Thụy My - RFI
Thứ tư 14 Tháng Năm 2014
Trong những ngày này, những tin tức bình thường
dường như không Đông. Nơi đó, vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam đã bị Trung
Quốc ngang nhiên đem vào một giàn khoan khổng lồ. Nơi đó, những chiếc tàu Việt
Nam nhỏ bé từ một tuần nay vẫn đang phải chống chọi với những tấn công uy hiếp
bằng vòi rồng, bằng những cú đâm thẳng của những chiếc tàu địch to lớn và hiện
đại hơn, mà báo chí chính thức Việt Nam gần đây mới có mặt để tường thuật.
Lòng dân sôi sục, kể cả những người ít quan tâm đến
thời sự. Làm gì đây trước họa xâm lăng ?
Chủ nhật 11/05/2014 đã có những cuộc biểu tình trên
cả ba miền, quy tụ nhiều ngàn người, trong đó một ngàn người xuống đường ở Hà
Nội và ít nhất cũng bốn ngàn người ở Saigon. Một sự kiện chưa từng thấy, vì
trước đây những người biểu tình chống Trung Quốc thường bị ngăn chận, thậm chí
sách nhiễu. Đặc biệt cuộc biểu tình tự phát của người dân Saigon đã lôi cuốn
được rất nhiều người tham gia sôi nổi, trong khi cuộc mít-tinh do chính quyền
tổ chức thì đơn điệu.
Trên mạng xã hội trước đó và hiện nay vẫn đang dấy
lên những tranh cãi : biểu tình hay không biểu tình ? Có những người tuyên bố
không tham gia, vì trong những lần Trung Quốc tỏ ra hung hãn trước đây, biểu
tình phản đối thì bị ngăn chận, lần này « để cho Đảng và Nhà nước lo ». Người
thì hăng hái xuống đường, nhưng muốn gắn với cả các yêu sách về tự do dân chủ -
một trong những lý do khiến chính quyền ngần ngại không muốn cho biểu tình. Và
cũng có nhiều ý kiến cho rằng chính trong lúc này, người dân Việt thuộc mọi
giới, mọi khuynh hướng cần phải đoàn kết lại để dồn sức đối phó với kẻ thù
chung ngàn đời của dân tộc, luôn lăm le xâm chiếm mảnh đất của tiền nhân để
lại.
Trong số vô vàn ý kiến khác nhau trên mạng, bài viết
trên blog Trịnh Tuấn « Viết cho con những ngày Biển Đông dậy sóng »
đã khiến nhiều người xúc động. Người cha trẻ tuổi viết cho đứa con nhỏ vừa mất
mẹ như sau : « Rồi một ngày con sẽ cảm nhận được điều đó khi ý thức được
rằng mình sẽ là đứa trẻ bất hạnh nhường nào nếu mất nốt người mẹ cuối cùng. Mẹ
tổ quốc! Hôm nay có người đã có người hỏi ba: đi làm gì, giải quyết được gì?
Đơn giản là xuống đường để chia sẻ tình cảm của mình
với tổ quốc, để được đi cùng những người mà trong cuộc sống chưa một lần gặp,
nay đứng bên nhau nhìn về một hướng. Để thấy mình ko cô đơn, để giải toả sự
phẫn uất của một công dân khi chủ quyền bị chà đạp. Thứ tình cảm đó nó thiêng
liêng từ trong máu mủ và ko vụ lợi thì tại sao phải hỏi quá nhiều phải không
con! »
Ý kiến của một người nước ngoài, giáo sư Jonathan
London cũng khiến người Việt phải suy nghĩ. Trong bài « Bình tĩnh, tự
tin, đoàn kết » đăng trên blog Xin Lỗi Ông, ông London viết : « Sự đoàn
kết trong nước, trong cộng đồng người Việt Nam hải ngoại, và giữa Việt Nam và
quốc tế không chỉ cần thiết, mà là cách duy nhất để thay đổi hành vi của Bắc
Kinh ».
Trong những ngày gần đây, đã có những
lời kêu gọi xuống đường vào Chủ nhật 18/5 tới. Tuyên bố số 2 của 20 tổ chức xã hội dân sự kêu gọi tiếp tục biểu tình ôn
hòa, đồng thời đòi hỏi trả tự do cho những người bị giam giữ vì biểu tình chống
Trung Quốc trước đây. Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm đại diện cho một số nhân sĩ trí thức
và những người biểu tình chống xâm lược thì đề nghị kiên trì đấu tranh bất bạo
động, cảnh giác trước âm mưu khiêu khích của Bắc Kinh.
Còn tiến sĩ Phạm Chí Dũng đưa ra lời kêu gọi «
Chủ nhật 18/5 : Toàn quốc xuống đường ! », qua lời đọc đanh thép của một
cựu sinh viên tranh đấu :
Xuống đường để làm sống lại lời hịch phá Thanh của
Quang Trung Nguyễn Huệ:
Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó ngựa xe tan tác
Đánh cho nó manh giáp chẳng còn
Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng có chủ
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó ngựa xe tan tác
Đánh cho nó manh giáp chẳng còn
Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng có chủ
Nhiều người cho rằng nếu chính quyền Việt Nam mạnh
dạn chấp nhận việc biểu tình – một hoạt động bình thường tại các nước dân chủ,
thì đây sẽ là một bước ngoặt trong cách suy nghĩ của nhà cầm quyền. Đồng thời
chứng tỏ cho bọn bành trướng Bắc Kinh thấy rằng nếu sau một ngàn năm Bắc thuộc,
dân tộc Việt Nam vẫn quật khởi, thì lần này quân giặc xâm lăng cũng sẽ phải trả
một cái giá rất đắt trước quyết tâm của người dân Việt, dù những cuộc biểu tình
cho đến giờ vẫn chỉ với những tờ giấy A3, A4 và những dòng chữ đơn sơ.
No comments:
Post a Comment