Hình
ảnh của Trung Quốc gặp thách thức sau sự cố tràn a-xít tại Zambia
James Palmer - Foreign
Policy
Tạ
Kiều Trang, biên
dịch | Nghiên Cứu Quốc Tế
Sự cố
tràn chất thải a-xít từ một mỏ đồng thuộc sở hữu của Trung Quốc đã làm ô nhiễm
tuyến đường thủy quan trọng nhất của Zambia.
Tiêu
điểm tuần này: Vụ
tràn a-xít nghiêm trọng tại một mỏ đồng Trung Quốc làm ô nhiễm một con sông ở
Zambia; Trung Quốc tìm cách cản trở kế hoạch của liên danh do BlackRock đứng đầu
nhằm mua lại cảng ở kênh đào Panama; Các khoản cắt giảm của chính quyền Trump đối
với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và Đài Á Châu Tự Do (RFA) làm tổn hại đến khả
năng hiểu biết về Trung Quốc tại Mỹ.
Sự
cố tràn a-xít gây khó khăn cho Trung Quốc tại Zambia
Trong
khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa biến đồng thành chiến trường mới trong cuộc
chiến thương mại với kế hoạch áp thuế, Trung Quốc đang phải giải quyết một cuộc
khủng hoảng truyền thông tại một mỏ đồng ở châu Phi. Tháng trước, một vụ tràn
a-xít nghiêm trọng tại một mỏ do Trung Quốc vận hành ở Zambia đã làm ô nhiễm
sông Kafue, tuyến đường thủy quan trọng nhất của nước này.
Thiệt
hại từ 50 triệu lít chất thải a-xít có thể thấy rõ ở khu vực hạ lưu, đi kèm là
những tác động mang tính tàn phá. Khoảng 60% dân số Zambia phụ thuộc vào sông
Kafue; nguồn cấp nước cho 700.000 người tại thành phố Kitwe bị cắt ngay sau sự
cố, mặc dù sau đó đã được khôi phục một phần. Ô nhiễm có thể lan xuống sông
Zambezi, con sông dài thứ tư của châu Phi.
Ngành
công nghiệp đồng đang bùng nổ trên toàn cầu, với giá ở mức kỷ lục và nhu cầu từ
Mỹ ngày càng tăng. Trung Quốc là nước nhập khẩu đồng lớn nhất thế giới, còn
Zambia nằm trong top 10 nhà sản xuất đồng hàng đầu. (Đồng chiếm hơn 70% kim ngạch
xuất khẩu của nước này.) Tuy nhiên, Zambia vẫn ở vị trí thấp trong chuỗi giá trị,
sản xuất đồng với chất lượng tương đối thấp và thiếu trang thiết bị hiện đại;
Trung Quốc giữ vai trò chủ đạo trong khai thác và chế biến đồng.
Ngành
khai thác đồng từ lâu đã bị coi là một ngành công nghiệp gây ô nhiễm; thủy ngân
và chì thường rò rỉ từ các mỏ và khiến đất đai bị a-xít hóa. Việc tìm quặng đồng
có chất lượng phù hợp cũng là một bài toán cũ: Công ty Anglo American South
Africa Ltd., từng vận hành một mỏ đồng ở Zambia từ năm 1925 đến 1974, hiện đang
đối mặt với một vụ kiện tập thể liên quan đến khoảng 140.000 trường hợp nhiễm độc
chì trong các cộng đồng lân cận.
Hoạt
động sản xuất đồng của Zambia từng lao đao vì giá đồng giảm mạnh – nhưng Zambia
hiện đang hướng đến mở rộng đáng kể ngành đồng, chủ yếu nhờ đầu tư từ Trung Quốc.
Các doanh nghiệp phương Tây vẫn duy trì sức cạnh tranh tại Zambia khi Mỹ năm
ngoái đã đầu tư 4 tỷ USD vào dự án “Hành lang Lobito” (Lobito Corridor) nhằm
thách thức ảnh hưởng của Trung Quốc. Đáp lại, Trung Quốc cam kết đầu tư 5 tỷ
USD vào ngành công nghiệp đồng tại Zambia đến năm 2031.
Những
khoản đầu tư của Trung Quốc vào Zambia đã giúp nước này trở thành đồng minh của
các nhà lãnh đạo Zambia, nhưng cũng là mục tiêu chỉ trích của phe đối lập,
trong đó nhiều chính trị gia thường thay đổi quan điểm sau khi lên nắm quyền.
Những khoản đầu tư ban đầu đã làm dấy lên các cuộc đụng độ với công nhân mỏ về
vấn đề tiền lương và điều kiện lao động bất công. Năm 2018, bạo loạn nổ ra tại
Kitwe nhằm chống lại doanh nghiệp Trung Quốc, phản ánh tâm lý bài Trung Quốc
ngày càng gia tăng.
Nhiều
người Zambia đổ lỗi cho các khoản vay từ Trung Quốc đã làm trầm trọng thêm tình
trạng vỡ nợ quốc gia trong đại dịch COVID-19 năm 2020. Tâm lý bài Trung đã giúp
Tổng thống Hakainde Hichilema giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử năm
2021. Tuy nhiên, sau khi nhậm chức, Hichilema đã thay đổi lập trường, và Trung
Quốc vẫn duy trì mối quan hệ bảo trợ vững chắc với Zambia.
Với
mong muốn tăng sản lượng đồng hơn gấp ba, Hichilema sẽ cần thêm tiền từ Trung
Quốc. Dù mức độ ủng hộ Trung Quốc tại Zambia đã giảm trong thập kỷ qua, nhưng
nhìn chung vẫn khá tích cực.
Tuy
nhiên, thảm họa sông Kafue có thể trở thành một điểm quy tụ mới (rallying
point) cho làn sóng bài Trung Quốc không chỉ ở Zambia mà còn trên toàn châu
Phi. Tại Zambia, một dự luật về môi trường vốn bị các nhóm lợi ích khai thác mỏ
trì hoãn, nay lại có khả năng được xúc tiến. Chính phủ Zambia đã bắt đầu đình
chỉ hoạt động khai thác ở một số khu vực. Tuy nhiên, nhu cầu về vốn đầu tư từ
Trung Quốc, và theo đó là nhu cầu duy trì quan hệ tốt với Bắc Kinh, vẫn chưa
thay đổi.
Nhưng
nhu cầu đồng từ phía Trung Quốc có thể sụt giảm. Trong bối cảnh Chủ tịch Tập Cận
Bình đang đẩy mạnh sản xuất, các nhà máy luyện đồng Trung Quốc đang hoạt động hết
công suất. Trong khi đó, ngành bất động sản – lĩnh vực thúc đẩy nhu cầu về đồng
– còn chưa chạm đến đáy khủng hoảng.
Cả
hai xu hướng trên có thể khiến giá đồng giảm đột ngột như năm 2008 – đẩy Zambia
và các nước sản xuất đồng khác vào cảnh kinh tế bế tắc còn môi trường bị tàn
phá.
Tin
tức được quan tâm
Thỏa
thuận về kênh đào Panama.
Trung
Quốc đang nỗ lực cản trở kế hoạch của liên danh do BlackRock của Mỹ đứng đầu nhằm
mua lại các cảng tại Kênh đào Panama từ một công ty điều hành tại Hồng Kông. Thỏa
thuận này có vẻ là một thắng lợi cho những phát ngôn quyết liệt của Trump.
BlackRock cam kết chi 19 tỷ USD để mua lại các cảng, cộng thêm hơn 40 cảng khác
trên toàn thế giới từ tay tập đoàn C.K. Hutchison ở Hong Kong thuộc sở hữu của
người giàu thứ hai Hồng Kông, tỷ phú Lý Gia Thành (Li Ka-shing).
Tuy
nhiên, Trung Quốc đã yêu cầu các cơ quan quản lý kiểm tra kỹ thỏa thuận này. Về
mặt luật pháp, Bắc Kinh khó hủy bỏ được thỏa thuận. Nhưng trên thực tế, tài sản
của Lý cũng như nhiều ông trùm Hồng Kông khác phần lớn phụ thuộc vào sự ủng hộ
của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trung Quốc có nhiều cách để siết chặt hoạt
động kinh doanh của Lý Gia Thành hoặc nhắm vào cá nhân ông.
Lý
Gia Thành vốn đã là mục tiêu của ĐCSTQ do bị cáo buộc liên quan đến phong trào
dân chủ ở Hồng Kông. Lý có thể sẽ bị Bắc Kinh coi là “người không được hoan
nghênh” (persona non grata), trừ khi ông hoàn toàn rút khỏi thoả thuận này.
Cắt giảm
VOA và RFA gây ảnh hưởng tiêu cực.
Theo
Lili Pike của tờ Foreign Policy, việc chính quyền Trump cắt giảm
ngân sách của VOA và RFA sẽ gây tổn hại đến khả năng hiểu biết về Trung Quốc ở
Mỹ. Tin tức về Trung Quốc của VOA và RFA từng dẫn đầu thế giới nhờ vào đội ngũ
phóng viên nói tiếng Trung bản ngữ và có nguồn tin “nội bộ” trong nước.
Truyền
thông nhà nước Trung Quốc hoan nghênh việc cắt giảm VOA tương tự như cách họ ăn
mừng khi thấy “Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ” (NED) của Mỹ bị cắt giảm hồi tháng
trước.
Việc
nhắm vào VOA và RFA là một lời nhắc nhở rằng xung đột lần này của Trump với
Trung Quốc mang màu sắc của chủ nghĩa dân tộc nhiều hơn là ý thức hệ. Trong nhiệm
kỳ đầu của Trump, các nhân vật như Ngoại trưởng Mike Pompeo và Phó Cố vấn An
ninh Quốc gia Matt Pottinger đã kết hợp tuyên ngôn MAGA (Make America Great
Again – Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại) với việc chống lại chế độ chuyên chế của
Trung Quốc.
Những
chính trị gia từng tự xem mình là đối thủ ý thức hệ chống Bắc Kinh như Ngoại
trưởng Marco Rubio, nay lại
cản trở các nỗ lực chống
tin giả, hoạt động nhân quyền và tổ chức phi chính phủ để duy trì mối quan hệ
thân cận với Trump. Theo nhà báo Howard French của tờ Foreign Policy,
những quan điểm trên cũng tương đồng với quan điểm của Nga và Trung Quốc.
Công
nghệ và Kinh doanh
Bắc
Kinh đặt mục tiêu thúc đẩy tiêu dùng.
Giới
lãnh đạo Trung Quốc vừa công bố “Kế hoạch hành động đặc biệt để thúc đẩy tiêu
dùng” do các cơ quan cấp cao của Đảng và chính phủ xúc tiến với kỳ vọng vực dậy
nền kinh tế đang suy thoái và ngăn chặn mối đe doạ từ chính sách thuế quan của
Trump. Kế hoạch này đã tạo động lực cho các nhà đầu tư và thị trường chứng
khoán Trung Quốc.
Nhưng
như chúng tôi đã đề cập vào tuần trước, việc khuyến khích chi tiêu tiêu dùng từ
trên xuống đã thất bại với công chúng Trung Quốc, những người vẫn còn cảm thấy
thất vọng sau đại dịch. Kế hoạch của giới lãnh đạo bao gồm những biện pháp quen
thuộc như giảm chi phí chăm sóc trẻ em, nhưng kết quả mang lại rất ít và còn phụ
thuộc vào sự hỗ trợ mà chính quyền địa phương hứa hẹn.
Tuy
nhiên, các chính quyền địa phương lại đang gặp khó khăn tài chính, và mặc dù Bắc
Kinh mới đây đã công bố một kế hoạch dài hạn với hy vọng tái cân bằng ngân sách
để giảm gánh nặng tài khóa cho các địa phương, nhưng kế hoạch đó sẽ không thể
thực hiện một cách triệt để trong vài năm tới. Còn công chúng Trung Quốc sẽ
không mở hầu bao của mình cho đến khi nào họ thấy các chính quyền địa phương bắt
đầu chi tiêu trở lại, thay vì tiếp tục dựa vào doanh nghiệp để giải quyết nợ.
Cuốn
sách “kể hết” về Facebook chứa đựng những tiết lộ về Trung Quốc.
Cuốn
sách Careless People (Tạm dịch: Những người bất cẩn)
của người lên tiếng tố cáo Facebook, Sarah Wynn-Williams, tiết lộ rằng công ty
(nay là Meta) suýt đạt được thỏa thuận để hoạt động tại Trung Quốc; tiết lộ này
đã làm mất thể diện của Meta. Họ phản bác các cáo buộc và đang cố gắng đình bản
cuốn sách.
Nhà
đồng sáng lập Facebook Mark Zuckerberg nịnh bợ Tập là câu chuyện khiến những
người theo dõi tình hình Trung Quốc cảm thấy thích thú trong suốt nhiều năm.
Nhưng Wynn-Williams viết rằng vào giữa những năm 2010, Facebook đã gần như sẵn
sàng chia sẻ toàn bộ dữ liệu người dùng với Trung Quốc. Câu chuyện này càng
thêm nhạy cảm khi Zuckerberg hiện đã tái định vị và coi mình là đồng minh tư tưởng
của Trump, đồng thời đã nhiều năm lợi dụng mối đe dọa từ Trung Quốc để vận động
chống lại các quy định ở Washington.
Nguồn: James Palmer, “China
Faces PR Challenge in Zambia”, Foreign Policy, 18/03/2025
==================================================
Có
thể bạn quan tâm:
1.
Cái
chết đáng ngờ của một quan chức Trung Quốc làm dấy lên nhiều đồn đoán
2.
Đằng sau tuyên bố ủng hộ
Iran của Trung Quốc
3.
Tin tặc
Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông của Mỹ
4.
Tại
sao Trung Quốc chưa thể vực dậy niềm tin của người tiêu dùng?
5.
Triều Tiên và Myanmar làm
Bắc Kinh đau đầu
6.
Các cơ
quan quản lý công nghệ Trung Quốc nới lỏng kiểm soát
7.
Thái độ của
Trung Quốc đối với bầu cử tổng thống Mỹ
8.
Các
vụ tấn công hàng loạt ở Trung Quốc gây lo ngại và bị kiểm duyệt
No comments:
Post a Comment