Giá điện VN tăng
3%: Chuyên gia nhận định không giải quyết được vấn đề
BBC News Tiếng Việt
13 tháng 5 2023, 19:37 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/crgxl4pm4glo
Mùa nắng nóng năm nay, nhiệt độ ở Việt Nam đạt mức
cao kỷ lục, nhưng ngành điện càng nóng hơn khi liên tục báo lỗ và vừa quyết định
tăng giá điện sau bốn năm không đổi.
Cụ thể, tập đoàn điện lực Việt Nam EVN quyết định điều chỉnh giá bán lẻ
điện bình quân là 1.920,3732 VND/kWh, tương đương 3% áp dụng từ ngày 4/5/2023.
Truyền thông Việt Nam dẫn lời ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc EVN,
cho biết mức 3% là con số thấp hơn nhiều so với kịch bản tăng giá được EVN xây
dựng và trình Bộ Công Thương xem xét trước đó.
Vị lãnh đạo này cũng cũng tiết lộ với chi phí sản xuất điện đã được kiểm
tra trong năm 2022, giá điện phải tăng 17% thì EVN mới cân đối được tài chính.
Việt Nam giảm
mục tiêu điện gió ngoài khơi, tăng phụ thuộc than đá
Việt
Nam và con đường đến đích 'Phát thải Zero'
Năng lượng
tái tạo VN: Nghịch lý tăng than dù thừa điện mặt trời và câu hỏi về điện khí
LNG
“Điệp khúc” lỗ - tăng giá điện
EVN thông báo lỗ hơn 31.000 tỷ VND vào năm 2022. Năm 2023, ngành điện dự
kiến lỗ thêm 71.620 tỷ VND, đưa tổng lỗ giai đoạn 2022 - 2023 lên 99.305 tỷ
VND. Với khoản lỗ này, sẽ làm mất 44,8% vốn Nhà nước tại EVN.
Việc tăng giá điện 3% mới đây có góp phần giảm thiểu khó khăn tài chính
cho tập đoàn này khi ước tính doanh thu 8 tháng cuối năm tăng thêm hơn 8.000 tỷ
đồng. Tuy nhiên, lãnh đạo doanh nghiệp khẳng định vẫn không đủ bù lỗ.
Như vậy, trong 14 năm, tính từ 2009-2023, giá bán lẻ điện bình quân đã
có 11 lần điều chỉnh tăng giá.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/55cf/live/5ace86c0-f177-11ed-a142-ab0e42bfd9c3.png
Giá bán lẻ điện bình quân tại Việt Nam
từ 2009-2023
Ý kiến của chuyên gia: “Giá điện còn tăng nữa”
Từ Singapore, doanh nhân Michael Nguyễn, nhà đầu tư vào ngành điện gió ở
Việt Nam nhận định với BBC rằng mức tăng này “rõ ràng là không giải quyết được
vấn đề cấp thiết trước mắt của EVN và họ sẽ phải tìm cách tiếp tục tăng giá điện”.
“Tôi nghĩ đây chỉ là bước đầu trong cả lộ trình, để tránh xáo trộn xã hội.
Những người có trách nhiệm của EVN họ tính rằng mức tăng phải đến 15% mới bù đắp
được các chi phí sản xuất đầu vào, nhưng họ chỉ tăng 3% theo quy định và thẩm
quyền của họ được Thủ tướng Chính phủ quy định từ 2017”, ông Michael Nguyễn
nói.
Nhưng theo ông, nếu giá điện mà tăng đột ngột một lúc như vậy thì bên sử
dụng điện, là người dân và doanh nghiệp sẽ không kịp điều chỉnh, đồng thời đánh
giá rằng động thái này đáng ra phải được thực hiện từ vài năm trước, chứ không
phải đợi đến nay khi các chi phí sản xuất đầu vào liên tục tăng và đến lúc EVN
không thể chịu được việc bù đắp cho các chi phí này nữa.
“Tôi cho rằng nên tăng từ 7-8% và tăng làm hai đợt”, chuyên gia này nhận
định.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/b4ed/live/f0d17ce0-f172-11ed-a142-ab0e42bfd9c3.jpg
Doanh nhân Michael Nguyễn, nhà đầu tư
vào ngành điện gió ở Việt Nam
Trong khi đó, trên Facebook cá nhân, nhà báo Hoàng Tư Giang đánh giá rằng
lẽ ra để giảm thiệt hại thì giá điện cần tăng hồi cuối quý tư năm ngoái và ở mức
cao hơn, khi lạm phát còn thấp.
Tuy vậy, ông cũng cho rằng mức tăng 3% thể hiện “sự chần chừ, do dự đầy
cảm thông của các nhà điều hành kinh tế trước cuộc sống khó khăn của người dân
và doanh nghiệp”.
Nghịch lý của ngành điện
Điện là một loại hàng hoá đặc biệt, chịu sự quản lý điều tiết của nhà
nước.
Thực tế là EVN liên tục kêu lỗ lớn, tăng giá điện vì chi phí sản xuất
đã tăng cao chót vót do những biến động bất ổn trên thị trường thế giới.
Nhưng thay vì sử dụng điện của các doanh nghiệp sản xuất điện sạch
trong nước, Việt Nam lại chấp nhận tăng nhập khẩu than than để sản xuất điện,
ít nhất trong thập kỷ tới, bất chấp giá cao hơn điện sạch và mới ký thỏa thuận
trị giá hơn 15 tỷ USD hỗ trợ từ các nước phát triển để giảm điện than.
Ngày 10/3/2023, 36 doanh nghiệp đầu tư điện gió, điện mặt trời chuyển
tiếp đã gửi văn bản tới kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ về những bất cập
trong cơ chế giá, làm cho 34 nhà máy điện sạch đã đầu tư xong, sẵn sàng phát điện
thương mại nhưng không thể bán điện cho EVN theo giá điện cơ chế cố định khuyến
khích (FIT).
Các dự án bị “đắp chiếu” này có vốn đầu tư lên tới khoảng 85.000 tỷ
VND, trong đó có đến 58.000 tỷ VND là vốn vay ngân hàng, đẩy các doanh nghiệp đối
mặt với nguy cơ bị nợ xấu.
Những lý do khiến các doanh nghiệp này lao đao, thậm chí lâm vào nguy
cơ phá sản có thể kể đến là nhà nước thiếu cơ chế giá phù hợp cho loại hình điện
tái tạo, quy trình cấp phép chưa rõ ràng. Ngoài ra, điện từ mặt trời và gió sản
xuất ra chỉ bán được cho EVN khoảng 50%, do lưới điện quốc gia bị 'quá tải'.
“Do lo ngại về tính an toàn, ổn định của cả hệ thống, nên EVN không chấp
nhận cho các nhà máy năng lượng tái tạo mới hoàn thành được hoà mạng. Tỷ lệ
năng lượng tái tạo cao, chủ yếu là điện gió và điện mặt trời đã tạo ra những
thách thức cho sự ổn định của lưới điện (quán tính hệ thống thấp, nghẽn đường
truyền tải, dư thừa công suất, lỗi dự báo sai lệch lớn, nguy cơ lỗi đi qua và tỷ
xuất dòng ngắn mạch giảm thấp gây mất ổn định”, doanh nhân Michael Nguyễn lý giải
trong một bài
viết gửi cho BBC News Tiếng việt gần đây.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/b509/live/90619cd0-f174-11ed-a142-ab0e42bfd9c3.jpg
Dưới góc độ các nhà đầu
tư sản xuất điện, ông Michael Nguyễn nói rằng đối với các đơn vị đang vận hành
nhà máy và đã có Hợp đồng mua bán điện (PPA), các hợp đồng này với EVN đã chốt
giá đến 20 năm.
“Việc điều chỉnh về giá trong hợp đồng rất ít, thì về lý thuyết gần như
không được hưởng lợi gì khi EVN tăng giá điện này. Tuy nhiên nếu EVN không cân
đối được dòng tiền hay dòng tiền mà bị âm, thì họ không có nguồn để thanh toán
điện họ mua từ nhà sản xuất điện và chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng nặng. Đối với các
nhà đầu tư mới, hoặc đang cân nhắc đầu tư dự án điện tại Việt Nam thì rõ ràng họ
sẽ rất quan tâm”, ông cho biết thêm.
Nỗi lo khi giá điện tăng
Bài toán về nghịch lý của ngành điện vẫn đang chờ lời giải, nhưng trong
bối cảnh thời tiết nắng nóng, doanh nghiệp và người dân đang gặp khó khăn trong
quá trình phục hồi kinh tế - xã hội, nhiều người bày tỏ lo ngại về hoá đơn tiền
điện sẽ tăng phi mã.
Một doanh khoản có sức ảnh hưởng trên nhóm Facebook Bóc phốt tài chính
có gần 90.000 thành viên bày tỏ quan điểm:
·
“Khi EVN tăng giá điện 3%, ai là người trả?
·
Người dân.
·
Khi EVN lời, ai là người trả?
·
Người dân trả.
·
Khi EVN lỗ, ai là người trả?
·
Người dân trả.”
“Dù EVN lời hay lỗ thì người gánh chịu cuối cùng vẫn là người dân”, tài
khoản này viết.
Chị Ngọc Vũ, tại Quận 7, TP HCM gửi cho BBC hoá đơn tiền điện đầu tháng
5 đã tăng gần 1,4 lần so với tháng 4/2023 dù chưa áp dụng giá mới.
Chị Ngọc cũng bày tỏ sự lo lắng khi có thông báo rằng giá điện sẽ tăng
thêm 3% kể từ ngày 4/5. Chị cho rằng: “Tôi chắc chắn tiền điện tháng tới sẽ còn
cao hơn nữa. Rồi giá điện tăng thì những thứ khác cũng tăng theo, gia đình tôi
sẽ cần thắt chặt chi tiêu.”
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/ca77/live/43e62510-f174-11ed-a142-ab0e42bfd9c3.jpg
Hoá đơn tiền điện của
gia đình chị Ngọc đầu tháng 5 đã tăng gần 1,4 lần so với tháng 4/2023 dù chưa
áp dụng giá mới
Gia đình chị không phải là trường hợp cá biệt, có hàng triệu sinh viên,
người lao động, hộ gia đình cũng sẽ phải chật vật với giá điện tăng trong những
ngày nền nhiệt lên tới gần 40 độ này.
“EVN sẽ tiếp tục tăng giá điện tăng đến mức đủ bù đắp được các chi phí
đầu vào. Vấn đề là chính phủ Việt Nam cần có một chính sách tổng thể bình ổn mặt
bằng giá để tránh việc các nhà cung cấp lợi dụng tăng giá không kiểm soát được”,
chuyên gia Michael Nguyễn kết luận.
-----------------
TIN LIÊN QUAN
Việt Nam giảm mục tiêu
điện gió ngoài khơi, tăng phụ thuộc than đá
8 tháng 5 năm 2023
.
Việt Nam và con
đường đến đích 'Phát thải Zero'
5 tháng 2 năm 2023
.
Năng lượng tái tạo VN:
Nghịch lý tăng than dù thừa điện mặt trời và câu hỏi về điện khí LNG - Bài 1
18 tháng 1 năm 2023
.
VN vẫn 'nghiện' điện
than dù đã cam kết 'phát thải bằng 0' vào 2050 - Bài 1
10 tháng 11 năm 2022
No comments:
Post a Comment