Nguyễn
Khanh, GĐ ban Việt Ngữ
2014-05-28
2014-05-28
Tân Tổng thống Petro
Poroshenko (T) trả lời báo chí ngày 26/5/2014 tại Kiev. AFP photo
Cuối tuần rồi, anh Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ có
mặt tại thủ đô Kiev của Ukraine, để theo dõi sinh hoạt bầu cử tổng thống của
nước Đông Âu này. Diễm Thi trao đổi ngắn với anh về những gì anh ghi nhận được
tại chỗ cho một sinh hoạt dân chủ mà cả thế giới đều chú ý đến.
Diễm
Thi: Thưa anh,
người dân Ukraine trước và sau ngày bầu cử như thế nào?
Nguyễn
Khanh: Theo tôi, câu trả lời đúng nhất vẫn là nỗi lo âu.
Hình ảnh tôi ghi nhận được là sự lo âu của người dân, từ ông tài xế lái xe cho
đến những người bình thường và thành phần trí thức mà tôi có dịp nói chuyện
trong 72 giờ đồng hồ có mặt ở Kiev cho thấy rõ là họ đang lo âu. Trước ngày bầu
cử thì họ lo không biết liệu mọi chuyện có xảy ra một cách êm thắm hay không,
sau ngày bầu cử thì họ vẫn lo, không biết chính phủ của Tân Tổng Thống Petro
Poroshenko có giúp giải quyết được những khó khăn mà quốc gia đang phải đương
đầu, từ khó khăn chính trị, ngoại giao, cho đến kinh tế, quân sự… hay không. Họ
cũng lo lắng vì không biết Nga có để yên hay vẫn tìm cách gây rối.
Tôi cũng phải nói thêm ở đây là người dân đặt niềm
tin vào ông Poroshenko, họ dồn phiếu giúp ông đắc cử ngay vòng đầu, điều đó
chứng tỏ họ tin tưởng ở ông và chứng tỏ cho thế giới thấy quyết tâm của họ là
muốn có một chính phủ để bắt tay ngay vào việc, thay thế cho chính quyền lâm thời
được dựng lên từ tháng Hai vừa rồi. Nhưng trước những thử thách quá lớn cho
người mới được chọn để lãnh đạo quốc gia, họ vẫn lo như thường, dù điều đó
chẳng ảnh hưởng gì đến niềm tin mà họ dành cho ông ta cả.
Diễm
Thi: Trước hết hãy nói về cuộc bầu cử. Kết quả có gây
ngạc nhiên cho người dân Ukraine cũng như cho anh không? Tại sao cử tri lại
chọn ông Poroshenko mà không chọn người khác?
Nguyễn
Khanh: Về kết quả bầu cử, câu trả lời của tôi là không,
chẳng ai ngạc nhiên với kết quả cả. Cả thảy có 21 ứng cử viên ước mong trở
thành người lãnh đạo quốc gia, nhưng ngay từ ngày đầu hầu như ai cũng nghĩ
người được chọn sẽ là ông Peroshenko. Điều này thể hiện rõ hơn nữa là sau khi
phòng phiếu mới đóng cửa khoảng 2 giờ đồng hồ, kết quả chính thức chưa có mà
nhân vật được dự đoán sẽ về nhì là bà Cựu Thủ Tướng Yulia Tymoshenko nhìn nhận
thất bại, và sau đó ông Poroshenko xuất hiện trong cuộc họp báo để trình bày
cho dân chúng biết những gì ông sẽ làm ngay sau khi nhậm chức.
Về câu hỏi tại sao họ chọn ông Poroshenko, câu trả
lời mà tôi ghi nhận được qua những cuộc tiếp xúc với người dân Ukraine cho thấy
họ nghĩ ông có đủ tiêu chuẩn của một nhà lãnh đạo. Mới 48 tuổi, ông từng làm
ngoại trưởng, từng điều khiển ngành kinh tế, thương mại, lại là một đại doanh
gia rất thành công trong thương trường. Nói tóm lại ông là người mà cử tri
Ukraine tin rằng có tầm nhìn, có chiến lược, có thể giúp đất nước vượt qua khó
khăn.
Diễm
Thi: Anh nói rằng ông Peroshenko đã trình bày cho dân
chúng biết những gì ông sẽ làm ngay sau khi nhậm chức. Những điểm nào được anh
xem là quan trọng nhất?
Nguyễn
Khanh: Tôi thấy hầu như điều nào tân tổng thống Ukarine
đưa ra cũng đều quan trọng cả. Trước hết ông cho biết sẽ đến khu vực miền Đông
là nơi phe thân Nga đang làm chủ tình hình để trực tiếp nói chuyện với người
dân hầu đi tìm sự đoàn kết cần có, cam kết sẽ lắng nghe tiếng nói của họ, nhưng
đồng thời ông cũng nói rõ là không nói chuyện với những kẻ đang cầm súng giết
người, tôi còn nhớ lời ông nói là “không một chính phủ nào điều đình với quân
khủng bố cả”.
Tôi không thấy ông nói gì đến kinh tế là mối quan
tâm hàng đầu của cử tri Ukraine, nhưng ngay trong những ngày cuối của cuộc vận
đồng tranh cử, ông có cam kết đưa ra một chính sách để giúp quốc gia phồn thịnh
hơn, chính sách này bao gồm cả kế hoạch về đầu tư, khai thác tài nguyên, kế
hoạch hỗ trợ thương mại, và tôi còn nhớ ông có nói rằng “kinh tế phải vững mạnh
thì mới được nước ngoài kính trọng”, ý ông bảo là nếu muốn được Nga xem là
ngang hàng trong các cuộc đàm phán thì Ukraine phải là một quốc gia phồn thịnh
đã.
Tôi cũng để ý thấy trong lúc vận động kiếm phiếu, bà
Cựu Thủ Tướng Yulia Tyroshenko nhấn mạnh đến chính sách xã hội, từ chuyện trợ
cấp cho sinh viên, giúp đỡ cho người nghèo, cho đến chuyện ngay cả nếu trả trễ
tiền điện, tiền hơi đốt… cũng không bị phạt. Ông Poroshenko thì đưa ra cái nhìn
khác, cho rằng các chường trì trợ giúp là điều phải làm, bắt buộc phải làm,
nhưng không thể hứa hẹn khi không có ngân sách để thực hiện.
Về ngoại giao, ông cho biết sẽ nói chuyện trực tiếp
với chính phủ Liên Bang Nga để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, kể cả việc
muốn ký kết một hiệp định an ninh mới với Matxcova. Ngay sau đó, Ngoại Trưởng
Nga là ông Sergei Lavrov có nói rằng sẵn sàng nói chuyện với Kiev, nhưng là đối
thoại trực tiếp chứ không qua trung gian của một quốc gia hay một tổ chức nào
cả.
Diễm
Thi: Chắc anh cũng thấy chuyện khu vưc miền Đông và
Crimea là chuyện không dễ giải quyết?
Nguyễn
Khanh: Thưa chị, điều đó hoàn toàn đúng. Ngay chính ông Poroshenko
cũng nhìn nhận như thế, thành ra bước đầu tiên của ông là bước thảo luận, xây
dựng đoàn kết quốc gia đã, trước khi đi bước kế tiếp.
Cũng phải nói thêm là tôi có dịp nói chuyện với một
số người dân Ukraine về chuyện miền Đông và chuyện Crimea. Họ nói với tôi rằng
đại đa số dân cư khu miền Đông muốn sống yên ổn, thành phần thân Nga không đại
diện cho tất cả nhưng lại là lực lượng quan trọng vì được sự hỗ trợ của Nga, kể
cả hỗ trợ công khai và ngấm ngầm. Về câu hỏi liên quan đến Crimea, họ biết lấy lại
vùng đất này không phải là điều dễ làm, nhưng vẫn có người tin rằng nếu Ukraine
thật sự vững mạnh, lúc đó có thể kéo Crimea về lại với họ.
Diễm
Thi: Sau 72 giờ ở Kiev, muốn hỏi anh là anh mang được
những gì về lại Hoa Kỳ? Cảm nghĩ của anh như thế nào khi lên máy bay về lại Mỹ?
Nguyễn
Khanh: Tôi rời Kiev với nhiều hình ảnh khác nhau. Đó là
một quốc gia còn nhiều khó khăn, thành ra hình ảnh đăm chiêu của người dân
trước và sau ngày bầu cử là hình ảnh tôi không thể quên. Tôi cũng nhìn thấy
được quyết tâm xây dựng người dân Ukarine thể hiện qua lá phiếu của họ, qua
những phát biểu họ nới với tôi ngay sau khi rời phòng phiếu. Họ bảo rằng từ năm
2001 đến giờ đã 4 lần người dân đi bầu chọn người lãnh đạo, những lần trước
chọn sai người, lần này họ tin tưởng đã chọn đúng, có người còn bảo với tôi
rằng họ nghĩ đây là cơ hội cuối cùng của Ukarine. Tôi cũng ngưỡng mộ ý chí xây
dựng dân chủ của người dân Ukraine khi nghe họ bảo họ bỏ phiếu không chỉ cho họ
mà còn cho những thế hệ tương lai.
Tôi cũng không quên những câu nói dí dỏm của người
dân Ukraine mà tôi được nghe trong 3 ngày có mặt tại Kiev. Có lẽ chị và quý
thính giả không quên bà Cựu Thủ Tướng Tyroshenko, có người bảo với tôi rằng bà
là một phụ nữ thật xinh đẹp, đẹp tới mức độ có thể trở thành tài tử xinê nhưng
họ không chọn bà vì bà đã có thời lãnh đạo, thời đó qua đi, bây giờ họ chọn một
người mới cho một đất nước mới, người đó là ông Poroshenko. Nhưng họ cũng nói
đùa tân tổng thống của họ là một người giầu có, trong túi đầy ắp những tiền,
bây giờ thì túi ông vẫn đầy, nhưng là đầy thuốc nhức đầu. Điều đó có nghĩa là
cuộc bầu cử kết thúc, ý chí của người dân đã được thể hiện qua cuộc bầu cử, và
tôi không dám nói là tương lai của Ukarine vẫn còn u ám, nhưng phải nói thật,
chưa biết quốc gia này sẽ như thế nào, đi về đâu. Chỉ hy vọng chuyện sẽ tốt
hơn.
Diễm
Thi: Xin cám ơn anh Nguyễn Khanh.
No comments:
Post a Comment