Cập nhật: 21.05.2014 12:16
Chuyến thăm Philippines của Thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Tấn Dũng, trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông chưa có dấu hiệu hạ
nhiệt, đã khiến nhiều nhà quan sát nêu giả thuyết rằng Việt Nam đang chủ động
xích lại gần hơn nữa với Philippines để tạo lập liên minh nhằm đương đầu với
Trung Quốc.
Sau cuộc hội đàm ở Manila hôm 21/5, với sự hiện diện của Tổng thống Benigno Aquino, ông Dũng tuyên bố rằng tình hình ở biển Đông hiện nay ‘đặc biệt nguy hiểm’ đồng thời khẳng định rằng hai nước sẽ củng cố hợp tác quốc phòng và sẽ ‘kiên quyết phản đối’ Trung Quốc.
Trước đó, đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương được các hãng truyền thông quốc tế trích lời nói rằng hai nước sẽ ‘hợp tác chặt chẽ nhằm giải quyết các vấn đề hết sức nghiêm trọng hiện thời trên biển Đông’.
Các tuyên bố của giới chức Việt Nam tại Philippines, nước cũng có tranh chấp lãnh hải quyết liệt với Trung Quốc, được đưa ra trong bối cảnh Hà Nội và Bắc Kinh vẫn chưa thoái lui trong vụ đối đầu xung quanh giàn khoan dầu gây tranh cãi ở biển Đông.
Trong khi các chuyên gia nhận định Hà Nội và Manila đang gầy dựng liên minh chống Trung Quốc thì phát ngôn viên của Tổng thống Philippines nói rằng cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo không nên được nhìn nhận như vậy.
Sau cuộc hội đàm ở Manila hôm 21/5, với sự hiện diện của Tổng thống Benigno Aquino, ông Dũng tuyên bố rằng tình hình ở biển Đông hiện nay ‘đặc biệt nguy hiểm’ đồng thời khẳng định rằng hai nước sẽ củng cố hợp tác quốc phòng và sẽ ‘kiên quyết phản đối’ Trung Quốc.
Trước đó, đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương được các hãng truyền thông quốc tế trích lời nói rằng hai nước sẽ ‘hợp tác chặt chẽ nhằm giải quyết các vấn đề hết sức nghiêm trọng hiện thời trên biển Đông’.
Các tuyên bố của giới chức Việt Nam tại Philippines, nước cũng có tranh chấp lãnh hải quyết liệt với Trung Quốc, được đưa ra trong bối cảnh Hà Nội và Bắc Kinh vẫn chưa thoái lui trong vụ đối đầu xung quanh giàn khoan dầu gây tranh cãi ở biển Đông.
Trong khi các chuyên gia nhận định Hà Nội và Manila đang gầy dựng liên minh chống Trung Quốc thì phát ngôn viên của Tổng thống Philippines nói rằng cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo không nên được nhìn nhận như vậy.
Liên minh chỉ có nghĩa là cộng tác với nhau để cùng
đưa ra một lập trường chung, thì cái đó là có bởi vì hai nước có quyền lợi
tương đồng ít nhất về phương diện biển Đông trước sự thách thức của Trung Quốc.
Tuy nhiên, về cái gọi là đòi hỏi chủ quyền chính thức thì dĩ nhiên nó không
giống nhau vì Việt Nam đòi sở hữu tất cả Trường Sa và Hoàng Sa thì Philippines
sẽ không chịu. Cái đó không giống nhau về phương diện nguyên tắc. Thế nhưng về
phương diện chiến thuật, cả hai nước đều bị thách thức bởi Trung Quốc nên cái
việc họ nói chuyện với nhau để tìm một đường lối chung là cái chuyện tự nhiên.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, từ Đại học George Mason (Mỹ) nói Việt Nam và Philippines đang mưu tìm ‘tiếng nói chung’.
Ông Hùng nói: “Liên minh chỉ có nghĩa là cộng tác với nhau để cùng đưa ra một lập trường chung, thì cái đó là có bởi vì hai nước có quyền lợi tương đồng ít nhất về phương diện biển Đông trước sự thách thức của Trung Quốc. Tuy nhiên, về cái gọi là đòi hỏi chủ quyền chính thức thì dĩ nhiên nó không giống nhau vì Việt Nam đòi sở hữu tất cả Trường Sa và Hoàng Sa thì Philippines sẽ không chịu. Cái đó không giống nhau về phương diện nguyên tắc. Thế nhưng về phương diện chiến thuật, cả hai nước đều bị thách thức bởi Trung Quốc nên cái việc họ nói chuyện với nhau để tìm một đường lối chung là cái chuyện tự nhiên”.
Việc Trung Quốc triển khai giàn khoan dầu vào vùng mà Việt Nam nói là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình không chỉ dẫn tới các cuộc biểu tình bạo động gây chết người khắp Việt Nam mà nó còn buộc các giới chức nước này phải thẳng thắn nêu rõ quan điểm của phía Hà Nội cũng như tăng cường vận động sự ủng hộ từ bên ngoài.
Trong bài phát biểu ở Manila, ông Dũng cũng kêu gọi ‘các nước, cộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm, tuân thủ luật pháp quốc tế’.
Liên quan tới chiến dịch ngoại giao của Việt Nam thời gian qua, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng Việt Nam ‘đã tranh đấu hữu hiệu hơn và nhận được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới’.
Ông nói: “Có lẽ là bởi vì thế giới đã bắt đầu thức tỉnh, thấy sự nguy hiểm của các hành động lấn lướt của Trung Quốc. Cho nên cả các quốc gia trong khối ASEAN, vốn bị coi là đồng sàng dị mộng, mà một số quốc gia đã phải lên tiếng cảnh cáo về sự nguy hiểm từ hành động của Trung Quốc ở biển Đông. Còn Mỹ, từ trước tới nay các tuyên bố về biển Đông thì nặng nhất từ trước tới nay, với những lời nói như ‘provocative’ (khiêu khích) hay ‘aggressive’ (hung hăng)".
Ông Hùng nhận định thêm: "Tất cả các lời nói đã gia tăng cường độ. Dĩ nhiên chưa bằng hành động nhưng lời nói thì đã có cái đó. Lập trường của Mỹ vẫn rõ rệt là họ trung lập về phương diện chủ quyền, họ không bênh vực chủ quyền của nước nào cả nhưng mà họ nói là thứ nhất, họ muốn các bên dàn xếp không bằng vũ lực, không bằng hành động đơn phương thay đổi nguyên trạng và không bằng sự đe dọa, thì điều đó có nghĩa là về phương diện tranh chấp chủ quyền thì họ đứng trung lập nhưng họ lại chống đối các biện pháp sử dụng vũ lực hay đe dọa. Điều đó có nghĩa là họ gián tiếp chỉ trích hành động của Trung Quốc hiện nay”.
Về việc Hà Nội cùng với một đồng minh của Mỹ trực tiếp kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, chuyên gia về tình hình Việt Nam, giáo sư Carl Thayer nói với hãng tin Reuters rằng đó là điều ‘chưa có tiền lệ’. Nhà nghiên cứu này cũng nói rằng Việt Nam buộc phải ‘sử dụng các lá bài còn lại’.
Trong khi đó, hôm 21/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo các nước châu Á chớ xây dựng điều mà ông cho là 'liên minh quân sự không có ích'.
Philippines hiện đã đưa tranh chấp ở biển Đông với Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế phân xử. Luật sư đại diện cho Philippines từng nói với VOA Việt Ngữ rằng ‘quyền lợi của Việt Nam hoàn toàn giống với hai điểm chính mà Philippines mang ra tòa trọng tài quốc tế’. Ông Paul Reichler đó là một ‘giải pháp mà Việt Nam có thể cân nhắc’.
Giáo sư Hùng nói ông cũng cho rằng Việt Nam nên đưa Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế.
Ông nói: “Rất nhiều người ở trong và ngoài nước đều nghĩ rằng Việt Nam nên kiện Trung Quốc hay đưa Bắc Kinh ra Tòa án trọng tài quốc tế để giải thích rõ rệt cái nội hàm của đường lưỡi bò là gì. Điều này là điều mà mọi người đều khuyên. Vấn đề là nhà nước, chính phủ Việt Nam có đồng ý với nhau để đưa vấn đề ra không thì lại là một chuyện khác”.
Việt Nam chưa chính thức xác nhận là có theo chân Philippines hay không, nhưng mới đây, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang nói rằng Việt Nam ‘không loại trừ khả năng dùng biện pháp pháp lý’ trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông.
--------------------------------
Việt,
Phi cùng tố cáo các hành động của Trung Quốc trên biển: Vietnam,
Philippines Jointly Denounce China’s Maritime Moves (Wochit General News)
No comments:
Post a Comment