Wednesday 9 March 2022

PHƯƠNG TÂY TẤN CÔNG NGA BẰNG LỆNH CẤM NHẬP DẦU và HẠN CHẾ KHÍ ĐỐT (BBC News Tiếng Việt)

 



Phương Tây tấn công Nga bằng lệnh cấm nhập dầu và hạn chế khí đốt

BBC News Tiếng Việt

9 tháng 3 năm 2022

https://www.bbc.com/vietnamese/world-60675742

 

VIDEO :

Ukraine: đám cưới trên tuyến đầu

https://www.bbc.com/vietnamese/world-60675742

 

Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đang cấm nhập khẩu dầu của Nga còn EU thì đang chấm dứt phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga, nâng mức đáp trả về kinh tế trước cuộc xâm lược của nước này vào Ukraine.

 

Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng động thái này nhắm vào "huyết mạch chính của nền kinh tế Nga".

 

Xuất khẩu năng lượng là nguồn thu chủ yếu của Nga nhưng hành động này cũng có thể tác động đến người tiêu dùng phương Tây.

 

Trong khi đó, các thương hiệu lớn tiếp tục rút khỏi Nga, với McDonald's và Coca-Cola là hai hãng mới nhất tuyên bố rời khỏi thị trường Nga.

 

Nga-Ukraine: Lối thoát danh dự cho cả Putin và Zelensky?

Nga tuyên bố có thể cắt nguồn cung khí đốt nếu bị cấm vận dầu

Nga có thể quay sang Trung Quốc trước các đòn trừng phạt?

 

Nền kinh tế của Nga phụ thuộc chủ yếu vào năng lượng. Nga là nước sản xuất dầu lớn thứ ba trên thế giới, sau Saudi Arabia và Hoa Kỳ.

 

Trước khi các biện pháp này được công bố, Nga cảnh báo hậu quả "thảm khốc" đối với kinh tế toàn cầu và cho biêt nước này có thể khóa đường ống chính dẫn khí đốt tới Đức.

 

Ở Ukriane, dân thường đã được sơ tán khỏi hai khu vực bị tấn công trong khi Mỹ cho biết có đến 4.000 lính Nga có thể đã bị giết trong cuộc xung đột.

 

Cuộc xung đột đã đẩy giá xăng lên mức cao kỷ lục ở cả Mỹ và Anh, và giới chuyên gia cảnh báo thậm chí có thể còn tăng hơn nữa.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/122A0/production/_123600447_5173c5a2-f12b-45ea-8f1a-98081fc532d2.jpg.webp

Giá xăng dầu tăng mạnh ở Mỹ và Anh trong những ngày gần đây do ảnh hưởng của cuộc xung đột

 

uy nhiên, Venezuela có thể tăng sản lượng dầu của nước này để giúp thay thế nguồn dầu của Nga.

 

Reinaldo Quintero, chủ tịch hiệp hội đại diện cho các công ty dầu của Venezuela nói với BBC rằng đất nước ông có khả năng nâng mức sản lượng lên 400.000 thùng/ngày.

 

"Tôi nghĩ chúng tôi có thể đạt được 1,2 triệu thùng/ngày với cơ sở hạ tầng chúng tôi đang có ngay lúc này. Vì vậy, điều đó sẽ giúp chúng tôi có thể cung cấp nhu cầu, một số nhu cầu, cho thị trường Bắc Mỹ," ông nói.

 

Dầu của Nga 'không còn được chấp nhận'

 

Tuyên bố của Tổng thống Biden được đưa ra sau áp lực từ cả hai phía của sự chia rẽ chính trị ở Mỹ yêu cầu cần phải có thêm hành động nhắm đến nền kinh tế Nga.

 

"Chúng tôi đang cấm mọi hoạt động nhập khẩu dầu khí và năng lượng của Nga," ông nói.

""Điều đó có nghĩa là dầu của Nga sẽ không còn được chấp nhận tại các cảng của Mỹ và người dân Mỹ sẽ giáng một đòn mạnh nữa vào [Tổng thống Vladimir] Putin."

 

Ông Biden thừa nhận động thái này "không phải là không có cái giá phải trả cho đất nước [Mỹ]," và nói thêm rằng quyết định này được "tham vấn chặt chẽ" với các đồng minh.

Trong một động thái tương tự, Vương quốc Anh sẽ loại bỏ dần nhập khẩu dầu từ Nga đến cuối năm 2022.

 

Thủ tướng Anh, Boris Johnson thừa nhận rằng hành động này sẽ không đánh vào nước Nga ngay lập tức, nhưng nói thêm rằng "những gì nó sẽ gây ra là tăng thêm áp lực chúng ta đã đang thấy đối với Nga và đừng quên rằng tác động kinh tế của các lệnh trừng phạt mà Vương quốc Anh đã dẫn đầu là khắc nghiệt".

 

Khoảng 8% lượng nhập khẩu dầu thô và dầu tinh chế của Mỹ đến từ Nga, trong khi Nga chỉ chiếm khoảng 6% dầu nhập khẩu của Anh.

 

Ngược lại, EU phụ thuộc nhiều hơn nhiều vào năng lượng Nga, do vậy phản ứng của khối này chỉ dừng lại ở cấm vận.

 

Ủy ban châu Âu cho biết họ sẽ chuyển sang các nguồn cung cấp thay thế và mở rộng năng lượng sạch nhanh hơn để lấp đầy sự thiếu hụt, với mục đích làm cho châu Âu không phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga "trước năm 2030".

 

"Chúng tôi không đứng ở đây để nói rằng điều này sẽ là dễ dàng theo bất kỳ cách nào," Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Frans Timmermans nói.

 

"Nhưng tôi cũng tin tưởng sâu sắc rằng ngay cả khi nó không dễ dàng, thậm chí là rất khó, đó là điều chúng ta cần phải làm, bởi vì bây giờ nó cũng liên quan mật thiết đến an ninh của chúng ta."

 

Nga sau đó đã công bố kế hoạch cấm xuất khẩu một số mặt hàng và nguyên liệu thô. Các chi tiết vẫn đang được vạch ra, nhưng Nga là nước xuất khẩu ngũ cốc và kim loại lớn.

Ngay cả những nước nhập khẩu ít năng lượng của Nga sẽ cảm nhận được tác động vì các biện pháp có thể làm tăng giá bán buôn vốn đã cao. Lạm phát đang tăng cao ở Mỹ, EU và Anh, làm tăng thêm áp lực lên các hộ gia đình.

 

VIDEO :

Ukraine: Người dân Irpin đi lánh nạn dưới làn đạn pháo Nga

https://www.bbc.com/vietnamese/world-60675742

 

Khủng hoảng Ukraine: Thêm các tập đoàn rút đi hoặc dừng kinh doanh tại Nga

Khủng hoảng Ukraine: Đức dừng phê duyệt đường ống Nord Stream II từ Nga

Động thái này thêm vào danh sách dài các lệnh trừng phạt kinh tế đã được áp đặt lên Nga sau khi nước ngày xâm lược Ukraine - ngân hàng trung ương đã bị đóng băng tài sản, một số ngân hàng Nga bị loại khỏi mạng lưới thanh toán toàn cầu và Đức tạm ngưng đường ống Nord Stream 2 mà đã vận chuyển nhiều khí đốt từ Nga sang Đức.

Nhưng việc bán năng lượng tiếp tục cung cấp nguồn tiền bất chấp các hạn chế tài chính khác.

 

-----------

TIN LIÊN QUAN

 

Nga-Ukraine: Giải thích lời Putin nói Lenin 'để mất Ukraine'

9 tháng 3 năm 2022

.

Ukraine: Vũ khí từ phương Tây có giúp gì Ukraine?

9 tháng 3 năm 2022

.

Khủng hoảng Ukraine: Thêm các tập đoàn rút đi hoặc dừng kinh doanh tại Nga

7 tháng 3 năm 2022

.

Ukraine nói thêm một thiếu tướng Nga bị giết

8 tháng 3 năm 2022

.

Ukraine có cơ hội nào để thắng độ quân xâm lăng Nga hay không?

9 tháng 3 năm 2022





No comments:

Post a Comment

View My Stats