Zachary
Kech/Vũ Quang Việt
Cập nhật lần cuối 19/05/2014
Đã tới lúc các nước Philippin, Việt Nam, Malaysia và
Brunei giải quyết các cuộc tranh cãi về chủ quyền giữa họ với nhau.
Đó là câu dẫn cho bài viết dưới đây của nhà báo
Zachary Kech, trong ban chủ biên của tạp chí The Diplomat,
chuyên về các vấn đề thời sự trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương. Về phần mình,
TS Vũ Quang Việt cũng đã từng đề nghị Việt Nam chủ động thương lượng với các
nước Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa. Anh nhắc lại quan điểm này
trong một bài bình luận gửi cho chúng tôi nhân đọc bài viết của Z. Kech. Diễn
Đàn trân trọng giới thiệu với bạn đọc hai bài viết này.
---------------------------
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) một lần nữa
lại bị tê liệt trước hành động quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoai
(viết tắt: Biển NTH).
Như bài viết của bạn đồng nghiệp Shannon về Sức mạnh
Trung Hoa và bài báo nóiii cùng chủ đề của Ankit và tôi tuần này đã
chỉ ra, 10 thành viên của ASEAN đã thất bại trong việc lấy một thái độ thống
nhất về vấn đề Biển NTH tại Hội nghị Thượng đỉnh họp ở Myanmar cuối tuần qua.
Điểm then chốt của vấn đề đã không thay đổi ít nhất
là từ năm 2012 khi lần đầu tiên một Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN kết thúc mà
không có được một Thông cáo chung, do những bất đồng về Biển NTH. Cụ thể, chỉ
có 4 nước thành viên của ASEAN – Philipin, Việt Nam, Brunei và Malaysia (và bây
giờ có thể có thêm Indonesia) là có những tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra với
Trung Quốc (và Đài Loan) trên Biển NTH.
Trong khi đó, Trung Quốc lại là đối tác thương mại
lớn nhất của ASEAN và của nhiều nước thành viên của Hiệp hội này. Vì thế, nhiều
nước thành viên không trực tiếp liên quan đến các cuộc tranh chấp ở Biển NTH đã
chống lại việc làm mất lòng Trung Quốc về một vấn đề, theo quan điểm của họ là
không liên quan tới họ. Điều đó rất phù hợp với Trung Quốc, vì từ lâu Bắc Kinh
đã biện luận rằng các cuộc tranh cãi về biển phải được thảo luận trên cơ sở
song phương ở nơi mà ảnh hưởng của Trung Quốc là mạnh nhất trên các nước láng
giềng nhỏ hơn nhiều.
Mặc dầu những nỗ lực thiết lập một lập trường thống
nhất của ASEAN cần được tiếp tục, các nước liên quan phải biết rằng họ có thể
không lôi kéo được phần còn lại của tổ chức này đi theo lập trường của họ để
đưa ra một mặt trận thống nhất đối với Trung Quốc. Xét cho cùng, trừ khi Bắc
Kinh bước vào một thời kỳ kinh tế trì trệ kéo dài, ảnh hưởng của nước này đối
với ASEAN có phần chắc là sẽ tăng lên trong nhiều năm và cả nhiều thập kỉ tới
với sự mở rộng thị trường tiêu thụ và với sự phát huy hiệu quả của những sáng
kiến như Vòng đai Kinh tế dọc Đường Tơ lụa và Con đường Tơ lụa trên Biển.
Nói như vậy không có nghĩa là các nước Đông Nam Á
liên quan nên khoanh tay khi Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ trong việc khẳng định
đòi hỏi của mình trên những vùng biển tranh chấp. Thật ra, một trong những bước
đi mạnh mẽ nhất mà họ có thể thực hiện không đòi hỏi sự tham gia của các nước
khác trong ASEAN.
Cụ thể, các nước Philipin, Việt Nam, Brunei và Malaysia
nên bắt đầu những thương thuyết đa phương nhằm giải quyết toàn bộ những tranh
chấp chủ quyền lớn giữa họ với nhau. Mặc dù những đòi hỏi chủ quyền khổng lồ
của Trung Quốc (và Đài Loan) trên hơn 90% biển NTH đẩy chuyện này thành trung
tâm của những cuộc tranh chấp trên biển, bốn nước ASEAN cũng có những tranh
chấp giữa họ trên một số vùng biển.
Giải quyết những tranh chấp này sẽ giúp họ đưa ra
nội dung thương thuyết với Trung Quốc, do đã đặt được những tiền lệ quan trọng,
cho phép làm áp lực để Bắc Kinh giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc với các
nước Đông Nam Á một cách thuận lợi hơn cho các nước này.
Trước hết, khi đã giải quyết những tranh chấp chủ
quyền với nhau, các nước Philipin, Việt Nam, Brunei và Malaysia sẽ có được vị
thế thuận lợi hơn để đưa ra một mặt trận thống nhất đối với Trung Quốc. Thực
thế, vì tất cả các tranh chấp nội bộ giữa họ đã được giải quyết, mọi tranh chấp
khác trên biển NTH nếu còn lại chỉ là do sự ngoan cố của Trung Quốc. Khi đó,
giải pháp dễ nhất cho Trung Quốc để đạt tới những thoả hiệp có tính lâu dài
trên Biển NTH đơn giản là chấp nhận các đường biên giới mà những nước tranh
chấp khác đã thoả thuận. Ít khả năng là Trung Quốc sẽ đồng ý, nhưng ít nhất
những đường biên giới đó sẽ là điểm khởi đầu cho mọi cuộc thương thuyết. Nói
cách khác, cuộc tranh cãi sẽ phải xoay quanh chúng.
Thứ hai, khi đã giải quyết những tranh chấp chủ
quyền trên diễn đàn đa phương với nhau, các nước Philipin, Việt Nam, Brunei và
Malaysia sẽ thiết lập được một tiền lệ mà Bắc Kinh sẽ buộc phải tôn trọng một
khi họ chấp thuận tiến hành thương thuyết nghiêm chỉnh nhằm tìm ra một giải
pháp toàn diện cho Biển NTH. Như trên đã nói, Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng mọi
cuộc thương thuyết phải được tiến hành ở bình diện song phương. Nhưng khi người
ta chứng minh được rằng một cuộc thảo luận đa phương đã giải quyết mọi tranh
chấp ngoài Trung Quốc, thì Bắc Kinh sẽ buộc phải chấp nhận thương thuyết trong
khuôn khổ đa phương mà các nước tranh chấp ASEAN hỗ trợ.
Sau cùng, giải quyết các tranh chấp biển trong nội
bộ ASEAN sẽ giúp các quốc gia thành viên “quốc tế hoá” vấn đề. Trung Quốc đã
rất kiên quyết muốn giải quyết các tranh chấp trên cơ sở song phương để ngăn
chặn các quốc gia như Hoa Kỳ hoặc các tổ chức như ASEAN có thể có bất kỳ vai
trò nào. Vì Trung Quốc sẽ không tham gia vòng đàm phán này, các nước Philipin,
Việt Nam, Brunei và Malaysia có thể lấy sáng kiến mời Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ
và/hoặc ASEAN tham gia các cuộc đàm phán đa phương. Như vậy lại sẽ có thêm một
tiền lệ vững chắc làm áp lực buộc Trung Quốc phải tuân theo một khi họ tỏ ra
một cách nghiêm túc là muốn giải quyết các tranh chấp.
Nói tóm lại, bằng cách giải quyết các tranh chấp
trong nội bộ ASEAN liên quan đến biển NTH, các nước Philipin, Việt Nam, Brunei
và Malaysia có thể đặt ra khuôn khổ cho các cuộc thương thuyết trong tương lai
với Trung Quốc về các tranh chấp lãnh thổ. Đồng thời, các nước này sẽ cô lập
Trung Quốc như quốc gia duy nhất ngăn cản việc đạt tới một giải phái toàn diện.
Zachary
Keck
(Bản tiếng Việt: Hoà Vân)
(*)
Nguồn: Solving Intra-ASEAN South China Sea Disputes
----
Vài
lời nói thêm
Phát biểu ý kiến kêu gọi giải quyết tranh chấp trong
nội bộ các nước ASEAN có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông Nam Á của Zachary
Keck trên tờ báo Diplomat có thể là chậm, nhưng tình hình nghiêm trọng hiện nay
và trong tương lai đòi hỏi việc giải quyết tranh chấp nội bộ này không thể trì
hoãn hơn nữa.
Liên quan đến ASEAN là vấn đề chủ quyền Trường Sa mà
hiện nay người Việt, đặc biệt là giới trí thức chưa có quan điểm rõ ràng.
Thật ra, chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa là đến đâu? Nếu không giải quyết được
vấn đề này thì khó có sự đoàn kết giữa các nước có liên quan trong khối ASEAN
như Việt Nam, Phi, Mã, Brunei, Indonesia.
Đáng lẽ vào lúc này các nước ASEAN đã phải giải
quyết vấn đề với nhau rồi. Nước có trách nhiệm lớn nhất trong việc này là Việt
Nam, nhưng Việt Nam đã không làm gì. Vẫn cho rằng Trường Sa là của
mình.
Chính vì thế mới tạo thời gian và cơ sở cho Trung
Quốc hành động bất ngờ, đem dàn khoan vào EEZ của Việt Nam và ở gần ngay
Hoàng Sa như thế.
Trung Quốc hành động lúc mà Mỹ không có khả năng có
hành động trả đũa (và cũng không có cớ để hành động dù muốn) và lúc mà các nước
ASEAN chia rẽ, kể cả 4 nước đòi chủ quyền ở Trường Sa. Trung Quốc muốn tạo sự
đã rồi. Nó hành động đúng vào lúc mà toà án quốc tế chưa xử vụ kiện của Phi. Nó
hành động đúng vào chỗ chỉ có tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, ở chỗ mà
Việt Nam chưa dám đưa ra toà để kiện.
Việc Việt Nam cần làm là giải quyết với các nước Đông Nam Á khác cũng đòi chủ quyền như Phi, Mã Lai, Brunei. Điều này chỉ có thể làm được nếu như Việt Nam từ bỏ ý đồ cho rằng toàn bộ các đảo/đá/bãi ở Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Có nhiều lý do để thấy đòi hỏi này của Việt Nam là có vấn đề :
Việc Việt Nam cần làm là giải quyết với các nước Đông Nam Á khác cũng đòi chủ quyền như Phi, Mã Lai, Brunei. Điều này chỉ có thể làm được nếu như Việt Nam từ bỏ ý đồ cho rằng toàn bộ các đảo/đá/bãi ở Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Có nhiều lý do để thấy đòi hỏi này của Việt Nam là có vấn đề :
a) lịch sử không chứng minh được Trường Sa là
thuộc Việt Nam; Pháp tuyên bố chủ quyền trên cơ sở đây là vùng đất vô chủ (và
chỉ ghi được 6 địa danh trong hàng vài chục địa danh);
b) có muốn hết cũng không có sức thực hiện được việc
hành xử chủ quyền;
c) càng muốn thì càng chứng tỏ rằng mình là tiểu bá.
Cho nên tôi xin nêu lại vài đề nghị mà tôi đã trình
bày trong một bài viết trước đây của tôi cũng như đã viết cho bộ ngoại giao, để
nếu như không tạo được sự đoàn kết của cả ASEAN thì ít nhất có 4 nước lãnh
xướng (để có hậu thuẫn của ít nhất Indonesia và Singapore):
1. Mọi nước trong nhóm nước 4 nước thuộc khối ASEAN
có tranh chấp ở Trường Sa đồng ý là các kết cấu tự nhiên ở đây chỉ là đá chứ
không phải đảo. Như vậy ai làm chủ các hòn đá thì chỉ có lãnh hải 12 hải lý.
Điều này sẽ là cơ sở cho việc Hoàng Sa chỉ có lãnh hải 12 hải lý (dù ai chiếm giữ).
2. Việt Nam cũng nên từ bỏ việc đòi chủ quyền
các bãi/đá nằm trong EEZ của Phi, Brunei và Mã Lai.
3. Việt Nam và các nước nên công nhận chủ
quyền của nhau trên các đá hiện đang chiếm giữ.
4. Với sự đồng ý ở trên, 4-5 nước ASEAN có thể yêu cầu Toà hoà giải Luật biển phán quyết là các cấu trúc thiên nhiên ở Biển ĐNA lớn nhất chỉ có thể là đá. (Trung Quốc không có quyền cản vụ này). Nếu được phán quyết như thế, Trung Quốc cũng không thể đòi hơn 12 hải lý lãnh hải chung quanh Hoàng Sa cho họ khi tạm thời vấn đề chủ quyền chưa được giải quyết, và như thế không thể động đến EEZ của Việt Nam. Khi Việt Nam đòi lại được chủ quyền ở Hoàng Sa, phán quyết trên không gây thiệt hại gì cho nước ta. Toàn bộ biển còn lại sẽ là biển quốc tế. Lúc đó các nước ASEAN mới có cơ sở thảo luận với Trung Quốc "cùng nhau khai thác" và phân chia lợi ích thiên nhiên trong khu biển quốc tế.
4. Với sự đồng ý ở trên, 4-5 nước ASEAN có thể yêu cầu Toà hoà giải Luật biển phán quyết là các cấu trúc thiên nhiên ở Biển ĐNA lớn nhất chỉ có thể là đá. (Trung Quốc không có quyền cản vụ này). Nếu được phán quyết như thế, Trung Quốc cũng không thể đòi hơn 12 hải lý lãnh hải chung quanh Hoàng Sa cho họ khi tạm thời vấn đề chủ quyền chưa được giải quyết, và như thế không thể động đến EEZ của Việt Nam. Khi Việt Nam đòi lại được chủ quyền ở Hoàng Sa, phán quyết trên không gây thiệt hại gì cho nước ta. Toàn bộ biển còn lại sẽ là biển quốc tế. Lúc đó các nước ASEAN mới có cơ sở thảo luận với Trung Quốc "cùng nhau khai thác" và phân chia lợi ích thiên nhiên trong khu biển quốc tế.
Tôi nghĩ đã đến lúc chính phủ Việt Nam phải chủ động
đưa ra sáng kiến giải quyết vấn đề trong tranh chấp ở nội bộ ASEAN, tạo cái
khung cho giải pháp trong tương lai với Trung Quốc nếu có.
Vũ
Quang Việt
Chú
thích:
i « South China Sea » (Biển Nam Trung Hoa)
chỉ là tên quốc tế cho một vùng biển, cũng như Ấn Độ Dương, Vịnh Bắc Bộ hay
Vịnh Thái Lan v.v., hoàn toàn không có ý nghĩa gì về chủ quyền, người dịch
thiết nghĩ không nên gán cho các tác giả bất kỳ một ý đồ thiên vị nào.
ii Dịch gọn từ “podcast”, thực ra là một “bài”
video, truyền trên mạng internet, từ người “viết” tới người xem.
No comments:
Post a Comment