Bộ Chính trị ra quyết
định mới về kỷ luật đảng viên cấp cao, cho thấy điều gì?
BBC Tiếng Việt
16
tháng 6 2024, 14:31 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c6ppe1kdkejo
Thường
trực Ban Bí thư Lương Cường đã ký Quyết định 165 của Bộ Chính trị ban hành quy
trình ba bước xem xét, thi hành kỷ luật với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm
quyền Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Sáu
ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 thôi nhiệm vụ kể từ đầu khóa tới nay
Quyết
định này có hiệu lực thi hành từ ngày 6/6/2024, thay thế cho Quyết định
195/2008 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét,
thi hành kỷ luật đối với đảng viên là Ủy viên Trung ương Đảng.
Tính
đến nay, Trung ương Đảng khóa 13 đã có 21 người thôi nhiệm vụ (không kể người
những người thôi nhiệm do các nguyên nhân tự nhiên như chết, sức khỏe...).
Trong đó, 11 người bị khởi tố hoặc kỷ luật, 10 người "xin thôi" vì đã
vi phạm những điều đảng viên không được làm. Trong số người "xin
thôi" này có tới sáu người thuộc Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư - những nhân
vật thuộc nhóm quyền lực nhất.
Mới
đây, ngày 15/6, ông Đinh Tiến
Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, bị
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật vì "vi phạm nguyên tắc tập
trung dân chủ, quy chế làm việc".
Theo
một số nhà quan sát, quyết định mới về quy trình ba bước xem xét, thi hành kỷ
luật nói trên chỉ là cách công khai hóa thủ tục lâu nay.
Quy
trình ba bước
Quy
trình này gồm: bước chuẩn bị, bước tiến hành kỷ luật, bước kết thúc.
Bước
1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư hồ sơ vụ việc gồm
tờ trình, báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm và
tài liệu có liên quan.
Sau
đó, Văn phòng Trung ương Đảng sao gửi hồ sơ vụ việc mà Ủy ban Kiểm tra Trung
ương trình lên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hồ sơ mà Bộ Chính trị trình đến các ủy
viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng theo quy chế làm việc.
Thường
trực Ban Bí thư phân công ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư nghe đại diện
tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm trình bày ý kiến trước khi tổ chức hội nghị xem
xét kỷ luật.
Nếu
đảng viên vi phạm là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư thì tổng bí thư
hoặc thường trực Ban Bí thư nghe đảng viên vi phạm trình bày ý kiến.
Ở
bước tiến hành kỷ luật sẽ có hai hội nghị. Thứ nhất là hội nghị Bộ Chính trị,
Ban Bí thư xem xét, quyết định kỷ luật với thành phần tham dự gồm Bộ Chính trị
hoặc Ban Bí thư; đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức
Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng.
Trường
hợp cần thiết sẽ mời đại diện tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm và đại diện tổ chức
Đảng quản lý đảng viên.
Tại
hội nghị này, đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương trình bày tờ trình, báo cáo đề
nghị thi hành kỷ luật.
Tiếp
đến đại diện tổ chức Đảng vi phạm, đảng viên vi phạm trình bày ý kiến, tổ chức
Đảng có đảng viên vi phạm phát biểu.
Ủy
viên Bộ Chính trị hoặc ủy viên Ban Bí thư được phân công gặp đại diện tổ chức Đảng,
đảng viên vi phạm trước khi họp xem xét kỷ luật báo cáo về kết quả cuộc gặp,
trao đổi.
Sau
đó, hội nghị thảo luận, biểu quyết quyết định hình thức kỷ luật hoặc biểu quyết
đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật theo quy định.
Tình
hình chuyển biến nhân sự trong Bộ Chính trị khóa 13
Trường
hợp Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý kỷ luật thì Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ
trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng chuẩn bị hồ sơ vụ việc để Bộ Chính
trị trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng (vì Trung ương Đảng là bên có tiếng nói
cuối cùng trong việc quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả ủy viên
Trung ương, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Bộ Chính trị).
Trường
hợp không quyết định thi hành kỷ luật thì Văn phòng Trung ương Đảng thông báo bằng
văn bản đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương và tổ chức Đảng, đảng viên có liên quan
biết.
Ở
hội nghị thứ hai, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, quyết định kỷ luật
thành phần gồm Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra
Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương, các ban đảng có
liên quan.
Tại
hội nghị, đại diện Bộ Chính trị đọc tờ trình, báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật.
Tiếp
đó, đại diện tổ chức Đảng, đảng viên có vi phạm trình bày ý kiến. Sau đó, hội
nghị thảo luận, biểu quyết quyết định hình thức kỷ luật bằng phiếu kín.
Trường
hợp Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định không thi hành kỷ luật thì ủy quyền
cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư thông báo bằng văn bản đến tổ chức Đảng, đảng viên
có liên quan biết.
Thường
trực Ban Bí thư Trương Thị Mai là trường hợp lãnh đạo cấp cao xin thôi và được
Ban Chấp hành Trung ương đồng ý
Trong
quá khứ, đã có trường hợp Bộ Chính trị quyết định kỷ luật một đảng viên nhưng
Ban Chấp hành Trung ương Đảng không thông qua.
Đó
là trường hợp của ủy viên Bộ Chính trị được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gọi
là "đồng
chí X".
Bước
cuối cùng của quy trình là bước kết thúc.
Tại
bước này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương
Đảng tham mưu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành
quyết định thi hành kỷ luật hoặc thông báo không kỷ luật.
Bộ
Chính trị hoặc Ban Bí thư triển khai quyết định kỷ luật, thông báo không kỷ luật
đến tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Ủy
ban Kiểm tra Trung ương hoàn chỉnh hồ sơ xem xét, thi hành kỷ luật và bàn giao
Văn phòng Trung ương Đảng lưu trữ hồ sơ theo quy định.
Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Ủy ban Kiểm tra Trung
ương theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và đảng viên có liên
quan chấp hành quyết định thi hành kỷ luật.
·
Đảng Cộng sản Việt
Nam: công tác nhân sự thất bại?
7 tháng 5 năm 2024
·
Quy định 41 của
Bộ Chính trị giúp cán bộ cấp cao 'hạ cánh an toàn'?
25 tháng 4 năm 2024
·
Bộ Chính trị trừng
phạt quan chức sợ trách nhiệm, có hiệu nghiệm?
7 tháng 6 năm 2024
Khởi
tố, bắt giam hay khai trừ khỏi Đảng trước?
Quyết
định mới của Bộ Chính trị không nêu rõ về việc đối với những đảng viên vi phạm
tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử lý về mặt đảng trước (tức
khai trừ khỏi đảng) hay về hình sự trước (tức bị khởi tố, bắt giam).
Bởi
lẽ, một điều đáng chú ý trong cách xử lý đảng viên liên quan đến các án lớn gần
đây như vụ Phúc Sơn, Thuận An, Đại Ninh cho thấy một sự dịch chuyển lớn: các đảng
viên là ủy viên Trung ương Đảng bị bắt, khởi tố trước rồi mới bị khai trừ khỏi
Đảng.
Trong
khi đó, những vụ việc trước đây có liên quan đến cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị,
Ban Bí thư quản lý, Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ phải có kết luận và đệ trình
Bộ Chính trị, Ban Bí thư rồi đưa ra Trung ương Đảng xem xét, quyết định kỷ luật
đảng cán bộ đó trước khi quy trình tố tụng hình sự bắt đầu.
Đơn
cử, trong
vụ Phúc Sơn khiến hàng loạt quan chức vướng vào lao lý thì có bà
Hoàng Thị Thúy Lan là bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, ủy viên Trung ương Đảng khóa
13. Bà Lan bị khởi tố, bắt giam vào ngày 8/3. Tới ngày 20/3, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng thống nhất khai trừ bà Lan.
Điều
này cũng tương
tự vụ án Thuận An: Ông Dương Văn Thái, ủy viên Trung ương Đảng
khóa 13, bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, bị khởi tố trước rồi mới bị khai trừ.
Trong vụ án Đại
Ninh, ông Trần Đức Quận, ủy viên Trung ương khóa 13, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ
tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng, được thông báo bị bắt vào ngày 24/1. Một tuần sau, ông
bị khai trừ đảng.
Xét lại vụ Việt Á,
hai ủy viên Trung ương Đảng là Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và Chủ tịch
UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh bị khai trừ đảng vào ngày 6/6/2022.
Ngay
hôm sau, 7/6/2022, cả hai ông bị bắt, khởi tố và khám xét nhà. Riêng ông Long bị
chủ tịch nước ký quyết định cách chức trong cùng ngày.
Ông
Nguyễn Thanh Long và ông Chu Ngọc Anh nằm trong số nhiều ủy viên Trung ương Đảng
khóa 13 bị xử lý hình sự
Một
nhà quan sát nhận định với BBC rằng, đã có sự dịch chuyển trong cách làm án của
Bộ Công an lẫn về tiến trình thi hành kỷ luật của Đảng và đúng là trước đây, phải
xử lý đảng rồi Bộ Công an mới bắt tay vào.
Quyết
định mới của Bộ Chính trị về quy trình ba bước xem xét, kỷ luật các cán bộ thuộc
diện thẩm quyền của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Trung ương Đảng không nêu sự liên
quan công việc của bên ngoài tổ chức Đảng.
Điều
này nghĩa là không định rõ việc Bộ Công an hay Đảng xử lý trước. Thế nhưng, thực
tế hiện nay là trong nhiều vụ, công an xử lý hình sự trước rồi sau đó Đảng mới
ra quyết định khai trừ.
"Có
sự thay đổi này theo tôi là vì thủ tục bên đảng thường chậm, nó không đáp ứng
được bản chất của tố tụng khẩn cấp. Ví dụ, phạm pháp quả tang, thì luật tố tụng
quy định phải bắt khẩn cấp; nếu làm thủ tục đảng, thì có khi người phạm tội bỏ
chạy hoặc thế nào nữa, thì không được," nhà quan sát giấu tên nói với BBC.
Một
điều mà người này nhấn mạnh nữa là quy trình mới: Công an khởi tố, bắt giam rồi
Đảng khai trừ còn cho thấy Bộ Công an "thực sự có quyền lực rõ ràng hơn, mạnh
hơn".
"Công
an có quyền tố tụng và bắt giam, còn ủy ban kiểm tra không có quyền đó."
Vào
giữa tháng 3, trong buổi họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14 (khi Chủ
tịch nước Võ Văn Thưởng chưa từ chức), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết chỉ
tính từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 (tới thời điểm phát ngôn), Trung ương, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã phải thi hành kỷ luật "gần 100
cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý".
Không
chỉ có khóa 13, trong nhiệm kỳ Đại hội khóa 12, hơn 110 cán bộ diện Trung ương
quản lý đã bị kỷ luật, trong đó có 27 ủy viên, cựu ủy viên Trung ương và ba ủy
viên, cựu ủy viên Bộ Chính trị.
Ba
ủy viên Bộ Chính trị khóa 12 bị kỷ luật gồm: ông Nguyễn Văn Bình - Trưởng Ban
kinh tế Trung ương; ông Hoàng Trung Hải - Bí thư Thành ủy Hà Nội và ông Đinh La
Thăng - Bí thư Thành ủy TP HCM.
Riêng
ông Đinh La Thăng là đương kim ủy viên Bộ Chính trị đầu tiên và duy nhất cho tới
nay vướng vào lao lý trong chiến dịch "đốt lò", với mức án tổng cộng
30 năm tù.
-----------------
Tin
liên quan
·
Công an và Quốc
phòng: Bộ nào có 'quyền lực chính trị' hơn?
21
tháng 5 năm 2024
·
Bộ trưởng Công an
Lương Tam Quang không thuộc Bộ Chính trị, quyền lực thế nào?
7
tháng 6 năm 2024
·
'Đừng giỡn mặt với
Hun Sen': Lãnh đạo Campuchia đã gặp sếp CIA?
14
tháng 6 năm 2024
No comments:
Post a Comment