Thương chiến: Việt
Nam có đang là 'cửa sau' của Trung Quốc?
BBC News Tiếng Việt
26
tháng 3 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cy5n6e7kldro
Một
bài phân tích đăng tải trên trang web của Viện nghiên cứu Lowy (Úc) chuyên về
chính trị vào hôm 25/3 chỉ ra số phận trớ trêu của Việt Nam trong nhiệm kỳ thứ
hai của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Bài
viết được xuất bản trong bối cảnh người đứng đầu Nhà Trắng đã nhiều lần tuyên bố
rằng vào ngày 2/4 tới đây, ông sẽ áp các mức thuế "có qua có lại" lên
hàng loạt quốc gia nhằm đảm bảo "thương mại công bằng".
Các
tác giả đặt câu hỏi Việt Nam xuất khẩu hàng hóa được làm ra tại đây ''hay là một
cửa sau cho hàng xuất khẩu Trung Quốc?''.
Đây
không phải lần đầu tiên nghi vấn này được đặt ra. Trước đó, đã có nghi ngờ khi
nhiều người quan sát thấy rằng kể từ lúc thương chiến Mỹ-Trung nổ ra vào năm
2018, xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ đã tăng trưởng đáng kể và xuất khẩu từ
Trung Quốc sang Việt Nam cũng tăng mạnh đáng kể trong cùng khoảng thời gian.
Sự
tương quan này khiến nhiều người đặt câu hỏi "Made in Vietnam" (sản
xuất tại Việt Nam) có phải thực chất chính là "Made in China" (sản xuất
tại Trung Quốc).
Năm
2021, khoảng 16% hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ, tương đương 15,5 tỷ USD, bị
dán mác là hàng Trung Quốc chuyển hướng.
Vào
năm 2024, Bộ Thương mại Mỹ đã áp thuế nặng nề đối với tấm
pin mặt trời của Việt Nam vì hàm lượng Trung Quốc quá mức, tức nhiều
thành phần của sản phẩm có gốc Trung Quốc.
Trong
bài viết của Viện Lowy, hai nhà nghiên cứu Roland Rajah và Ahmed Albayrak cho rằng
Việt Nam không nên bị xem là "cửa sau" của Trung Quốc mà nên được coi
là một lựa chọn hữu ích để Mỹ đa dạng hóa chuỗi cung ứng, giảm phụ thuộc vào
Trung Quốc.
Ông
Rajah và Albayrak dẫn số liệu do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tổng hợp để
cho thấy có tới 30% hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc do chính người Việt
Nam tiêu thụ.
Họ
cũng chỉ ra rằng một lượng lớn hàng hóa mà Việt Nam nhập từ Trung Quốc không
hoàn toàn được sản xuất ở Trung Quốc.
Tỷ
lệ hàm lượng Trung Quốc đã tăng đáng kể, chiếm 28% hàng xuất khẩu của Việt Nam
sang Mỹ vào năm 2022, tăng từ 9% vào năm 2018.
Tuy
vậy, theo các ông Rajah và Albayrak, hơn 70% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ
đến từ các nguồn không phải Trung Quốc – bao gồm giá trị được sản xuất tại
chính Việt Nam và các quốc gia khác trong chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc.
Bên
cạnh đó, theo các nhà nghiên cứu, xuất khẩu của Việt Nam không chỉ tăng mạnh
sang Mỹ, mà còn tăng mạnh hơn sang các nước khác trên thế giới. Tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam năm 2024 vượt mốc 405 tỷ USD, theo Tổng cục Thống kê.
Các
nhà nghiên cứu của Lowy nhận định rằng điều đó cho thấy hàng nhập khẩu từ Trung
Quốc sang Việt Nam còn được dùng để sản xuất hàng xuất khẩu sang các thị trường
này, chứ không chỉ riêng Mỹ - dù đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam trong năm 2024 với tổng giá trị hàng hóa lên tới 136,6 tỷ USD, theo dữ liệu
của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ.
Họ
dẫn chứng thêm rằng đầu tư sản xuất từ Trung Quốc vào Việt Nam giảm mạnh trong
năm 2024, từ 12 tỷ USD năm 2023 xuống 3,6 tỷ USD năm 2024, trong khi đầu tư từ
các đối tác khác, đặc biệt là Hàn Quốc hay Nhật Bản, lại tăng lên, khoảng 7 tỷ
USD mỗi nước trong những năm gần đây.
Do
đó, họ dự báo hàng xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai phản ánh sự tham gia
lớn từ các người chơi Trung Quốc, nhưng thậm chí còn có sự hiện diện lớn hơn từ
các quốc gia khác, đặc biệt là các nước tiên tiến ở châu Á.
Hai
nhà nghiên cứu của Lowy đồng tình rằng hiện nay Trung Quốc đóng vai trò lớn
trong sự tăng trưởng hàng xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ.
Tuy
nhiên, họ cũng đánh giá cao khả năng giảm phụ thuộc Trung Quốc của Việt Nam, và
cho rằng các nhà hoạch định chính sách Mỹ nên lưu tâm điều này.
"Câu
hỏi là liệu chính quyền Trump có thấy giá trị trong điều này hay không, hay họ
chỉ quan tâm đến việc đưa sản xuất trở lại Mỹ?" bài viết của Lowy đặt vấn
đề.
Rủi
ro tăng thuế quan
Việt
Nam bị nghi làm bên trung gian cho Trung Quốc lách thuế Mỹ
Việt
Nam từng được xem là bên hưởng lợi lớn nhất trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Nhưng giờ đây, khi thương chiến ngày leo thang, quốc gia này lại có khả năng trở
thành nạn nhân lớn nhất phải chịu các đòn thuế quan của chính quyền Trump 2.0.
Có
nhiều nguyên nhân cho nguy cơ này. Trước hết, thặng dư thương mại Việt-Mỹ đã
tăng đáng kể trong những năm trở lại đây, lên mức kỷ lục 123,5 tỷ USD vào năm
2024, theo số liệu từ Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ.
Việt
Nam là quốc gia có thặng dự thương mại với Mỹ lớn thứ ba toàn cầu, chỉ sau
Trung Quốc và Mexico.
Con
số khổng lồ trên là lý do mà ông Ted Osius,
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam giai đoạn 2014-2017, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của
Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN (USABC) phải thừa nhận vào hôm 18/3: ''Chúng tôi cho rằng nguy cơ Việt Nam
bị áp thêm thuế là có thật."
Một
nguyên nhân lớn khác mà các nhà quan sát chỉ ra là hiện có nghi ngờ Việt Nam được
dùng như một bên trung gian thứ ba để Trung Quốc tuồn hàng vào Mỹ.
Điều
này bao gồm cả việc trốn thuế đơn thuần bằng cách chuyển hướng hàng hóa Trung
Quốc qua các cảng của Việt Nam, và quan trọng hơn là việc sử dụng nhiều bộ phận
và linh kiện Trung Quốc trong hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ.
Với
quan ngại đó, ông Ted Osius cũng đề nghị phía Việt Nam tăng cường kiểm soát việc
chuyển tải hàng hóa, tức không để nước khác dùng quốc gia Đông Nam Á này là nơi
trung chuyển để lách thuế Mỹ.
Bà
Alicia Garcia-Herrero, kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của công
ty Natixis ở Hong Kong, nhận định với BBC vào đầu tháng 3/2025
rằng Việt Nam
là "cửa sau" cho hàng hóa Trung Quốc.
"Việt
Nam là chìa khóa ở đây. Nếu thuế quan được áp dụng đối với Việt Nam, tôi nghĩ
điều đó sẽ rất khó khăn [cho Trung Quốc]."
"Ông
ấy [Trump] cũng có thể nhắm đến Việt
Nam và Mexico nếu nghĩ rằng các nước này đang được sử dụng như bên
thứ ba để các công ty Trung Quốc lách thuế," Nhà phân tích Robert Law,
Giám đốc Tư vấn và Thông tin chi tiết của Asialink Business thuộc Đại học
Melbourne (Úc) nói với BBC News Tiếng Việt vào cuối tháng
10/2024, ngay trước thềm cuộc bầu cử Mỹ.
Để
phòng ngừa đòn thuế quan từ phía Mỹ, chính quyền Việt Nam tới nay đã thực hiện một số biện pháp giảm
thiểu rủi ro, chẳng hạn như ký kết nhiều thỏa thuận thương mại với tổng giá trị
khoảng 4,15 tỷ USD trong chuyến công du Mỹ hồi giữa tháng Ba của Bộ trưởng Công
thương Nguyễn Hồng Diên; giảm thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) cho hàng hóa
Mỹ; tạo điều kiện đầu tư vào các ngành trọng điểm như năng lượng; thông qua
khung pháp lý cho Starlink của SpaceX;...
Đặc
biệt, Việt Nam đã áp thuế chống bán phá giá thép Trung Quốc để tránh nghi ngờ
trung chuyển hàng hóa với mức 19,38 - 27,83%, có hiệu lực từ ngày 8/3.
------------------
TIN
LIÊN QUAN
Việt Nam đang cân
nhắc gì để né thuế quan Mỹ?
26
tháng 2 năm 2025
.
Cựu đại sứ Mỹ:
'Nguy cơ Việt Nam bị áp thêm thuế là có'
19
tháng 3 năm 2025
.
Sân golf Trump ở
Hưng Yên: Bao giờ hoàn thành? Có ý nghĩa gì?
19
tháng 3 năm 2025
No comments:
Post a Comment