Huyền
thoại gì mà giới truyền thông Việt Nam lại thích sử dụng như vậy?
Nguyễn Văn Nghệ
22/05/2023
Những người cộng sản theo
chủ nghĩa duy vật, cho nên họ tự nhận mình là người vô thần. Trong phần lý lịch
khai về tôn giáo, họ ghi là: Không. Trong hành động, nếp suy nghĩ của họ, họ
nói, họ hành động và suy nghĩ theo duy vật biện chứng.
Trong thâm tâm những người cộng sản thì không
biết như thế nào, chứ ngoài miệng họ bảo rằng trên thế gian này không có Trời,
Chúa, Thần Thánh gì cả. Ông Trời bị hạ bệ: “Thằng Trời đứng lại một
bên/ Để cho nông hội đứng lên làm Trời”. Do đó với họ, những gì thuộc về
tôn giáo đều là mê tín, cần phải loại bỏ.
Cụ Trần Trọng Kim viết trong tác phẩm “Một cơn
gió bụi” (Kiến văn tiểu lục): “Song các tôn giáo cũ nói có cõi trời, có
thiên đường là nơi cực lạc. Cộng sản giáo ngày nay thì hoàn toàn duy vật, nghĩa
là ngoài vật chất ra, không có sự tin tưởng nào khác nữa, cho thiên đường không
phải ở cõi trời mà chính ở cõi trần gian này. Ai tin theo đạo ấy là phải tin lý
thuyết của Các Mác và Lê Nin là tuyệt đối chân chính đem áp dụng là được sung
sướng đủ mọi đường, tức thực hiện được cảnh thiên đường ở cõi đời. Còn về đường
tín ngưỡng, thì đạo Cộng sản đã là đạo hoàn toàn duy vật, tất không ai thờ phụng
thần thánh nào khác nữa, nhất thiết nghĩ phải sùng bái những người như Các Mác,
Lê Nin, Sử Ta Lin để thay thế những bậc thần thánh cũ đã bị truất bỏ”.
Và “Những tín đồ Cộng sản phải là những
người cuồng tín và chỉ biết đời sống vật chất mà thôi, ngoài ra không có gì nữa,
nên ai nấy chỉ lo làm cho mình được mọi điều thắng lợi, sá chi những điều phúc
họa thiện ác”.
Tuy chủ trương vô thần, nhưng giới truyền
thông cộng sản lại thích sử dụng từ ngữ “huyền thoại”. Trên phim ảnh, sách báo…
giới truyền thông thường ca ngợi nhân vật A, nhân vật B… là “con người huyền
thoại”; cuộc chiến này, cuộc chiến nọ là “cuộc chiến huyền thoại”;
đường giao thông trên đất liền cũng như trên biển, cũng nâng lên thành “con
đường huyền thoại”.
Huyền thoại là gì mà giới truyền thông cộng sản
lại thích sử dụng như thế? Các từ điển được xuất bản dưới chế độ cộng sản, như
từ điển do Nguyễn Lân biên soạn giải thích từ “huyền thoại” như sau: “Câu
chuyện lạ lùng người ta bịa đặt ra”. Ông dẫn chứng câu nói của Tố Hữu: “Chiến
công vĩ đại ấy đã đánh tan cái huyền thoại về uy lực ghê gớm của đế quốc Mỹ”.
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên giải
thích cụm từ “huyền thoại” là: “Câu chuyện hoặc hình tượng huyễn hoặc,
kỳ lạ, hoàn toàn do tưởng tượng”. Lần sang từ “huyễn hoặc” cũng
của cuốn từ điển ấy đã giải thích: “Làm cho mất sáng suốt, lầm lẫn, tin
vào những điều không có thật hoặc có tính chất mê tín”.
Tôi đã đọc đâu đó một bài viết giải thích thêm
về từ “huyền thoại”: Huyền thoại được dịch sang tiếng Anh: Myth hay Legend.
Legend là từ đề cập đến một người hay thành tựu mang tính vĩnh cửu được cường
điệu hóa bởi giới truyền thông (tuyên truyền) hơn là bởi truyền thống hay sự thật.
Khi đề cập đến một Legendary politician (chính khách huyền thoại) thì người ta
hiểu đó là một sự thổi phồng, một sản phẩm của sự cường điệu của giới truyền
thông.
Vậy những nhân vật, những
sự kiện được gọi là “huyền thoại” được giới truyền thông cộng sản quảng bá lâu
nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, chẳng qua là “cô vọng ngôn chi,
cô thính chi” (nói láo mà chơi, nghe láo chơi)! (Theo “Liêu
trai đề từ” của Vương Sĩ Trinh, Tản Đà dịch).
No comments:
Post a Comment