Mặc Lâm,
biên tập viên RFA, Bangkok
2014-05-08
2014-05-08
Tình hình Biển Đông sôi
sục vá có dấu hiệu một cuộc chiến có thể diễn ra sau khi Trung Quốc ngang nhiên
kéo giàn khoan HD 981 vào khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Mặc Lâm phỏng vấn
GS Carl Thayer khi ông đang có mặt tại đây theo lời mời của Việt Nam và quan
sát các diễn tiến của vụ này. GS Carl Thayer là cố vấn Học viện Quốc phòng Úc
và là giáo sư tại đại học New South Wales.
Mặc
Lâm: Thưa GS như ông đã biết Trung Quốc vừa ngang nhiên mang giàn khoan HD 981
vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng
Ngoại giao đã có nhưng lời lẽ chống lại hành động này trong khi Thời báo Hoàn
cầu lại lớn tiếng đòi cho Việt Nam một bài học. Ông đang có mặt tại Việt Nam
trong thời điểm này vậy GS nhận xét các diễn biến này ra sao?
GS
Carl Thayer: Trước hết việc Trung Quốc ngang nhiên đem giàn
khoan vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam phải gọi đó là hành động
khiêu khích, xâm phạm vùng biển đặc quyền này của Việt Nam theo luật pháp quốc
tế. Theo như một báo cáo tôi có được thì Trung Quốc đã mang đến hơn 70 chiếc
tàu đủ loại để bảo vệ chung quanh giàn khoan và một trong các tàu chiến của
Trung Quốc đã đâm vỡ tàu cảnh sát biển của Việt Nam làm cho một số thủy thủ
Việt Nam bị thương.
Trong số hợn 70 chiếc tàu ấy thì nguồn tin từ Hoa Kỳ
vừa xác nhận là có cả tàu chiến của Hải Quân Quân đội Nhân dân Trung Quốc và đó
hành động leo thang nghiêm trọng khi Trung Quốc mang tàu chiến tấn công chứ
không còn là tàu tuần duyên hay Ngư chính như thường thấy trước đây.
GS Carl Thayer là cố vấn Học viện Quốc phòng Úc và là giáo sư tại đại học
New South Wales
Mặc
Lâm: Nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại Wasington DC đã tuyên bố
là những hành động khiêu khích ấy của Trung Quốc không thích hợp với việc duy
trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Là một chuyên gia về Biển Đông ông có
nhận xét gì về tuyên bố này?
GS
Carl Thayer: Dứt khoát phải gọi đây là hành động khiêu khích vì
đi ngược lại quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc như chúng ta đều biết cả hai
phía đều tuyên bố là luôn luôn phát triển và hầu như tất cả đều diễn tiến tốt
đẹp. Trung Quốc không phải chỉ khiêu khích riêng đối với Việt Nam mà họ đã từng
làm đối với các nước trong khu vực. Quan hệ với Indonesia, Malaysia đã có vấn
đề và rồi khiêu khích, xâm lấn vùng biển của Philippines đã làm nước này vận
động đồng minh và nỗ lực không ngừng cải thiện quốc phòng của mình.
Trong các hội nghị Đông Nam Á hồi gần đây vấn đề
biển Nam Trung Hoa đã trở thành chủ đề chính. Và khi Trợ lý Ngoại trưởng
Daniel Russel đến Việt Nam trong ngày hôm nay sẽ có những tuyên bố chính thức
vể vấn đề này sau khi có đầy đủ thông tin về vụ giàn khoan HD 981. Chúng ta chờ
đợi những trao đổi thông tin mà Việt Nam đưa ra và sự tuyên bố dứt khoát, nêu
lên quan điểm rõ ràng của Hoa Kỳ về hành động khiêu khích này của Trung Quốc.
Mặc
Lâm: Nếu Trung
Quốc vẫn giữ lập trường kích hoạt giàn khoan HD 981 thì việc gì sẽ xảy ra giữa
các nước trong khu vực?
GS
Carl Thayer: Nếu họ làm như vậy thì cũng là điều có thể thấy.
Thật ra thì Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan này từ lâu nhưng họ cho biết là
chỉ thăm dò trong vòng ba tháng và có khả năng rút đi vào tháng 8 sắp tới, tuy
nhiên tuyên bố đó chẳng nói lên điều gì cả. Người ta còn nhớ vụ cắt cáp tàu
Bình Minh trước đây nhưng Trung Quốc vẫn cho là mình đúng. Và lần này đặt giàn
khoan trái phép trên vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền nằm chồng lên vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam. Họ cho tàu chiến chạy chung quanh bảo vệ giàn khoan
là một thí dụ nữa cho thấy họ tỏ ra cương quyết muốn chứng tỏ sự hiện diện lâu
dài của mình trên vùng biển này.
Đường chín đoạn mà họ vẽ nằm chồng lên tất cả các
nước trong khu vực cho các nước thấy kế hoạch lâu dài và là một ý đồ lớn nhằm
áp đặt chủ quyền trên vùng biển Nam Trung hoa. Trung Quốc đã làm cho các nước
âm thầm tự trang bị vì biết rằng đây là một kế hoạch lâu dài của Bắc Kinh cho
tới khi nào họ hoàn toàn chiếm được biển Đông.
Trước khi vụ việc này xảy ra thì đã có dấu hiệu cho
thấy cả Indonesia và Malysia đã âm thầm tiến hành các bước để chống đỡ và cải
tạo hệ thống phòng thủ của họ sau khi hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Myanmar
diễn ra. Việc tiếp tục kích hoạt giàn khoan sẽ làm các thành viên cốt lõi của
ASEAN thống nhất hơn trong cố gắng thuyết phục Trung Quốc từ những hành động
quyết đoán như vậy.
Nếu Trung Quốc kích hoạt các giàn khoan sẽ chứng
minh rằng họ đang xác nhận tuyên bố chủ quyền của mình và các quốc gia trong
khu vực sẽ chỉ phải chấp nhận việc đã rồi.
Mặc
Lâm: Theo GS vai trò của khối ASEAN trong vấn đề này ra sao nếu tình trạng
căng thẳng tiếp diễn và có thể tồi tệ hơn?
GS
Carl Thayer: Những nước thành viên chủ yếu trong khối ASEAN đã
không nhiều thì ít tỏ thái độ tiêu cực trong hội nghị tại Cambodia, tuy nhiên trong
toàn khối thì tôi tin rằng họ sẽ lên tiếng chống lại việc leo thang trong khu
vực nhưng họ sẽ không nêu tên nước nào cụ thể. ASEAN sẽ đưa ra những luật lệ
của Liên Hiệp quốc hay Công ước quốc tế về luật biển hay những luật lệ khác như
DOC để cảnh báo.
ASEAN sẽ ra tuyên cáo phản đối việc sử dụng vũ lực
hoặc đe dọa vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ. ASEAN không có khả năng
ảnh hưởng đến Trung Quốc và nếu thúc ép thì Trung Quốc có thể rút khỏi các cuộc
thảo luận DOC.
Điều mà tất cả các nước ASEAN có thể làm là cố không
cho Trung Quốc tiếp tục leo thang, điều này cũng có nghĩa là hy sinh quyền tài
phán quốc gia của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế.
Mặc
Lâm: Xin cám ơn GS Carl Thayer.
---------------------------------
VIDEO :
Tàu
Trung Quốc đâm tàu cảnh sát biển Việt Nam gần Hoàng Sa (VOA Tiếng Việt)
No comments:
Post a Comment