Tạp ghi
Huy Phương
Sunday, May 18, 2014 2:38:20 PM
Tháng
Mười Một, 1991, sau khi Trung Cộng và Việt Cộng thực hiện bình thường hóa quan
hệ, các nhà lãnh đạo cấp cao hai đảng cộng sản liên tiếp đi thăm lẫn nhau, hợp
tác giữa hai bên trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học kỹ
thuật, văn hóa. Hai nước cho là vì lý do địa lý, con người và chế độ chính trị,
nên giới cầm quyền hai nước cần gần gũi, gắn bó với nhau vì cùng chung bốn chữ
“tương.” “Sơn thủy tương
liên, lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, và vận mệnh tương quan.”
Phó thủ tướng Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân (trái) gặp
thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh. (Hình minh họa: Kim
Kyung-Hoon-Pool/Getty Images)
Trong tuyên bố chung, từ Tháng Hai, 1999, tổng bí
thư Trung Cộng Giang Trạch Dân đã đề ra phương châm 16 chữ và tổng bí thư Ðảng
CSVN Lê Khả Phiêu đã tán dương là “16 chữ vàng.”
“Ổn định lâu dài (trường kỳ ổn định), hướng tới tương lai (diện hướng vị lai), láng giềng hữu nghị (mục lân hữu hảo), hợp tác toàn diện (toàn diện hợp tác),” đã xác định tư tưởng chỉ đạo về sự phát triển và quan hệ hai nước, và cùng ca tụng lẫn nhau 4 cái tốt là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.”
Nhưng thật ra không phải đến bây giờ mà từ khi đảng CSVN được thành lập, đã dựa hẳn vào Trung Cộng, nhận vũ khí, lương thực để đánh miền Nam, cùng ca tụng thế “môi hở, răng lạnh” và địa dư “núi liền núi, sông liền sông!” Tố Hữu đã diễn ý của Hồ Chí Minh “sông liền sông, núi liền núi, hai mà một,” thành thơ:
“Ổn định lâu dài (trường kỳ ổn định), hướng tới tương lai (diện hướng vị lai), láng giềng hữu nghị (mục lân hữu hảo), hợp tác toàn diện (toàn diện hợp tác),” đã xác định tư tưởng chỉ đạo về sự phát triển và quan hệ hai nước, và cùng ca tụng lẫn nhau 4 cái tốt là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.”
Nhưng thật ra không phải đến bây giờ mà từ khi đảng CSVN được thành lập, đã dựa hẳn vào Trung Cộng, nhận vũ khí, lương thực để đánh miền Nam, cùng ca tụng thế “môi hở, răng lạnh” và địa dư “núi liền núi, sông liền sông!” Tố Hữu đã diễn ý của Hồ Chí Minh “sông liền sông, núi liền núi, hai mà một,” thành thơ:
“Bên này biên giới là nhà -
Bên kia biên giới cũng là quê hương!”
Bên kia biên giới cũng là quê hương!”
Vậy thì đâu còn cần phân chia ranh giới, dựng cột
mốc làm chi, của ta cũng là của Tàu, chỉ tiếc là của Tàu chưa hẳn đã là của ta!
Trên Tạp Chí Da Màu - 2009, theo bài viết của Nguyễn Tất Trung, một cán bộ cộng sản 44 năm tuổi đảng (không liên hệ gì với Nguyễn Tất Thành), thì suốt đời Hồ Chí Minh luôn luôn coi nguồn cội của dân tộc Việt là Trung Quốc. Ông này cũng cho người Việt Nam còn “Tàu” hơn cả Tàu Tây Tạng, Tàu Tân Cương, Tàu Duy Ngô Nhĩ... vì nguồn gốc của dân Việt khởi thủy ở sông Dương Tử của Trung Quốc.
Theo bài viết này thì Mao Trạch Ðông là thần tượng của Hồ Chí Minh và ông này luôn luôn trung thành, thương yêu Trung Cộng, “bác” học tiếng Quan Thoại thật thuần thục để viết những bài thơ đầu tiên trong tù tặng anh em, bác mặc áo “đại cán của Tàu,” yêu cầu đọc tên bác theo kiểu Tàu (người Việt gọi là ông Minh, chứ không gọi là ông Hồ), thậm chí trước lúc trút hơi thở cuối cùng, “bác” nói muốn nghe một bài hát Tàu và nhờ một y tá Tàu tên Vương Tinh Minh hát cho nghe. Nghe xong “bác” mới chịu ra đi.
Chúng ta đang nghi ngờ luận cứ của “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” nói ông này sau là người Tàu đóng vai, nhưng liệu những hành động của một người đứng đầu một nước có thể hành sử một cách mất quốc thể như thế không?
Trên Tạp Chí Da Màu - 2009, theo bài viết của Nguyễn Tất Trung, một cán bộ cộng sản 44 năm tuổi đảng (không liên hệ gì với Nguyễn Tất Thành), thì suốt đời Hồ Chí Minh luôn luôn coi nguồn cội của dân tộc Việt là Trung Quốc. Ông này cũng cho người Việt Nam còn “Tàu” hơn cả Tàu Tây Tạng, Tàu Tân Cương, Tàu Duy Ngô Nhĩ... vì nguồn gốc của dân Việt khởi thủy ở sông Dương Tử của Trung Quốc.
Theo bài viết này thì Mao Trạch Ðông là thần tượng của Hồ Chí Minh và ông này luôn luôn trung thành, thương yêu Trung Cộng, “bác” học tiếng Quan Thoại thật thuần thục để viết những bài thơ đầu tiên trong tù tặng anh em, bác mặc áo “đại cán của Tàu,” yêu cầu đọc tên bác theo kiểu Tàu (người Việt gọi là ông Minh, chứ không gọi là ông Hồ), thậm chí trước lúc trút hơi thở cuối cùng, “bác” nói muốn nghe một bài hát Tàu và nhờ một y tá Tàu tên Vương Tinh Minh hát cho nghe. Nghe xong “bác” mới chịu ra đi.
Chúng ta đang nghi ngờ luận cứ của “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” nói ông này sau là người Tàu đóng vai, nhưng liệu những hành động của một người đứng đầu một nước có thể hành sử một cách mất quốc thể như thế không?
Ông Nguyễn Tất Trung này dùng hai chữ “giáng bút” để
ca ngợi “chân lý của trí tuệ sáng ngời” của thiên tài bợ đỡ Chế Lan Viên trong
hai câu thơ:
“Bác Mao không ở đâu xa
Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao.”
Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao.”
Xa hơn nữa, năm 1958, thủ tướng Bắc Việt Phạm Văn
Ðồng đã gửi bản công hàm “Thưa đồng chí Chu Ân Lai,” để ghi nhận và tán dương
bản tuyên bố, ngày 4 Tháng Chín, 1958, của Trung Cộng: “Tôn trọng quyết định ấy
và chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận
12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa
trên mặt biển.” Và năm 1974, Tổng Bí Thư Lê Duẩn đã cho rằng nhờ bạn bè giữ hộ
Hoàng Sa hơn là để vào tay “ngụy.” Bây giờ trên pháp lý Hoàng Sa có còn là của
Việt Nam không? Chuyện đã lỡ!
Sau này Lê Duẩn đã “yêu cầu Phó Thủ Tướng Ðặng Tiểu Bình đàm phán về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa,” Phạm Văn Ðồng cũng đã gửi đến Trung Cộng thông điệp của Việt Nam về hai quần đảo ấy, tuy nhiên, trước sau Bắc Kinh đều một mực “yêu cầu Việt Nam trở lại lập trường trước năm 1974.” “Lập trường trước năm 1974” chính là “Tuyên bố của Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng năm 1958.” Theo Ðặng Tiểu Bình: “Vấn đề này không cần thiết phải đàm phán... (đó) là lãnh thổ Trung Quốc.” (theo Huy Ðức)
Việt Nam thần phục và sợ Trung Cộng không dám có một hiệp ước quân sự với Hoa Kỳ như Nhật hay Philippines, không có đồng minh, ASEAN, Hoa Kỳ can thiệp cũng chỉ bằng tuyên bố. CSVN không được lòng dân, bao nhiêu người yêu nước chống Tàu còn nằm trong tù, vì ai chống Tàu đều bị kết tội “phản quốc.” Việt Nam hôm nay chỉ có một láng giềng, một ông bạn, một đồng chí, một đối tác quá tốt như thế, đã từng cho Việt Nam một bài học vì “tính phản phúc” thì bây giờ kêu ca với ai! Ðồng chí tốt đã cắt cáp, đuổi bắt, đánh đập ngư dân ngay trong vùng biển Việt Nam, mà không ai dám lên tiếng phản đối. Trước tình trạng tồi tệ như hôm nay, Việt Nam cũng không dám triệu hồi đại sứ, cắt đứt ngoại giao, tệ hơn nữa, theo New York Times, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng xin sang Bắc Kinh gặp Cập Tận Bình nhưng bị từ chối.
Công nhân, con buôn Tàu tràn ngập Việt Nam. Chỉ với 10 công trình lớn dưới đây do nhà thầu Tàu đảm trách, và hàng nghìn cơ sở sản xuất của Tàu được phép kinh doanh, đã có bao nhiêu người Tàu đang bén rễ, nằm vùng trên đất Việt Nam:
1- Ðường sắt đô thị Cát Linh-Hà Ðông.
2- Dự án xa lộ Hà Nội-Hải Phòng.
3- Ðường xa lộ Nội Bài-Lào Cai.
4- Bô xít Tây Nguyên.
5- Nhà máy gang thép Lào Cai.
6- Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải I.
7- Nhiệt điện Mông Dương 2.
8- Nhà máy thủy điện Sông Bung 4.
9- Chung cư Golden Westlake.
10- Nhà máy dệt may tại khu công nghiệp Lai Vu.
Phía Trung Cộng đã yêu cầu Việt Nam phải bảo đảm tài sản cho người Tàu, nếu có bạo động, công an Việt Nam không giữ được tài sản và mạng sống của họ, thì chuyện gì sẽ ra. Máu người Tàu đã đổ, việc Trung Cộng dùng xe tăng, vũ khí, quân lính tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam để bảo vệ kiều dân của mình là chuyện sẽ xảy ra không sao tránh được.
Ðất nước hiện nay lâm vào tình trạng “dầu sôi lửa bỏng,” nhưng ngay tại Hội Nghị 9 Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng bế mạc vào ngày 14 Tháng Năm, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ phô trương chữ nghĩa, nói qua quít, tránh né:
“Tình hình Biển Ðông hiện đang diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng, đòi hỏi toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta phải hết sức tỉnh táo, sáng suốt, tăng cường đoàn kết, cả nước một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc...”
Không biết cương quyết cách nào và từ lâu nay có cương quyết hay không, hay chỉ là một lũ hèn, “há miệng mắc quai.”
Sau này Lê Duẩn đã “yêu cầu Phó Thủ Tướng Ðặng Tiểu Bình đàm phán về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa,” Phạm Văn Ðồng cũng đã gửi đến Trung Cộng thông điệp của Việt Nam về hai quần đảo ấy, tuy nhiên, trước sau Bắc Kinh đều một mực “yêu cầu Việt Nam trở lại lập trường trước năm 1974.” “Lập trường trước năm 1974” chính là “Tuyên bố của Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng năm 1958.” Theo Ðặng Tiểu Bình: “Vấn đề này không cần thiết phải đàm phán... (đó) là lãnh thổ Trung Quốc.” (theo Huy Ðức)
Việt Nam thần phục và sợ Trung Cộng không dám có một hiệp ước quân sự với Hoa Kỳ như Nhật hay Philippines, không có đồng minh, ASEAN, Hoa Kỳ can thiệp cũng chỉ bằng tuyên bố. CSVN không được lòng dân, bao nhiêu người yêu nước chống Tàu còn nằm trong tù, vì ai chống Tàu đều bị kết tội “phản quốc.” Việt Nam hôm nay chỉ có một láng giềng, một ông bạn, một đồng chí, một đối tác quá tốt như thế, đã từng cho Việt Nam một bài học vì “tính phản phúc” thì bây giờ kêu ca với ai! Ðồng chí tốt đã cắt cáp, đuổi bắt, đánh đập ngư dân ngay trong vùng biển Việt Nam, mà không ai dám lên tiếng phản đối. Trước tình trạng tồi tệ như hôm nay, Việt Nam cũng không dám triệu hồi đại sứ, cắt đứt ngoại giao, tệ hơn nữa, theo New York Times, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng xin sang Bắc Kinh gặp Cập Tận Bình nhưng bị từ chối.
Công nhân, con buôn Tàu tràn ngập Việt Nam. Chỉ với 10 công trình lớn dưới đây do nhà thầu Tàu đảm trách, và hàng nghìn cơ sở sản xuất của Tàu được phép kinh doanh, đã có bao nhiêu người Tàu đang bén rễ, nằm vùng trên đất Việt Nam:
1- Ðường sắt đô thị Cát Linh-Hà Ðông.
2- Dự án xa lộ Hà Nội-Hải Phòng.
3- Ðường xa lộ Nội Bài-Lào Cai.
4- Bô xít Tây Nguyên.
5- Nhà máy gang thép Lào Cai.
6- Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải I.
7- Nhiệt điện Mông Dương 2.
8- Nhà máy thủy điện Sông Bung 4.
9- Chung cư Golden Westlake.
10- Nhà máy dệt may tại khu công nghiệp Lai Vu.
Phía Trung Cộng đã yêu cầu Việt Nam phải bảo đảm tài sản cho người Tàu, nếu có bạo động, công an Việt Nam không giữ được tài sản và mạng sống của họ, thì chuyện gì sẽ ra. Máu người Tàu đã đổ, việc Trung Cộng dùng xe tăng, vũ khí, quân lính tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam để bảo vệ kiều dân của mình là chuyện sẽ xảy ra không sao tránh được.
Ðất nước hiện nay lâm vào tình trạng “dầu sôi lửa bỏng,” nhưng ngay tại Hội Nghị 9 Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng bế mạc vào ngày 14 Tháng Năm, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ phô trương chữ nghĩa, nói qua quít, tránh né:
“Tình hình Biển Ðông hiện đang diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng, đòi hỏi toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta phải hết sức tỉnh táo, sáng suốt, tăng cường đoàn kết, cả nước một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc...”
Không biết cương quyết cách nào và từ lâu nay có cương quyết hay không, hay chỉ là một lũ hèn, “há miệng mắc quai.”
Mất độc lập, mất rừng, mất biển, họa mất nước đã gần
kề!
Môi hở răng lạnh, nhưng có ngày không ngăn được răng cắn môi.
Bạn đâu không thấy, hóa ra là thù.
Môi hở răng lạnh, nhưng có ngày không ngăn được răng cắn môi.
Bạn đâu không thấy, hóa ra là thù.
No comments:
Post a Comment