Trương
Minh Ẩn
13/04/2018
Bài
viết của tác giả Vũ Thanh Ca, đăng trên Thanh Niên, ngày 09/04/2018, với tựa đề: ‘Philippines tự giăng bẫy chính mình’, có đoạn: ‘’Theo
truyền thông nước ngoài, Tổng thống Duterte hồi tháng 2 phát biểu hợp tác giữa
hai nước giống như ‘đồng sở hữu’ thay vì chiến tranh. Sau đó, Ngoại trưởng Alan
Peter Cayetano lại nói do hạn chế về tài chính, Philippines không thể tự khai
thác dầu khí tại các vùng biển của mình mà sẽ đàm phán hợp tác giữa một công ty
nước này với một công ty Trung Quốc. Dường như chính quyền Philippines đang mắc
vào cái bẫy do mình tự tạo nên…”
Chỉ
với một vụ việc hợp tác khai thác dầu khí, tác giả đã đưa ra nhận định như vậy.
Nhưng nhận định này được khá nhiều người tán đồng, thì thử xem xét tình hình Việt
Nam như thế nào?
Về
chủ quyền lãnh thổ
Đàm
phán song phương, trao đổi nghị định thư, hội nghị, giao lưu… rồi ký kết các hiệp
định phân định chủ quyền giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc luôn luôn được tổ
chức. Và mỗi khi ký kết thì đường biên giới được vẽ lại. Một phần lãnh thổ mà
chỉ “Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ
khác” là lời của vua Trần Nhân Tông chỉ dụ, lại bị dâng cho phía Trung Quốc,
kể cả trên biển lẫn trên đất liền.
Trên
biển, Trung Quốc vẽ thêm đường lưỡi bò, còn có cái gọi là đường chín đoạn, tung
hoành thao túng, muốn nuốt trọn biển Đông. Lãnh đạo chóp bu Việt Nam im như
thóc, hèn hạ, cúi đầu thuần phục. Trong khi đó, Philippines dám đưa sự vụ ra
tòa án quốc tế. Đã vậy, các lãnh đạo còn trơ trẽn đưa ra chính sách bảo vệ chủ
quyền biển đảo bằng… ngư dân bám biển mưu sinh với nghề của họ. Ngư dân thì
liên tục bị tàu cá Trung Quốc, thực chất trong số đó có một số tàu ngụy trang
ngang nhiên xâm phạm lãnh hải hăm đọa, đâm chìm và kể cả bắt, bắn giết, cướp
tài sản.
Đến
cái tên gọi tàu Trung Quốc cũng không dám hé môi, phải gọi bằng ‘tàu lạ’. Sự vụ
mới nhất là vào ngày 4/4, hai tàu cá Nghệ An bị đâm chìm khi đánh bắt ở vùng biền
Vịnh Bắc Bộ, cách Hòn Mê – Thanh Hóa khoảng 90 hải lý về phía Đông Bắc, 19 thuyền
viên trên hai tàu phải đối mặt với tử thần trong 6 tiếng đồng hồ lênh đênh trên
biển.
Trên
đất liền thì tư tưởng “núi liền núi, sông liền sông”, đồng nghĩa như hai mà một,
không còn chia cắt, luôn luôn được gọi là quán triệt triệt để. Đường biên giới
bị mờ nhạt bởi hai sắc màu quân chủng Biên Phòng chẳng khác là mấy. Để nói lên
tình hữu nghị, anh em một nhà không gì tốt hơn là hai sắc áo như hai anh em
sinh đôi này cùng chung sức tuần tra – đó là sự vụ lực lượng Biên phòng tỉnh
Lào Cai và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức tuần tra chung biên giới lần đầu tiên vào ngày 11/4 ở
quy mô cấp tỉnh. Rồi đây chắc chắn sẽ nâng lên tầm quốc gia.
Người
Trung Quốc thoải mái lách luật như chốn không người để mua, để sở hữu đất đai.
Và họ xây dựng nhà cửa, xây dựng những ngôi làng riêng cho mình khắp chốn trên
đất Việt Nam. Những ngôi làng như là những hậu cứ vững chắc cho tiền phương. Nhất
là ở những thành phố lớn, những địa điểm chiến lược trọng yếu như Đà Nẵng, Nha
Trang, Vịnh Cam Ranh, Bình Dương… Không có sự “bật đèn xanh” thì không dễ có
chuyện này xảy ra.
Ngày
12/11/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư Tập Cận Bình cùng nhau
chứng kiến lễ ký kết 12 văn kiện hợp tác giữa hai nước. Trong đó có Bản Ghi Nhớ
giữa hai chính phủ về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ “Hai hành lang, một vành
đai” với sáng kiến “Vành đai và Con đường”.
“Vai
đai và con đường” thực chất là sáng kiến “con đường tơ lụa” mới, con đường phục
vụ cho giấc mộng xưa cũ, “giấc mộng Trung Hoa – giấc mộng bá chủ”. Ký văn kiện
ghi nhớ chẳng khác nào chấp cánh thêm cho ước mơ ngàn đời của Trung Quốc.
Về
thương mại – kinh tế
Cán
cân thương mại nghiêng hẳn về phía Trung Quốc. Chưa có con số thống kê cụ thể về
chênh lệch, nhưng hãy tới các cửa khẩu phía Bắc để cảm nhận điều này, có thể viết
con số tỷ lệ 1/10 là cách phổ biến khiêm tốn, giảm thiểu đi rất nhiều.
Cho
nên hàng hóa Trung Quốc tràn ngập ở Việt Nam, từ thượng vàng cho tới hạ cám, từ
chất lượng cao cho tới hàng “chợ”, từ nguyên liệu thô cho tới thành phẩm. Trong
khi đó, Việt Nam chủ yếu xuất thô, đào bới tài nguyên lên bán cho họ với cái
giá rẻ mạt, thậm chí gây lỗ lã như tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam từng báo
cáo.
Trung
Quốc thao túng nền kinh tế Việt Nam bằng nhiều hình thức gây hỗn loạn thị trường,
rối loạn sản xuất… Như tập trung mua rồi bỗng dưng ngưng bặt, làm ứ đọng sản phẩm,
rớt giá thê thảm, hoặc tập trung mua một loại sản phẩm để hướng người Việt Nam
sản xuất rồi cũng ngưng mua nửa chừng, gây nhiều hệ lụy khôn lường.
Và
cậy thế đe dọa, chẳng hạn như đe dọa tấn công nếu Việt Nam tiếp tục thăm dò dầu
khí ở Bãi Tư Chính, vừa rồi phải ngừng hợp tác với tập đoàn dầu khí Repsol,
trong việc thăm dò khai thác dầu mỏ. Tương tự như chủ quyền trên bộ, lãnh đạo
chóp bu lại tiếp tục nhượng bộ, thuần phục, cúi đầu vâng dạ.
Về
dự án, đầu tư
Các
dự án khắp cả nước đều thấy hiện diện bóng dáng của Trung Quốc. Hiện hiện về hợp
tác kỹ thuật, hiện diện về hợp tác đầu tư, hiện diện về nhân công lao động… Đặc
biệt là về phương diện tài chính, cho vay tài chính để thực hiện dự án, cũng từ
đây họ dễ bề nắm cán của dự án, “trao” lại phần lưỡi cho Việt Nam cầm.
Nhiều
dự án có sự hiện diện của Trung Quốc kéo dài lê thê, đội vốn triền miên, hơn thế
nữa nhiều dự án còn gây thảm họa môi trường. Rất nhiều thảm họa sờ sờ trước mắt,
không cần phải kể ra nữa.
Về
văn hóa, du lịch
Từ
lâu, Nho giáo đã được xếp vào hàng hủ nho, phong kiến. Viện Khổng Tử được xây dựng
ở Hà Nội, bởi Trung Quốc vẫn muốn truyền bá văn hóa cổ hủ cho dân Việt để ngày
càng mụ mị, ngày càng thành bầy cừu dể dễ bề thuần hóa. Tư tưởng “một dân tộc”
cũng được nói theo kiểu quán triệt triệt để.
Các
cuốn sách đề cao chủ nghĩa cá nhân, tôn vinh lãnh tụ của Trung Quốc được dịch
khá rầm rộ. Ngay kẻ muốn “dạy cho Việt Nam một bài học” – Đặng Tiểu Bình, kẻ ra
lệnh tấn công xâm lăng Việt Nam cũng được vinh danh là “một trí tuệ siêu việt”…
Các
chính sách thực thi, tuyên truyền ở Trung Quốc như thế nào thì y như rằng lãnh
đạo Việt Nam học hỏi thực hiện theo y như thế ấy.
Việt
Nam luôn có chính sách ưu đãi về du lịch, về visa, về hộ chiếu cho công dân
Trung Quốc. Hiện nay người Trung Quốc đã được lái xe vào lãnh thổ Việt Nam 180
km. Người Trung Quốc thoải mái du lịch Việt Nam, tràn ngập Việt Nam, họ mang
theo văn hóa hiện tại của họ, thứ văn hóa bạo lực, hồ đồ, chụp giật, vô cảm,
làm ảnh hưởng không ít tới người Việt.
Bên
cạnh việc cho du nhập những văn hóa này, họ còn sử dụng chính sách người Việt tự
giết người Việt. Như tuồng những hóa chất độc hại, tuyên truyền dụ dỗ những kẻ
hám lợi dùng hóa chất này để sản xuất, chăn nuôi… những hóa chất tồn đọng, tích
trữ trong thành phẩm gây nhiều căn bệnh cho con người khi sử dụng, nhất là căn
bệnh ung thư.
***
Trong
một bài viết nhỏ, khó có thể xem xét thấu đáo toàn bộ hiện tình đất nước. Chỉ
sơ lược một số vấn đề nổi cộm như trên cũng có thể đưa ra nhận định rằng, “Lãnh
đạo chóp bu Việt Nam đã tự bủa lưới, tự chui mình vào trong lưới rồi mắc cứng
trong đó”.
Chưa
biết Philippines có tự giăng bẫy, tự mắc bẫy hay không, tuy nhiên, họ cũng có
thể tự tháo bẫy, hoặc đã mắc bẫy cũng có thể tự gỡ bẫy, dĩ nhiên phải chấp nhận
chịu thương tích.
Với
lãnh đạo chóp bu Việt Nam thì, đã tự bủa lưới, đã tự mắc lưới nên khó hòng tự
thoát ra, nếu không muốn nói là không thể. Chỉ còn cách chịu nạp mình. Cái lưới
khác hẳn với cái bẫy.
Bây
giờ, chỉ còn một cách để thoát ra, một cách duy nhất là quay đầu về với dân, đừng
độc đoán đi ngược lòng dân mãi nữa, có như vậy, nhờ sự giúp đỡ từ dân chúng, mới
có thể tháo gỡ được.
--------------------------
Nhận xét :
Cộng với chính sách
triệt hạ nhân tài, bỏ
tù dài hạn trí thức yêu nước như hiện nay, Đảng Cộng Sản Việt Nam có vẻ như
đang gia tốc việc
thực hiện “Mật Ước Thành Đô” chăng?, hay là đảng quyết muôn năm trường trị
nước Việt?
No comments:
Post a Comment