Rượu
cũ vẫn 'trend' với bình mới
Tuổi
Trẻ Online
08/01/2022 10:59 GMT+7
https://tuoitre.vn/ruou-cu-van-trend-voi-binh-moi-20220108102829607.htm
TTO - Đen Vâu, với những lời rap nhưng ngôn từ thủ
thỉ tâm tình, dễ dàng đem thông điệp tưởng quen, tưởng cũ, tưởng ngại nói, ngại
kể lại bỗng nhiên mà thành 'trend'.
·
'Mang
tiền về cho mẹ' của Đen Vâu vào đề thi ngữ văn, học sinh cười khoái chí
·
Tác
giả Ghen Cô Vy: Nhạc của tôi mang linh hồn Việt song không khác gì nhạc tiếng
Anh
·
Bản tiếng Anh của
Ghen cô Vy ra mắt cùng dự án 'EndcoV'
VIDEO : 'Mang tiền về cho mẹ' . Nguồn: Đen Vâu
https://tuoitre.vn/ruou-cu-van-trend-voi-binh-moi-20220108102829607.htm
Khi bản rap Mang tiền về cho mẹ lên mạng, người
lớn trong nhà tôi mở to lên để vừa nghe vừa bàn luận, rồi đứa cháu mới hơn 3 tuổi
của tôi cũng cứ hay lặp lại câu “mang tiền về cho mẹ”. Lời rap giản dị dễ nghe
dễ thuộc ấy đã bước vào tâm trí của chúng ta một cách dễ dàng và nhắc chúng ta
về với một giá trị vĩnh cửu: mẹ.
Rất nhanh sau đó, Trường THCS - THPT Trần Cao
Vân, quận Tân Phú (TP.HCM) đã đưa lời bản rap này vào đề thi thử môn ngữ văn.
"Tiếng nói đầu tiên là do ai dạy?/Nét chữ đầu tiên là tay ai cầm?/Sai lầm
đầu tiên là nhờ ai sửa?/Vấp ngã đầu đời là được ai nâng?/Bài hát hay nhất trần
đời là lời mẹ ru giữa trưa nắng hè/Những ngày dài nhất trần đời là mẹ đi chợ xa
chưa thấy về/Thức ăn ngon nhất trần đời là cơm bếp củi mẹ nấu xoong gang/Bước
ra đời là ông này bà nọ, trở về nhà là một đứa con ngoan…".
Nếu chưa nghe Đen Vâu rap, liệu sẽ có bao
nhiêu người nhận ra ngay đây là lời rap? Bởi rap bấy lâu trong suy nghĩ của nhiều
người thường là những lời có chút gì đó nghịch tai, đôi khi cổ xúy cho những yếu
tố cá nhân ngược ngạo. Nhưng Mang tiền về cho mẹ thì khác.
Bản rap Mang tiền về cho mẹ sau 10 ngày lên
YouTube đã nhận được đến gần 25 triệu lượt nghe/xem.
Con số này thật đáng nhắc, thật đáng vui với một
thông điệp đẹp đẽ, chân tình. Có phải là quá cũ rồi khi nhiều bài hát, nhiều bộ
phim, nhiều bài báo hay nhiều bài học được truyền thụ bằng bài giảng, bằng sách
vở, mang công thức màu sắc tuyên truyền, tuyên ngôn khiến nhiều bạn trẻ hôm nay
chưa hấp thụ được và họ dành thời gian "vọc" mạng hơn là phải đọc phải
nghĩ?
Thế nên Đen Vâu, với những lời rap nhưng ngôn
từ thủ thỉ tâm tình, dễ dàng đem thông điệp tưởng quen, tưởng cũ, tưởng ngại
nói, ngại kể lại bỗng nhiên mà thành "trend".
Người trẻ hôm nay không phải vì vội vã trong
cuộc sống, vì thực dụng, vì muốn đi thật xa để khỏi trở về nhà mà quên mất mẹ
hay quên mất những gốc gác nguồn cội, những giá trị làm nên con người.
Có lẽ các bạn trẻ ấy không nghe - đọc - cảm nhận
những điều không phù hợp với lứa tuổi và suy nghĩ của mình, cảm thấy xa lạ với
sự xơ cứng trong truyền tải thông điệp, những khuôn mẫu nhàm chán của các bài học
làm người.
Tình yêu thương, lòng hiếu thảo, trách nhiệm
làm con, trách nhiệm thành người vẫn ở sẵn đâu đó trong ta, chỉ là ta chưa biết
cách định nghĩa, chưa tìm được cách gọi tên. Không chỉ Đen Vâu, có nhiều bài
rap khác đã truyền được cảm hứng sống đẹp cho giới trẻ như TDO Kwan kể Ước mơ của
mẹ, Nul với Chỉ còn là hồi ức, Hydra với Người cha câm…
Có thể nói, chính những khúc hát rap ấy đã
khơi lên trong nhiều bạn trẻ ngọn lửa ấm áp của tình yêu thương gia đình, yêu
thương con người.
Khi dịch COVID-19 bùng phát, ngoài những số liệu
buồn bã và khô khan, những thống kê và thông tin hướng dẫn phòng chống dịch
tràn ngập, ca khúc Ghen cô Vy của Khắc Hưng cùng vũ điệu rửa tay của Quang Đăng
đã gây sốt không chỉ trong nước.
Ghen cô Vy là nhạc cổ động nhưng không khô
khan, lại được truyền tải bởi những nghệ sĩ trẻ đang được mến chuộng hẳn nhiên
là những nguyên nhân khiến bài hát nhanh chóng thành hit.
"Không cần biết là nhạc cổ động hay
không, một bài hát có giai điệu hay sẽ đi vào lòng người" - Khắc Hưng chia
sẻ như thế. Và không chỉ Ghen cô Vy.
Nghệ sĩ, người sáng tác không thể đứng bên
ngoài dòng chảy chủ lưu của thời cuộc, của xã hội. Bởi mỗi biến động, mỗi rung
lắc của cuộc sống đều không sớm thì muộn sẽ chạm đến ta.
Có phải thế chăng mà ta có Hà Anh Tuấn vừa hát
vừa gây dựng dự án trồng rừng, tham giao trao gạo, tặng oxy. Là Quyền Linh rời
máy quay màn ảnh là đi cứu trợ suốt mùa dịch. Là Xuân Bắc, H’Hen Niê và rất nhiều
người nổi tiếng khác vừa sáng tác động viên người dân trong suốt mùa dịch và vừa
đồng hành với họ muôn nẻo khó khăn.
Nghệ sĩ nhận được từ cộng đồng danh tiếng và
tình yêu thương. Khi cộng đồng thương tổn, chính họ chọn cách yêu lại cộng đồng
như thế. Hành xử của họ chắc chắn đã thắp sáng lên những e dè, ngại ngần của
người trẻ, cũng là cách vạch ra con đường, truyền đến cho những người trẻ hôm
nay cách sống không chỉ văn minh hơn mà còn tình nghĩa hơn.
Không muốn tiếp nhận lý thuyết cũ mòn thì sẽ
có cách để vẫn nhận lấy cốt lõi mà trao đi bằng một hình thức rộng rãi hơn
trong vô vàn những hình thức biểu hiện. Giá trị đẹp là giá trị bền vững, không
phải nay thế này mai thế khác.
Rượu cũ vẫn "trend" với bình mới như
vẫn luôn có cách nói với người trẻ về những thông điệp tưởng không mới, chỉ là
ai làm được, làm ra sao để chạm tới họ mà thôi.
-----------------------------------------------------------------------------------------
'Mang
tiền về cho mẹ' của Đen Vâu vào đề thi ngữ văn, học sinh cười khoái chí
TTO - Ngày 6-1, nhiều học sinh lớp 12 ở TP.HCM
đã thích thú chuyền tay nhau đề thi thử môn ngữ văn của Trường THCS -THPT Trần
Cao Vân, quận Tân Phú, trong đó có nội dung bài rap 'Mang tiền về cho mẹ' của
Đen Vâu.
CÁT KHUÊ
No comments:
Post a Comment