Chủ
quyền đối với Miền Nam Việt Nam theo công pháp quốc tế
RFA
2024.06.12
Tối
ngày 9 tháng 6, 2024, một cuộc mít-tinh được Chính quyền Phnom Penh cho phép tổ
chức tại thủ đô của Campuchia để kỷ niệm một sự kiện được cho là Pháp đã “nhượng
lại” vùng Khmer Krom (bao gồm phần lớn miền Nam Việt Nam ngày nay) từ năm 1949.
RFA phỏng vấn nhà nghiên cứu Hoàng Việt ở Trường Đại học Luật Tp. HCM, một
chuyên gia về công pháp quốc tế về tranh chấp chủ quyền và lãnh thổ, về vấn đề
chủ quyền đối với miền Nam Việt Nam (hay “Khmer Krom” trong cách gọi của
Campuchia) theo công pháp quốc tế.
Những
con tàu ở trên sông Hậu tại chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ hôm 17/7/2017 (minh hoạ) - Roberto SCHMIDT / AFP
*
RFA.
Xét về mặt công pháp quốc tế, có hay không sự tranh chấp chủ quyền đối với vùng
đất Nam Bộ Việt Nam mà một số người Campuchia gọi là vùng đất Khmer Krom? Có
đúng là vùng đất Nam Bộ chỉ trở thành đất Việt Nam từ sau năm 1949 với Hiệp định
Élysée?
Hoàng
Việt
Năm
1689 Chúa Nguyễn Phúc Chu cử thống suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Gia Định
để quản lý vùng phía Nam. Tuy nhiên, thời điểm đó chưa quản lý đầy đủ. Lịch sử
mở rộng lãnh thổ của Việt Nam đã phải diễn ra rất nhiều chặng đường khác
nhau.
Lúc
đó, các quy định trong luật pháp quốc tế về thụ đắc lãnh thổ chưa được xác lập
rõ ràng như sau này. Phải đến thế kỷ 20, nhất là sau vụ tranh chấp đảo Palmas
giữa Hoa Kỳ và Hà Lan năm 1928 thì mới hình thành một hệ thống pháp lý quốc tế
về lãnh thổ quốc gia.
Chưa
cần nói đến lịch sử xa hơn, chỉ cần nói đến sự kiện năm 1802, vua Gia Long thống
nhất Việt Nam, xác lập một lãnh thổ từ bắc đến nam, bao gồm ĐBSCL.
Trên
thế giới, trong lịch sử có nhiều cuộc chiến tranh giành lãnh thổ giữa các quốc
gia. Lịch sử trước thời kỳ hiện đại là như vậy. Lúc đó thế giới chưa có quy định
về thụ đắc lãnh thổ, mà lãnh thổ được quyết định bằng cách bên nào mạnh hơn thì
bên đó giữ lãnh thổ.
Ngoài
ra, lịch sử ghi lại thì cách Việt Nam mở rộng lãnh thổ chủ yếu là phương pháp
di dân, tức là người Việt được đưa tới ở, người Khmer lấy người Việt tới thì
lui dần. Cuộc mở rộng lãnh thổ đó của nhà Nguyễn không có những cuộc tàn sát để
chiếm lãnh thổ.
Thực
tế hiện giờ cộng đồng bản địa Khmer vẫn còn nguyên vẹn với 1,3 triệu người cùng
các di sản văn hóa của họ.
Tức
là đến 1802 thì Nhà Nguyễn đã xác lập lãnh thổ gần giống như bây giờ.
Đến
1858 thì người Pháp tấn công Việt Nam. Đến 1884 thì chiếm toàn bộ Việt Nam.
Pháp chia Việt Nam làm ba kỳ là Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Trung Kỳ. Trong đó, Nam Kỳ thuộc
Pháp, còn Bắc Kỳ và Trung Kỳ thuộc Nhà Nguyễn, do Pháp bảo hộ.
Nam
Kỳ theo Hiệp ươc Patenôtre giữa Nhà Nguyễn và thực dân Pháp là xứ thuộc Pháp,
do Pháp quản lý. Vậy thì làm sao có thể nói đất Nam Kỳ thuộc một nhà nước nào
khác như nhà nước Khmer Krom? Chưa từng tồn tại một nhà nước như vậy của người
Khmer Krom.
Trước
khi người Pháp tới thì lãnh thổ đó thuộc quyền quản lý của Nhà Nguyễn. Khi Pháp
tới thì lãnh thổ đó thuộc quyền quản lý của Pháp chứ không phải của một nhà nước
nào khác.
Thêm
nữa, vấn đề tranh chấp lãnh thổ theo công pháp quốc tế, phải là vấn đề do các
quốc gia xử lý với các quốc gia. Tức đây là công việc của nhà nước, chứ một vài
nhóm người Khmer Krom đòi hỏi chủ quyền thì điều đó không có ý nghĩa gì về luật
pháp quốc tế.
Vì
vậy, xét về mặt công pháp quốc tế thì không có tranh chấp lãnh thổ nào đối với
vùng đất Nam Bộ này.
*
RFA.
Triều Nguyễn của Việt Nam đã xác lập chủ quyền của toàn bộ Việt Nam thống nhất
từ bắc đến nam từ năm 1802. Vậy về mặt công pháp quốc tế, thì những vùng đất đã
được xác lập chủ quyền trước thời kỳ hiện đại, khi luật pháp quốc tế về thụ đắc
lãnh thổ còn chưa ra đời, như ông nói, chủ yếu là sau tranh chấp đảo Palmas năm
1928, thì có khả năng hồi tố hay không?
Hoàng
Việt
Việc
đòi hay không đòi là việc của Campuchia. Nếu Campuchia thích thì đòi; nhưng vấn
đề là dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế thì bằng chứng ở đâu.
Trong
vụ tranh chấp Pedra Branca giữa Malaysia và Singapore, Tòa án Công lý Quốc tế
đã tuyên bố rằng ngay cả với giả định là Malaysia đã tới Pedra Branca trước,
nhưng sau đó Malaysia không quản lý nó mà Singapore sau đó đã quản lý nó trên
thực tế cho đến tận thời điểm tranh chấp. Singapore đã chiếm hữu và quản lý lâu
dài mà không có tranh chấp. Do đó, mặc dù Malaysia là bên chiếm hữu danh nghĩa
đầu tiên, tức là đến đó đầu tiên, nhưng Singapore lại là bên chiếm hữu và quản
lý trên thực tế, lâu dài và biện pháp hòa bình. Cho nên Tòa đã trao quyền cho
Singapore.
Cái
quốc gia mà các bạn Khmer Krom nói tới đã là một quốc gia được công nhận về mặt
luật pháp quốc tế chưa? Nước Campuchia ngày nay có thể tuyên bố kế thừa hay
không?
Thời
điểm năm 1802 khi nước Việt Nam thống nhất cả nam bắc được thành lập thì còn
chưa có luật pháp quốc tế về vấn đề thụ đắc lãnh thổ. Nếu có nước nào muốn kiện
thì phải áp dụng luật thời đó chứ không thể áp dụng những bộ luật ra đời trong
thời kỳ hiện đại.
Trong
luật quốc tế, có một nguyên tắc là không chấp nhận hồi tố mà phải xét luật theo
thời điểm, tức là xét vấn đề theo luật của thời điểm xảy ra vấn đề đó, thuật ngữ
luật học tiếng Anh là “intertemporal law”.
Dựa
trên tất cả các điều khoản luật pháp quốc tế như vậy thì không có cách gì một vụ
kiện như vậy của Campuchia, nếu xảy ra, có thể thắng được cả về pháp lý lẫn thực
tế.
Hiện
vùng đất đó đã trở thành “máu của máu Việt Nam, thịt của thịt Việt Nam” thì
không thể đòi lại bằng luật pháp quốc tế.
*
RFA.
Các hoạt động kỷ niệm việc “mất Khmer Krom” ở Campuchia bắt đầu diễn ra khoảng
mười năm trở lại đây. Ông không chỉ là nhà nghiên cứu về công pháp quốc tế mà
còn là nhà quan sát về quan hệ quốc tế trong khu vực. Theo ông, liệu có hay
không tác động của bối cảnh chính trị quốc tế gần đây không?
Hoàng
Việt
Như
đã nói là không có cơ sở pháp lý nào để Campuchia đòi vùng đất đó cả.
Phải
nói thêm là sau này người Pháp là đại diện cho Triều Nguyễn đã đại diện cho Triều
Nguyễn để ký hiệp định phân giới biên giới giữa Nam Kỳ với Campuchia (RFA
chú thích: Đó là hai công ước ngày 9 tháng 7 năm 1870 và 15 tháng 7 năm 1873,
giữa Pháp và Campuchia, xác định cơ bản đường biên giới hiện nay giữa Campuchia
và Việt Nam). Người Pháp sau khi xác lập chế độ bảo hộ đã đại diện Triều
Nguyễn ký một loạt hiệp ước phân định biên giới, trong đó có nhà Thanh,
Campuchia và Lào. Campuchia cũng đã ký hiệp định biên giới đó rồi, cắm mốc biên
giới rồi. Bây giờ không có lý do gì để đòi lại cả.
Còn
tại sao Campuchia hiện nay cho nhóm đó tổ chức mít-ting về sự kiện đó thì đây
là vấn đề chính trị.
Gần
đây, quan hệ Campuchia và Việt nam có vẻ hơi xấu đi, đặc biệt do sự kiện kênh
đào Techo Funan. Giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng có căng thẳng về biển Đông.
Ông Hunsen phê phán phía Việt Nam có nhiều người dân chửi bới ông ấy trên mạng
vì làm kênh đào Funan, nhưng về mặt nhà nước thì Chính phủ Việt Nam chưa bao giờ
phản đối Campuchia làm dự án đó cả.
Có
lẽ đây cũng là một con bài chính trị mà các nhà chính trị sử dụng để kích bác lẫn
nhau.
Ông
Sam Rainsy đối lập của Hun Sen trước đây phê phán Hun Sen bán đất cho Việt Nam
khi hai bên cắm mốc phân định biên giới lãnh thổ. Sau này ông Hun Sen đã chứng
minh rằng ông không nhượng bộ Việt Nam một mét đất nào hết.
Nhưng
rồi, bây giờ chính ông Sam Rainsy, đối lập của ông Hun Sen, lại viết nhiều bài
phê phán dự án kênh đào Techo Funan. Ông Sam Rainsy cho rằng dự án này chỉ đem
lại lợi ích cho Trung Quốc mà thôi. Như vậy, ông ấy đã đổi giọng.
Điều
đấy cho chúng ta thấy đó là các con bài chính trị để các nhà chính trị sử dụng
với nhau.
Trong
bối cảnh có vẻ hai nước đang không được hòa hợp cho lắm về kênh đào Techo Funan
nên tôi phỏng đoán đây có lẽ là một phản ứng của phía Campuchia với Việt Nam
chăng.
*
RFA
xin cảm ơn nhà nghiên cứu Hoàng Việt đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn
này.
-------------------------
Tin,
bài liên quan
THỜI
SỰ
Ý
nghĩa của việc trùng tu Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa trong công cuộc “hòa giải
dân tộc”!
Chương
trình Tri ân thương phế binh VNCH chấm dứt sau 12 năm
Hàn
gắn vết thương chiến tranh: Cơ chế khác biệt khiến không ai tìm hài cốt binh sĩ
VNCH mất tích
Vì
sao chúng tôi thành lập dự án Bảo tàng Di sản Việt Nam Cộng Hòa?
Pháp
trị dân chủ, kinh tế tự do và nhân quyền tôn trọng – nền tảng trong di sản chế
độ VNCH
No comments:
Post a Comment