3/03/2019
Những gì đang diễn ra ở
Triều Tiên, Trung Quốc hay Việt Nam không khác nhau về bản chất, chỉ khác về mức
độ sùng tín. Và sự thật là khi coi câu chuyện sùng bái của dân Triều Tiên là một
câu chuyện hài hước, thì cũng đến lúc người Việt cần tỉnh táo khi đối diện với
ông Tổng Bí thư và chiến dịch đốt lò của ông.
Bệnh sùng bái lãnh tụ trong xã hội Việt Nam - Ảnh
minh họa
Một loạt bài của truyền
thông Triều Tiên về chuyến đi của ông Kim Jong-un đến Việt Nam, mô tả tình cảm
của người dân nước này với lãnh tụ (nguyên soái) của họ.
‘Đã ba ngày ba đêm trôi
qua kể từ khi có tin về chuyến thăm nước ngoài của Nguyên soái mến yêu.’ Và ‘mất
ngủ vì nghĩ về Nguyên soái mến yêu kể từ hôm Chủ nhật đã giúp làm gia tăng hiệu
quả làm việc của công nhân tại thị trấn miền Đông Samjiyon và trên các công trường
xây dựng khác’.
Một video tương tự cũng
ghi nhận biểu lộ về chuyến đi của ông Kim Jong-un, họ bày tỏ lòng tin, niềm yêu
mến bất tận đến lãnh tụ của chính họ.
‘Nguyên soái kính yêu có
thể đốt cháy con tim vì chúng ta bất cứ khi nào, ôm chúng ta bằng cả tấm lòng
và tình yêu không chút chút tiếc nuối. Người cha của chúng ta không phải ngày
nào cũng dễ dàng có giây phút thoải mái’.
‘Dân Triều Tiên thao thức
khi Chủ tịch Kim công du Việt Nam’ đã trở thành một mệnh đề trào phúng tại Việt
Nam. Nhưng những gì đã diễn ra ở Triều Tiên cũng đã từng diễn ra tại Việt Nam
thời kỳ chưa mở cửa, thậm chí còn tồn tại dưới biến thể khác ngay thời điểm hiện
nay.
Dân Triều Tiên xưng Kim
Jong-un là ‘Cha’, và Việt Nam cũng từng có ‘Cha già dân tộc’.
Thế kỷ XX đã tồn tại những
vị ‘Cha’ như thế, một cách thức hóa thần thánh của một thể chế mà chủ nghĩa cá
nhân được áp đặt lên tầng cao nhất và sâu xa nhất của xã hội. Và khi nhìn lại,
không ít người Việt Nam phải rùng mình vì tư duy một thời đó, một bộ não phẳng
được cắt gọt bởi sự kiểm soát của thể chế, dưới bàn tay của bộ máy tuyên truyền
khổng lồ.
Thế kỷ XXI, sự sùng bái
cá nhân ở những nước cộng sản còn lại vẫn đang biến dạng. ‘Chủ tịch đời đời’
mang tên Tập Cận Bình ở Trung Quốc là một thể hiện sinh động điều đó, Tập Cận
Bình không chỉ tự mình chỉ đạo bộ máy quốc gia để sản sinh ra cái gọi là ‘tư tưởng
Tập Cận Bình’, mà còn nỗ lực đưa các tư tưởng đó lên các ứng dụng di động. Ứng
dụng mang tên ‘Nghiên cứu quốc gia vĩ đại’ có hình những lời dặn, chỉ đạo của Tập
Cận Bình, người dùng cũng có thể giải câu đố về cuộc đời của Tập Chủ tịch, theo
dõi các chuyến thăm và gốc tích của Tập Chủ tịch.
Tập Cận Bình không chỉ tự mình chỉ đạo bộ máy quốc
gia để sản sinh ra cái gọi là ‘tư tưởng Tập Cận Bình’, mà còn nỗ lực đưa các tư
tưởng đó lên các ứng dụng di động
Tập Cận Bình đang trở
thành ‘cha già’ của một quốc gia hơn 1 tỷ người. Và hàng tá ứng dụng di động
nói về cuộc đời và sự nghiệp của Tập Chủ tịch Tập vẫn đang ra đời, chiếm ngự
trên các cửa hàng ứng dụng dành chi Androi và IOS.
Tại Việt Nam-Chủ tịch nước,
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang được coi là ‘tấm gương sáng của Đảng’, và là
‘Bác cả, Cụ, bậc nhân sĩ, người đốt lò vĩ đại’ trong mắt không ít người, đặc biệt
là giới văn nghệ sĩ. Nhiều người thần thánh hóa ông Nguyễn Phú Trọng, coi ông
như cứu nguy cho dân tộc, là anh hùng chặn đứng được nạn tham nhũng trong xã hội.
Hay theo cách sùng bái của VOV thì ‘Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng : Dũng khí và
mưu lược của kẻ sĩ Bắc Hà’. Và bằng cách nào đó, ông Nguyễn Phú Trọng xây dựng
trở thành người đảng viên xuất sắc, kiệt sắc, trung kiên ; người đầy tớ xuất sắc
của nhân dân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng : Dũng khí và mưu lược
của kẻ sĩ Bắc Hà ?
Những gì đang diễn ra ở
Triều Tiên, Trung Quốc hay Việt Nam không khác nhau về bản chất, chỉ khác về mức
độ sùng tín. Và sự thật là khi coi câu chuyện sùng bái của dân Triều Tiên là một
câu chuyện hài hước, thì cũng đến lúc người Việt cần tỉnh táo khi đối diện với
ông Tổng Bí thư và chiến dịch đốt lò của ông.
Đất nước tràn ngập tham
nhũng là hoàn toàn do lỗi thể chế ; việc ông Tổng Bí thư hay cá nhân đảng viên
nào đó gây dựng chiến dịch đốt lò cũng chỉ là cách thức để bào chữa cho chính
cái lỗi cơ chế đó mà thôi. Nó không hàm nghĩa là ‘hết lòng vì quốc gia, dân tộc’.
Bởi nếu vì lợi ích của chính đảng phái bất kỳ, thì đó không đồng nghĩa với việc
làm vì lợi ích dân tộc. Và như thế, hãy bình thản nhìn về cuộc chiến đốt lò với
thái thái độ điềm nhiên, hơn là sung sướng quá mức và cầu vọng vào một cá nhân
đứng đầu Đảng thay đổi vận mệnh dân tộc bằng cách chỉnh đốn đảng.
Hãy tỉnh táo khi nhận ra
hơi hướng của chiến dịch chỉnh đốn đảng giống Trung Quốc, hãy tỉnh táo nhận ra
rằng, chiến dịch chỉnh đốn đảng tiếp tục siết chặt tự do học thuật và tự do
chính trị lại. Và mọi chiến dịch đề ra cũng chỉ nhằm củng cố cho sự cầm quyền
lâu dài đến vĩnh viễn của chính Đảng cộng sản Việt Nam.
Bởi nếu không tỉnh táo,
thái độ hân hoan và vui mừng, niềm tin bất diệt vào ‘Cụ Cả, chiến dịch đốt lò’
sẽ biến từng chủ thể trở thành một con cừu (giống như dân Triều Tiên) không hơn
không kém.
Và khi đó, chúng ta tự
gia nhập vào một đám đông ngu muội. Đám đông kêu lên tiếng bebe và ở một quốc
gia tiên tiến khác-nơi tự do dân chủ hơn, họ đang cười khúc khích trước tiếng
kêu đó !.
No comments:
Post a Comment