RFA
23.05.2014
Việt
Nam tổ chức cuộc họp báo quốc tế lần thứ ba về tình hình tại khu vực Biển Đông
thuộc chủ quyền Việt Nam.
Tin cho biết, cuộc họp báo được bắt đầu từ vào lúc 4
giờ chiều hôm nay. Chủ trì cuộc họp báo có ông Lê Hải Bình, quyền Vụ trưởng Vụ
Thông tin báo chí, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam; đại tá Ngô Ngọc Thu,
Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam; bà Nguyễn Thị
Thanh Hà, hàm vụ trưởng Vụ Luật Pháp Quốc tế Bộ Ngoại giao Việt Nam; ông Trần
Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên Giới, Bộ Ngoại giao Việt Nam; ông Đỗ Văn
Hậu, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Nội dung chính của cuộc họp báo quốc tế hôm nay của
Việt Nam được cho biết công bố bằng chứng chứng minh Hoàng Sa, Trường sa là của
Việt Nam.
Ông Trần Duy Hải, phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới, Bộ
Ngoại giao Việt Nam lặp lại tại cuộc họp báo là từ nhiều thế kỷ nay các triều
đại phong kiến Việt Nam đã khẳng định chủ quyền một cách hòa bình, liên tục đối
với quần đảo Hoàng Sa. Sau này Pháp thay mặt Việt Nam quản lý hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Ông này cũng nhắc lại việc khẳng định chủ quyền của Việt
Nam đối với hai quần đảo này tại Hội nghị San Francisco năm 1951 về chủ quyền
biển đảo của các quốc gia sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Vào
ngày 7 tháng 5, Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức cuộc họp báo quốc tế lần thứ
nhất nói về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương
981 trong vùng biển Việt Nam.
Ngày
17 tháng 5, cuộc họp báo quốc tế lần thứ hai cũng do Bộ
Ngoại giao Việt Nam tổ chức nói về việc bảo đảm trật tự, trị an tại một đố địa
phương trên cả nước, an toàn cho người dân và các doanh nghiệp, nhất là các
doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài sau đợt bạo động vào các ngày 13 và 14
tháng 5 tại các khu công nghiệp như ở Bình Dương và Hà Tĩnh.
-------------------------------
Infonet
23/05/14 16:09
16h
chiều 23/5 Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế về tình hình biển Đông.
Infonet trực tiếp nội dung buổi họp này.
Chương trình họp báo về tình hình Biển Đông
Chủ trì họp báo:
- Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia.
- Ông Đỗ Văn Hậu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
- Ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh Sát Biển việt Nam.
- Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Hàm Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước Quốc tế, Bộ Ngoại giao.
- Ông Lê Hải Bình, Quyền Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Người Phát ngôn Bộ Ngoại Giao.
Chủ trì họp báo:
- Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia.
- Ông Đỗ Văn Hậu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
- Ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh Sát Biển việt Nam.
- Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Hàm Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước Quốc tế, Bộ Ngoại giao.
- Ông Lê Hải Bình, Quyền Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Người Phát ngôn Bộ Ngoại Giao.
Mở đầu họp báo, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ
nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, công bố bằng chứng pháp lý về chủ quyền
của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Ông
Trần Duy Hải: Việt Nam đã yêu cầu nhưng Trung Quốc không chấm dứt
những hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, hạ đặt giàn khoan trái phép
Hải Dương 981.
Việt Nam chính thức bác bỏ những luận điệu sai trái
của Trung Quốc và nêu rõ quan điểm của Việt Nam về vấn đề này. Trung Quốc
không hề đưa ra được căn cứ pháp lý nào để khẳng định tuyên bố của họ cả.
Quan điểm Trung Quốc thực chất muốn biến vùng không
tranh chấp trên biển Đông thành vùng tranh chấp. VN quyết tâm bảo vệ chính đáng
chủ quyền của mình.
Ông
Đỗ Văn Hậu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam khẳng định: Ngay từ những năm 1960-70 VN đã khảo sát vùng biển để thăm
dò dầu khí.
1973-74 chính quyền Việt Nam đã ký với 1 số công ty
nước ngoài cụ thể là Hoa Kỳ khảo sát toàn bộ khu vực ngoài khơi miền Trung bao
gồm cả Hoàng Sa.
Từ 1975 Việt Nam có Tập đoàn dầu khí, Việt Nam đã
khảo sát toàn bộ lãnh hải để thăm dò tài nguyên dầu khí.
Việt Nam đã và đang hợp tác với nhiều công ty dầu
khí quốc tế (hơn 90 công ty), khảo sát hơn 10 triệu cây số, khoan hơn 900 mũi
khoan dầu khí và phát hiện trên 30 mỏ đang khai thác
Tất cả các nhà thầu dầu khí đều thực hiện trong
khuôn khổ giới hạn vùng đặc quyền kinh tế của VN
Toàn bộ khu vực này từ thời miền Nam Việt Nam đã
được khảo sát địa chấn. Đến nay chúng tôi vẫn tiếp tục khảo sát. Sau công
ước 1982, tất cả các khảo sát địa chất đều được giới hạn trong 200 hải
lý.
Đến nay không có công ty dầu khí nào của Trung Quốc
ký hợp đồng khai thác thăm dò khí ở miền Trung Việt Nam. Chỉ có các công ty của
Nga, Canada, Mỹ.
Hoạt động khai thác thăm dò của Việt Nam hết sức
công khai, nằm trọn trong 200 hải lý và được quốc tế công nhận.
Đây là đường 200 hải lý phù hợp với luật biển.
Nếu Trung Quốc cho rằng đó là vùng tranh chấp, không có cơ sở nào để nói nó nằm ngoài 200 hải lý từ vùng biển của Việt Nam cả.
Nếu Trung Quốc cho rằng đó là vùng tranh chấp, không có cơ sở nào để nói nó nằm ngoài 200 hải lý từ vùng biển của Việt Nam cả.
Khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan, cách đây 2 năm,
Việt Nam đã khai thác thăm dò. Vì thế, việc Trung Quốc đặt giàn khoan là hoàn
toàn sai trái và trái với Luật biển 1982.
Cuộc họp báo tập trung vào khẳng định chủ quyền Việt
Nam đối với khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan.
Quan điểm Trung Quốc thực chất muốn biến vùng không
tranh chấp trên Biển Đông thành vùng tranh chấp. Việt Nam quyết tâm bảo vệ
chính đáng chủ quyền của mình.
Trả lời câu hỏi của PV, Bà Nguyễn Thị Thanh Hà,
Hàm Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước Quốc tế, Bộ Ngoại giao: VN
khẳng định không loại trừ bất kỳ biện pháp hòa bình nào, kể cả các cơ quan pháp
lý quốc tế.
PV: Có thông tin cho rằng Trung Quốc
tập trận ở biên giới, đề nghị cho biết rõ?
Trả
lời: Các hoạt động giao thương biên giới vẫn diễn ra bình
thường. Không có thông tin nào về việc TQ điều quân ở biên giới. Như vậy đây là
thông tin không chính xác.
Trong cuộc gặp giữa Thứ trưởng 2 nước cũng đã thống
nhất không sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề.
Tất cả các hoạt động dầu khí của VN hiện nay đều
được thực hiện trong thềm lục địa của VN và phù hợp với Luật biển quốc tế
UNCLOS 1982.
Khi đặt giàn khoan, Trung Quốc đã đưa các tàu đến,
trong đó có 5 tàu chiến: Tàu đổ bộ 17 ngàn tấn, tàu tuần tiễu, tàu khu
trục, tàu săn ngầm, tàu tên lửa.
Khẳng
định: Việt Nam hoàn toàn không đưa tàu chiến đến khu vực này. Phóng viên Việt
Nam và nước ngoài đã được đưa ra thực địa và chứng thực điều này.
Ông Lê
Hải Bình, Quyền Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Người Phát ngôn Bộ Ngoại
Giao: Vàng thì rất là quý, nhưng tự do độc lập quý hơn
vàng.
PV báo Tuổi trẻ hỏi về bài báo trên Ria Novosti
xuyên tạc lịch sử và vụ việc đang diễn ra trên Biển Đông, về vấn đề này ông Lê
Hải Bình trả lời: Đây là bài báo thể hiện ý kiến cá nhân, sai trái và có ý
xuyên tạc. Rất lấy làm tiếc vì 1 hãng tin như Ria Novosti lại cho đăng
tải bài viết như vậy.
Về câu hỏi của PV đối với sự việc tại Bình Dương, Hà
Tĩnh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Vn khẳng định: Sự việc ở Bình Dương và Hà
Tĩnh rất đáng tiếc. Việt Nam rất sát sao thực hiện chủ trương chính phủ, trên
mọi mặt trận tình nguyện, chính sách để giải quyết vấn đề. Chính phủ VN
hứa sẽ đảm bảo sự an toàn cho các DN nước ngoài tại các khu công nghiệp. Các DN
nước ngoài cũng đã công nhận VN đã nỗ lực hết sức, nhanh chóng giải quyết vấn
đề và hài lòng với điều đó./
PV:
Cho đến nay
981 đã hoạt động trên biển 3 tuần rồi, VN có bằng chứng nào về việc giàn này đã
khoan và thăm dò chưa?
Ông
Đỗ Văn Hậu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam: Việc này khó trả lời, nếu theo quy trình định vị và công tác chuẩn bị
tiến hành thì thời gian đã đủ để tiến hành khoan. Tuy nhiên, VN ko thể tiếp cận
nên không thể xác định đã khoan được hay chưa. Nhấn mạnh là nếu theo quy trình
thì đã khoan được.
Việt Nam đã kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn
khoan, sớm ổn định tình hình trong khu vực. Tuy nhiên, phía Trung Quốc chưa hề
thực hiện. Trung Quốc còn sử dụng các luận điệu sai trái để biện hộ cho hành
động của mình.
VN có đầy đủ bằng chứng khẳng định chủ quyền đv quần
đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Tuy nhiên, VN vẫn sẵn sàng giải quyết cùng các bên
giải quyết bất đồng về tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hà khẳng định quan điểm của VN
về các bãi đá quy định việc xác định các vùng đảo, đá ở các vùng biển của VN
theo đúng quy định của Luật biển quốc tế.Cụ thể: cấu trúc đảo phải có người ở,
có môi trường phù hợp với đời sống con người. Các bãi đá không đáp ứng đc điều
này không được gọi là đảo
INFONET
No comments:
Post a Comment