc mình làm mà vẫn tiếp tục đi tới cho điều sai trái, tội lổi mình muốn, thì có ai cứu mình được khi chính mình không muốn tự cứu mình?

Luân lý, đạo đức là nền tảng của mọi xã hội con người. Luật pháp mọi quốc gia đều căn cứ trên nền tảng luân lý, đạo đức, văn hóa của dân tộc. Đi ngược luân lý, đạo đức đồng nghĩa với sự trừng phạt.

Sự trừng phạt luôn luôn từ thấp đến cao, cho đến sự trừng phạt khốc liệt tương xứng với tội ác của người đã gây ra vì đây là luật công bằng. Em thử nghĩ xem, cá nhân em, một tập thể như em… có đủ sức đi ngược lại ý chí, truyền thống đạo đức của cả một dân tộc?

Học vào bất cứ lúc nào trong đời cũng đều cần thiết, đều quý. Biết hồi tâm, hối lổi vào bất kỳ thời điểm nào trong đời cũng là điều tốt cho cá nhân ấy. Hãy suy nghĩ, luôn luôn suy nghĩ, cân nhắc đúng, sai trước khi hành động.

Lời nói như mủi tên đã rời khỏi dây cung, không thế nào lấy lại được. Một hành động đã thực hiện gieo đau khổ, bất an cho người người là một điều tội lỗi đã được làm. Tội lổi đã gây ra với một người bạn, với một người láng giềng, em đã hiểu được phản ứng của người nhận hành động ấy của em, phải không?

Tốt hơn đừng bao giờ làm điều tội lổi. Đừng bao giờ có hành động tội lổi. Nghe em?



No comments:

Post a Comment

View My Stats