Saturday 14 April 2018

BẢN TIN TỐI 14-4-2018 (Báo Tiếng Dân)





Tin Việt Nam

Tin Biển Đông
Báo Tiền Phong dẫn lời Đại biện lâm thời của Trung Quốc ở Việt Nam phát biểu: Các hành động trên biển của Trung Quốc ‘không nhằm vào Việt Nam’. Về chuyện Trung Quốc liên tiếp triển khai máy bay, tàu chiến tập trận ở Biển Đông, bà Doãn Hải Hồng lặp lại lời nói dối quen thuộc của Bắc Kinh: “Trung Quốc sẽ kiên trì con đường phát triển hòa bình, đi theo con đường phát triển hoàn toàn khác so với các nước lớn trên thế giới”.

Bên cạnh đó, bà Doãn khẳng định “Trung Quốc sẽ cùng ASEAN thúc đẩy đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), sau khi hai bên đã đạt được phần khung bộ quy tắc này trong năm ngoái”. Tuy nhiên, hành động thực tế của Trung Quốc vẫn thể hiện quan điểm trái ngược với những phát ngôn có tính xoa dịu.


Tận thu vì cạn ngân khố
Về dự luật đánh thuế tài sản, trong đó có bàn về chuyện đánh thuế đất, nhiều ý kiến cho rằng, ở Việt Nam, “đất đai là tài sản công, thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý“. Người dân không có quyền sở hữu đất đai, sao lại phải trả thuế?

Như chúng tôi đã bình luận trong bản tin tối qua, nếu chính phủ VN muốn học nước ngoài thì phải học tới nơi, tới chốn. Nước ngoài, điển hình là Mỹ, thu thuế tài sản để chi giáo dục, y tế và chính quyền công khai số tiền thu, chi này để người dân biết được đồng tiền thuế của họ được sử dụng như thế nào.

Nếu chính quyền CSVN sử dụng đúng những đồng tiền thuế của dân, cũng nhưà công khai minh bạch trong chuyện thu, chi, người dân sẵn sàng thu thuế để trả nợ xấu, nợ công do họ gây ra, người dân có cảm giác như bị trấn lột. Nếu ai chưa biết “chính danh” là gì, thì các sắc thuế sẽ cắt nghĩa giùm, bởi vì nộp thuế cho một chính quyền không có chính danh thì cảm giác không khác gì bị trấn lột.

Quan chức chế độ CSVN chỉ dùng tiền thuế dân để tham nhũng, xây tượng đài, không đầu tư phát triển đất nước. Đến lúc hết tiền thì họ chỉ còn tăng thuế, “hút máu” dân. Báo Lao động có bài: Động não kiếm tiền quá khó, đánh vào túi dân rất dễ. Về dự thảo đánh thuế tài sản 0,4%/năm đối với nhà, căn hộ có giá trị trên 700 triệu, người dân và các chuyên gia phản ứng dữ dội, đến mức người ta đặt ra nghi vấn “bộ Tài chính lâu nay hầu như chưa nghĩ ra cách tăng thu ngân sách nào hiệu quả hơn là đánh thuế”.

Tăng thuế VAT, tăng thuế môi trường, thêm hàng trăm thứ phí mới, nhưng Bộ Tài chính vẫn chưa thôi tìm cách tận thu. Khi mua nhà, người dân đã trực tiếp và gián tiếp đóng hàng chục thứ thuế phí, nay lại phải đóng thêm thuế tài sản, rõ ràng “với căn nhà trị giá trên 700 triệu đồng, đã phải lo đi đóng thuế tài sản thì không thể nói gì khác hơn là tận thu!”

Liên quan đến vấn đề đánh thuế nhà ở, báo Người lao động còn có bài: NÓI THẲNG: Đánh thêm thuế nhà ở – đề xuất vô lý của Bộ Tài chính! Bài báo đặt ra hàng loạt câu hỏi cho thấy sự “hút máu” trắng trợn của cộng sản đối với người dân: “tại sao phải đánh thuế nhà ở trong khi đây là nhu cầu thiết yếu của từng gia đình, hộ nào cũng cần có ít nhất một chốn cư trú cho một hoặc nhiều người?”.

Về mức thuế kịch trần 0,4% và giá trị tài sản chịu thuế thấp chỉ 700 triệu, chính quyền cho biết là để “phù hợp với thông lệ quốc tế”. Vậy, “các ông có so sánh thu nhập bình quân đầu người của dân Việt Nam với quốc tế hay không; có so sánh phúc lợi xã hội người dân Việt Nam được hưởng so với các quốc gia thịnh vượng hay không?”.

Báo Một Thế Giới có bài: Sao lại cứ bắt dân è cổ nộp thuế phí. Bài viết đặt câu hỏi: “Sao cứ nhăm nhe tính xem thu về được bao nhiêu tiền từ người dân, mà không tính toán chi li những tác động xã hội? Nêu lý do nhiều nước trên thế giới cũng thu thuế này, đương nhiên Việt Nam phải thu, là kém thuyết phục”.

Báo Pháp Luật TP HCM có bài: Nhà tôi như…cái hang đá sao bắt đóng thuế tài sản?  Trong bài có đoạn: “Tiền dân làm ra để làm nhà, mua xe đã nộp thuế trước rồi giờ lại đóng thuế lần nữa thì có phải thuế chồng chất không? Cái nhà về bản chất như…cái hang đá của người nguyên thủy, thế mà các ông bắt đóng thuế nữa? Cái xe đã chịu bao nhiêu loại thuế phí rồi, sao giờ các ông còn nhào nặn thêm thuế?

Trang VnEconomy dẫn lời chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh phân tích đề xuất đánh thuế tài sản nhà 700 triệu: “Vận dụng định mức rất lỗi thời”. Ông Doanh cảnh báo: “Thu thuế tối đa không phải ở thuế suất cao nhất mà thu thuế tối đa là ở mức thuế thấp vừa phải để cho người dân có thể kinh doanh được. Nếu nâng mức thuế quá cao thì người dân sẽ không muốn kinh doanh để cho Nhà nước thu thuế nữa”.

Dựa trên khái niệm đường cong Laffer trong lý thuyết kinh tế học, ông  Doanh giải thích:: “Nếu anh không thu thuế thì sẽ không được đồng nào, nhưng nếu thu đến 100% thuế thì không ai làm gì để anh thu cả”. Tuy nhiên, tình hình ngân sách kiệt quệ đã khiến các lãnh đạo CSVN chỉ biết lo tăng thuế mà không thể tính đến hậu quả người dân phải chịu.

Đồ thị đường cong Laffer: Theo đó, không phải cứ tăng thuế thì mức thu sẽ tăng, vượt qua giới hạn chịu đựng của người dân thì mức thu chỉ có giảm dần. Ảnh: VnEconomy

Bên cạnh các bài báo dám nhìn thẳng, nói thật, báo “lề đảng” luôn có những thành phần “bút nô” tuyên truyền, bảo vệ cán bộ. Bài sau trên báo Dân Việt là một ví dụ: Đánh thuế nhà trên 700 triệu đồng sẽ “vặt lông con ngỗng”.

Bài báo dẫn phân tích của ông  TS. Đinh Thế Hiển, một “trí thức” bảo vệ cộng sản, cho rằng, những người mua nhà trên 700 triệu là người giàu, nên cứ thoải mái đánh thuế; ông cũng so sánh người dân với con thú “sẽ là vặt lông con ngỗng hoặc con đại bàng, vì người có nhà trị giá trên 700 triệu đồng, không phải là vịt (dù mua trả góp)!”.

Ông còn ngụy biện bằng lập luận thu thuế để phát triển quốc gia và an sinh xã hội. Ông so sánh các nước phát triển cũng thu thuế và thu không kém Việt Nam. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngân sách được phân bổ quái dị: Phần lớn để nuôi cán bộ cộng sản, chỉ còn số ít được chi cho đầu tư, trong đó đa số các dự án đầu tư lại gặp phải nạn tham nhũng.

Thực tế, cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội Việt Nam rất tồi tàn. Vả lại, cách so sánh người dân với “vịt”, với “ngỗng” đã là sự xúc phạm người dân và thể hiện đặc trưng tư duy của “trí thức” phía đảng.



Cố ý làm trái
VTC đưa tin vụ kiểm sát viên ở Thái Nguyên nhận tiền ‘chạy án’: Chuyển hồ sơ lên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Thượng tá Bùi Duy Dương, Phó Trưởng Công an TP Thái Nguyên xác nhận rằng đơn vị đã chuyển hồ sơ vụ kiểm sát viên Trịnh Thị Hiền nhận tiền “chạy án” của người nhà bị can tới VKSND Tối cao.

Bà Trịnh Thị Huyền là người thụ lý vụ án liên quan đến bị can Ngô Thiên Việt, người đang bị điều tra về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”. Bà Huyền đã nhận khoảng 17 triệu của bà Nguyễn Thị Việt, vợ ông Việt, để “chạy án” cho ông này.

Chuyện ở Hải Dương: Hé lộ nguyên nhân Chủ tịch xã “mượn” tiền nhà nước hỗ trợ dân để chi tiêu, theo báo Công Lý và Xã Hội. Vụ ông Dương Văn Mẫn, Bí thư xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn, chỉ đạo cấp dưới rút 192 triệu tiền nhà nước hỗ trợ người trồng lúa, nhưng không phải cho người dân mà để dùng cho mục đích cá nhân, ông Mẫn giải thích:
“Tôi đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn rút tiền hỗ trợ cho người dân trồng lúa năm 2014 và 2015 … do địa phương còn gặp khó khăn, nên đã mượn số tiền hỗ trợ cho người trồng lúa nước để chi trả cho công việc”. Nếu ông Mẫn thực sự hành động vì người dân chứ không phải vì bản thân ông, thì ông có cần phải làm lén lút và giờ đây thừa nhận sai phạm?


Vụ án TrustBank
Báo Thanh Niên đưa tin: Bà Hứa Thị Phấn và đồng phạm bị cáo buộc gây thiệt hại trên 6.000 tỉ đồng. Từ ngày 8/5 đến 31/5/2018, TAND TP HCM sẽ tiến hành xử sơ thẩm vụ bà Phấn và 27 đồng phạm “rút ruột” Ngân hàng Đại Tín. Ông Phạm Công Danh, bị cáo chính trong vụ án VNCB sẽ được “triệu tập đến với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan”.

Theo cáo trạng vụ án TrustBank: Bà Phấn đã lợi dụng chuyện bà nắm giữ vốn điều lệ lớn, cổ đông lớn, nắm quyền chi phối, điều hành mọi hoạt động của TrustBank  để thâu tóm HĐQT, ban điều hành và cán bộ của TrustBank, “lũng đoạn mọi hoạt động đầu tư, hoạt động tín dụng, hoạt động thu chi tiền mặt, rút ruột của TrustBank hơn 12.000 tỉ đồng”.


Công an “nhân dân”
Vụ cô gái bị đánh vì bánh xèo: Yêu cầu kiểm điểm trưởng công an phường, theo báo Kiến Thức. Trung tá Nguyễn Tri Phương, Trưởng Công an phường Thanh Khê Đông, bị kiểm điểm vì đã “dùng xe công đi đón người hành hung cô gái trong quán bánh xèo”. Trước đó, cháu ông Phương, tên là Nguyễn Trần Vĩnh Khang, đã hành hung một phụ nữ do xích mích trong quán bánh xèo.

Khi Khang được mời về trụ sở Công an phường Hải Đông để làm việc thì ông Nguyễn Tri Phương “đã lái xe công vụ đến đón Khang về nhà”. Phải chăng do gia thế – chú là trưởng công an phường, bố là Đại tá Nguyễn Hữu Chỉnh, cựu Cục phó Cục chính trị quân khu V – nên Khang sẵn sàng hành hung người dân mà không lo phải chịu hậu quả?

Báo Đất Việt bàn về vụ dùng xe công an hộ tống cháu đánh người: Giải thích thật. Về chuyện dùng xe công đón đứa cháu đánh người, ông Phương giải thích: “Sau khi lấy lời khai xong, do lo sợ trên đường về, Khang lại tiếp tục gây ra hậu quả khác nên tôi mới đưa về nhà. Tôi không hề có suy nghĩ vì Khang là cháu ruột mình nên mới hành động thế, đối với những công dân khác, tôi cũng sẵn sàng làm vậy”.

Có độc giả bình luận với báo Đất Việt rằng: Người dân Đà Nẵng nên lưu số điện thoại của ông Phương, sau này họ có lỡ tay đánh người thì cứ gọi cho ông Phương, sẽ được “hộ tống” về tận nhà. Bài viết còn lưu ý: Khi người phụ nữ bị hành hung nói sẽ báo công an, Khang đáp trả: “Có gọi mười công an đến cũng không sợ”.

Xe Công an phường Thanh Khê Đông được dùng hộ tống cháu Trưởng Công an phường về nhà. Ảnh do gia đình nạn nhân cung cấp cho báo Đất Việt


“Cát tặc”, “đất tặc” lộng hành
Trang Infonet đưa tin: Kon Tum: “Cát tặc” công khai hoạt động trên sông Pô KôTàu khai thác hoạt động công khai trên sông Pô Kô, sát trung tâm hành chính xã thuộc làng Chứ, xe chở cát tung hoành khắp đường làng. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lờ đi không biết. Hoạt động khai thác cát được mô tả rầm rộ, hết công suất. Ông chủ tịch xã cho biết, chưa nắm được tình hình. Còn trưởng phòng Tài Nguyên và Môi trường nói thời gian tới sẽ kiểm tra, xử lý.

Báo Môi trường và Đô thị đưa tin, Lại thêm một cuộc kêu cứu của người dân về cát tặc. Người dân cho biết nhiều lần tố cáo, đề nghị chính quyền địa phương giải quyết, nhưng chính quyền làm ngơ. Thậm chí người dân còn bị “cát tặc” tấn công. Mỗi ngày có hàng chục tàu thuyền khai thác cát trái phép, biến dòng sông yên bình thành “chiến trường”. Hệ quả, hàng ngàn m2 đất đai bị sạt lở, đe dọa nhà cửa và tính mạng của người dân.

Tái diễn nạn trộm cát giữa rừng phòng hộ, báo Thanh niên đưa tin. Dù người dân và báo chí phản ánh, nhưng tình trạng khai thác cát trái phép trong rừng phòng hộ và đặc dụng tại Bến Tre vẫn ngày đêm tiếp diễn. Khi được hỏi, chính quyền địa phương trả lời biết tình trạng, nhưng không thể giải quyết được vì “đó là vấn đề nhức nhói của địa phương”. Hoạt động rầm rộ và ngang nhiên, rõ ràng cát tặc có sự bảo kê.


Cán bộ tiếp tay lâm tặc phá rừng
Vụ lãnh đạo Quảng Nam bắt nhân viên kiểm lâm ký cam kết không tiếp tay lâm tặc, rồi còn viết tâm thư kêu gọi bảo vệ rừng, báo Lao Động đặt câu hỏi: Bức tâm thư và bản cam kết liệu có bảo vệ được rừng? “Không có cách nào để ngăn chặn được tình trạng rừng bị chảy máu, chính quyền nơi đây buộc phải dùng đến bản cam kết và tâm thư”.

Tác giả chia sẻ chuyện gặp gỡ “đội kiểm lâm” của người dân địa phương ở xã Trà Giang, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi và bình luận: “Những người dân với tay không, không một đồng trợ cấp nhưng họ bảo vệ được rừng. Cũng với sức người nhưng được trang bị súng ống, có lương bổng hẳn hoi lại để rừng liên tục chảy máu”.

Kiểm lâm tỉnh Kon Tum đang làm rõ việc vận chuyển gần 85 m3 gỗ không có trong hồ sơ, theo báo Thanh Niên. Về số gỗ được Công ty Đắk Tô vận chuyển trái phép, ông Hồ Đình Tuấn, Đội trưởng Đội khai thác, bảo vệ rừng Công ty lâm trường Đăk Tô, giải thích:

“Đây là số gỗ lâm tặc lén khai thác để trong rừng nên khi thu gom gỗ tang vật, đã vận chuyển theo. Số gỗ này chúng tôi đã lập biên bản, có chứng kiến của những hộ dân nhận khoán rừng và đại diện thôn, làng. Nếu để lâu trong rừng sẽ mục nát, lâm tặc sẽ lén kéo đi”. Chỉ vì lý do này mà Công ty Đắk Tô lén lút vận chuyển số gỗ này, thậm chí không đưa vào hồ sơ?


Ô nhiễm môi trường
Chính quyền quản lý yếu kém, dân Đà Nẵng khốn khổ vì nước rỉ từ bãi rác Khánh Sơn, VOV đưa tin. Hàng chục năm nay, mỗi ngày, từng dòng nước đen ngòm, đặc quánh, bốc mùi hôi thối nồng nặc bủa vây hàng trăm hộ dân khu dân cư. Nước rỉ từ bãi rác Khánh Sơn từ trên núi cao men theo kênh mương đổ về, ngấm vào lòng đất, ruộng đồng. Cả khu vực rộng lớn bị ô nhiễm từ không khí, nguồn nước đến lòng đất.

Bãi rác này mỗi ngày tiếp nhận hơn 900 tấn rác và thải ra khoảng 600 mét khối nước rỉ rác. Tình hình ô nhiễm nghiêm trọng như thế, nhưng chính quyền Đà Nẵng vẫn làm ngơ chuyện sức khỏe, cuộc sống của người dân.

Báo Việt Nam Mới đưa tin: Bụi bẩn từ công ty gạch Châu Phát ‘tấn công’ khu dân cư, UBND phường… bận cả tuần. Người dân tố cáo, công ty sản xuất gạch gây ô nhiễm tiếng ồn và bụi bẩn khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn. Vì quá nhiều bụi, nhiều hộ dân xung quanh đã chuyển nhà đi nơi khác.

Nhiều lần người dân báo cáo đến chính quyền. Tuy nhiên, bất chấp lực lượng cảnh sát môi trường, cảnh sát kinh tế… dày đặc, công ty này vẫn ngang nhiên hoạt động. Bài báo cho biết, phóng viên đã liên hệ làm việc với lãnh đạo địa phương, nhưng tất cả đều trốn tránh, “báo bận… cả tuần”.

Báo Tài nguyên và Môi trường có bài: Tây Hồ – Hà Nội: Vô tư đổ phế thải trên đất nông nghiệp. Tình trạng tập kết phế thải diễn ra ngang nhiên giữa ban ngày, gây ô nhiễm môi trường và phẫn nộ trong nhân dân: “các xe tải chở các loại vật liệu như vôi vữa, gạch vỡ, vật liệu xây dựng, đất thải ngang nhiên đi qua khu vực đất nông nghiệp, tranh thủ lúc vắng người trút toàn bộ số phế thải này xuống ruộng”. Người dân xung quanh cho biết, không hề thấy chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý.

Vĩnh Long: Nước rạch đặc quánh, đen kịt, bốc mùi hôi giữa trung tâm thành phố, theo VTV. Môi trường sống ngay giữa trung tâm thành phố bị ô nhiễm nghiêm trọng, mặt nước đen kịt, bối mùi hôi thối nồng nặc, loăng quăng dày đặc. Tình trạng ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đe dọa xảy ra dịch bệnh. Người dân nhiều năm đề nghị chính quyền giải quyết, tuy nhiên ô nhiễm càng nghiêm trọng.


Thực phẩm bẩn giết người Việt
Báo Kiến thức đưa tin: Hơn 6 tấn củ cải tẩm hoá chất suýt vào “bao tử” người tiêu dùngBốn cơ sở sản xuất với 6,3 củ cải đang tẩm hóa chất tẩy trắng vừa bị phát hiện. Số củ cải này nếu trót lọt, sẽ được tung ra thị trường. Một cơ sở khai mỗi ngày tẩy rửa 7 đên 8 tấn củ cải bằng chất tẩy công nghiệp không rõ nguồn gốc.

Tăng cường trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh thực phẩm, báo Sài Gòn giải phóng đưa tin. Đó là chủ đề của tháng an toàn vệ sinh thực phẩm vừa được phát động. Sau lễ phát động, nhiều đoàn đã ra quân kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên, như ai cũng biết, kết quả nhiều năm qua người dân Việt vẫn ăn thực phẩm bẩn.

Giáo dục Việt Nam: Sai phạm và bạo lực học đường
Vụ giáo viên tố bị hiệu trưởng xúc phạm vì không phá thai: Hiệu trưởng đã nói dốibáo Dân trí lật mặt bà hiệu trưởng. Phòng giáo dục xác định có sự việc giáo viên sinh con thứ 3 ở trường. Tuy nhiên, trước đó, bà Hiệu trường nhiều lần khẳng định với phóng viên là không có. Sau khi sự việc được bóc trần, lãnh đạo Phòng giáo dục biện minh: “Cô Hậu cho rằng lúc làm việc với phóng viên hơi lo sợ nên đã cung cấp thông tin không đúng

Bà hiệu trưởng từng được khen thưởng “những tấm gương bình dị mà cao quý” năm 2017, được tỉnh tặng cờ thi đua, giấy khen 4 năm liên tiếp. Vì thế, nhằm duy trì thành tích, hiệu trưởng đã xúc phạm, chửi bới, và yêu cầu cô giáo phá thai (thai được 4 tháng) để giữ thành tích. Nếu không phá thai thì phải chuyển trường.

Báo Đất Việt nhận định vụ thầy giáo đấm học sinh lớp 1: Quan lộ giật lùi. Về ông thầy hành hung học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Nguyễn Du, Đắk Lắk, đến mức cháu bé phải nhập viện, lãnh đạo nhà trường cho biết: “Thầy Hà dùng số điện thoại nào cũng không cung cấp cho chúng tôi, vì vậy không thể gọi được. Chúng tôi cũng đã có giấy mời mời thầy Hà đến chiều thứ 2 đến làm việc với lãnh đạo nhà trường để giải quyết sự việc”.

Lãnh đạo trường đã “họp hội đồng kỷ luật và đề xuất mức buộc thôi việc đối với ông Hà. Trường đã có báo cáo, hồ sơ gửi lên phòng, hiện Phòng đã gửi toàn bộ hồ sơ xin ý kiến của UBND huyện”.

Trang Infonet đưa tin: 2 tháng không lương, giáo viên viết trên Facebook “đợi lương là một nghệ thuật”. Sự việc xảy ra tại trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân huyện Krông Ana, Đắk Lắk. Nhà trường giải thích việc không có lương là do “kế toán nghỉ việc”. Một giáo viên cho biết: “việc 2 tháng nay không có lương khiến nhiều giáo viên khó khăn, đồng thời thể hiện sự vô trách nhiệm của cấp trên”.


Người Trung Quốc ở Việt Nam
Bài thứ ba trong loạt bài trên trang Diễn Đàn Doanh Nghiệp về những cửa hàng không tiếp khách Việt Kỳ III: “Du khách” Trung Quốc “ẩn nấp” tại các xã vùng ven thành phố. Bài báo cho biết: Chỉ trong quý 1/2018, cơ quan chức năng của tỉnh Khánh Hòa sau khi kiểm tra đột xuất 4 doanh nghiệp đã phát hiện 185 lao động chui là người Trung Quốc.
Tuy nhiên, “con số này vẫn chưa dừng lại, để tránh sự kiểm tra, rất nhiều lao động không được cấp phép là người Trung Quốc đang dạt về các vùng ven TP Nha Trang để sinh sống và làm việc”.


***

Tin thế giới

Chính trường Mỹ
Chính trường mấy ngày qua khá nóng, không thua gì cái lò lửa ở Syria mà ông Trump vừa ra lệnh oanh kích bằng tên lửa. Sau khi báo chí đưa tin, cựu Giám Đốc FBI Comey so sánh TT Trump như một lãnh tụ Mafia trong cuốn hồi ký sẽ ra mắt vào thứ Ba tuần tới, Tổng thống Trump muốn truy tố ông Comey vì cuốn hồi ký, Tuổi Trẻ đưa tin. Nhiều người dân Mỹ đang chờ đợi để được đọc cuốn sách này.

Trong khi đó, một sự kiện khác làm ông Trump đau đầu nữa là, luật sư Cohen bị điều tra hình sự – mối đe doạ lớn hơn cuộc điều tra của Mueller. Do ông Cohen nắm giữ toàn bộ bí mật của ông Trump, các thỏa thuận thương mại, cũng như những bí mật cá nhân của tổng thống, cho nên các cố vấn pháp lý của TT Trump rất quan ngại cuộc điều tra đối với Ls Cohen, báo Cali Today đưa tin.

Một vụ bê bối khác cũng liên quan tới luật sư riêng của ông Trump: Michael Cohen thương lượng $1,6 triệu mua im lặng cho nhà gây quỹ Cộng hoà. Vụ bê bối này sau khi bị lộ đã khiến tỷ phú Elliott Broidy, Phó Chủ tịch Tài chánh của Uỷ ban Quốc gia Cộng hoà từ chức hôm qua.

Cali Today cũng có bài tóm lược từ trang Politico: Thẩm phán liên bang yêu cầu Michael Cohen cung cấp danh sách thân chủ. Khi các luật sư của ông Trump và Cohen kéo nhau tới tòa án New York để tìm cách ngăn chặn, không cho các công tố viên xem các tài liệu mà họ thu được trong các cuộc khám xét văn phòng và chỗ ở của ông Cohen vì họ nói rằng, đó là tài liệu đặc quyền.

Chẳng những không ngăn chặn được, mà ông Cohen còn bị bà thẩm phán Kimba Wood “yêu cầu các luật sư của ông Cohen giao nộp danh sách thân chủ của ông ta và bằng chứng mối quan hệ của họ vào lúc 10h sáng thứ Hai để có thể đưa ra phán quyết” về vụ khiếu nại của họ vào trong phiên điều trần thứ Hai tuần tới. Và danh sách thân chủ của ông Cohen sẽ là hồ sơ công cộng, bởi danh tánh thân chủ của một luật sư không thuộc phạm vi đặc quyền.

Mỹ và đồng minh tấn công Syria
VOA đưa tin, Mỹ, đồng minh phát động không kích Syria. Lúc 9h tối giờ Washington DC, tức 4h sáng ở Syria, TT Mỹ đã có bài phát biểu, ra lệnh tấn công Syria. Video clip ông Donald Trump tuyên bố tấn công Syria: https://www.youtube.com/watch?v=w43ok0q5G5A



***








No comments:

Post a Comment

View My Stats