Thiên
Nam (http://baodatviet.vn)
Chủ Nhật, 25/05/2014 15:04
(Bình luận quân sự)
- Khủng hoảng chính trị Ukraine khiến Nga-Mỹ đồng loạt sa lầy, tranh thủ “Thiên
thời, địa lợi, nhân hòa”, TQ lập tức triển khai chiến lược xâm lấn trên Biển
Đông.
Tiếng
nói mất uy, đồng minh chán nản
Vài năm trở lại đây, ngân sách quốc phòng của Mỹ có
xu hướng giảm làm Washington phải thu hẹp quy mô các quân binh chủng, các hoạt
động hỗ trợ đồng minh cũng thưa thớt.
Trong khi đó Nga, Trung Quốc và Iran đang ngày càng
có những bước tiến mạnh bạo, dẫn đến một số đồng minh của Mỹ phải tìm
cách liên hiệp lại, số khác thì tự chọn cho mình con bài “hai mặt”.
Đồng minh của Mỹ ở một số khu vực chiến lược
trên thế giới đang đứng trước những thách thức lớn. Trong một vòng cung kéo dài
từ phía Đông cho đến Đông Âu, qua Vịnh Ba Tư đến đông nam Á, một số quốc gia
thân Mỹ đang nhân cơ hội này để điều chỉnh cục diện chiến lược, đặc biệt là khi
phải đối mặt với những thế lực chống Mỹ mà tiêu biểu hiện nay là Trung Quốc.
Trên thực tế, đã xuất hiện hiện tượng
nhiều đồng minh của Mỹ bắt đầu đẩy mạnh tăng cường quân bị, tuy nhiên
điều này lại chưa được “Chú Sam” chú ý đúng mức.
Khảo sát bảng xếp hạng 10 nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong năm qua của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, trong số đó có 5 quốc gia là đồng minh của Mỹ.
Khảo sát bảng xếp hạng 10 nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong năm qua của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, trong số đó có 5 quốc gia là đồng minh của Mỹ.
Philippines mặc dù còn nghèo nhưng đã phải đổ cả
đống tiền để mua sắm máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng, tàu chiến… Mỹ có
biết điều này không? - có biết.
Mỹ có biết Nhật Bản phải gồng minh cung cấp tàu tuần tiễu cho các quốc gia đông nam Á như Indonesia, Philippines, Việt Nam…, hay không? - Mỹ biết rõ, thậm chí Washington còn bán tàu tàu tuần tiễu cũ lớp Hamilton không vũ khí cho Manila.
Mỹ có biết Nhật Bản phải gồng minh cung cấp tàu tuần tiễu cho các quốc gia đông nam Á như Indonesia, Philippines, Việt Nam…, hay không? - Mỹ biết rõ, thậm chí Washington còn bán tàu tàu tuần tiễu cũ lớp Hamilton không vũ khí cho Manila.
Ngay cả Nhật Bản cũng đang nhảy vào thị trường mua
sắm, trong khi vẫn đầu tư rất lớn để tự lực phát triển rất nhiều vũ khí mới.
Nhật đã mua máy bay trinh sát chiến lược không người lái RQ-4 Global Hawk của
Mỹ, tự lực đóng mới 2 và nhờ Mỹ nâng cấp 4 tàu khu trục Aegis, đồng thời tham
gia tích cực vào chương trình chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5
F-35…
Tuy Mỹ vẫn giúp đỡ đồng minh bằng cách bán và nâng
cấp vũ khí nhưng trên thực tế, nhìn thấy tình cảnh khốn khổ của các đồng minh
trước sự vây ép của Trung Quốc, có cảm giác hiện nay Nhà Trắng như một “con
buôn”, kiếm lời trên chính khó khăn của đồng minh.
Đáng ngại hơn là tuy đã mua sắm thêm nhiều vũ khí,
trang bị nhưng các đồng minh của Washington vẫn phải chạy đông, chạy tây đi tìm
“trợ thủ mới”.
Ở châu Á, 3 đồng minh lâu năm, là đối tác hợp tác
quân sự song phương của Mỹ, bao gồm: Nhật Bản, Philippines và Singapore đang
phải thảo luận một hiệp định an ninh mới để ngăn chặn Trung Quốc.
Đây là vấn đề hoàn toàn không phải là bất ngờ, trong
thời gian qua, các đồng minh của Mỹ đã nhiều lần phải làm như thế.
Những động thái này cũng chứng tỏ một điều, những đồng minh thân cận nhất của
Hoa Kỳ đã bắt đầu đánh mất lòng tin vào “người bảo hộ”. Hiện nay, có cảm giác
như thủ lĩnh trên tuyến đầu chống Trung Quốc là Nhật Bản chứ không phải Mỹ.
Trong một bài phỏng vấn, Thượng nghị sĩ Philippines
Gregorio Honasan bày tỏ thái độ thất vọng về viện trợ quân sự Mỹ và yêu cầu xem
xét lại “Hiệp định phòng thủ chung Mỹ - Philippines” và “Hiệp định thăm viếng
hữu nghị Mỹ - Philippines”. Ông tuyên bố rằng, đây là 2 hiệp định “không hề có
chút hiệu quả nào”.
Vị cựu đại tá lục quân này khẳng định: “Chúng ta
không nhận được một cái gì từ 2 hiệp định này. Từ trước đến nay, Philippines đã
ký nhiều hiệp ước quân sự với nước ngoài, nhưng chẳng có nước nào lên tiếng xác
nhận bãi cạn Scaborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) thuộc chủ quyền
Philippines. Vì thế, chúng ta cần bãi bỏ những hiệp ước vô dụng này”.
Giáo sư Benito Lim, một giáo sư chuyên nghiên cứu về
chính phủ, chính sách đối ngoại và kinh tế chính trị ở trường Đại học Ateneo de
Manila đã thẳng thắn lên tiếng, Manila đừng trông đợi gì vào Washington để đối
phó với Bắc Kinh, vì Hoa Kỳ sẽ chẳng đời nào hi sinh mối quan hệ thương mại trị
giá nhiều tỷ USD với Trung Quốc vì “đồng minh thân thiết” Philippines.
Giáo sư Lim phân tích, Washington cũng có lợi ích
quốc gia riêng của mình và họ phải bảo vệ nó, Manila không thể đổ lỗi cho đồng
minh của mình nếu họ làm như vậy.
Để khẳng định sự độc lập của mình, Philippines nên tự giảm dần sự lệ thuộc vào Mỹ và tìm kiếm “những cách thức sáng tạo” để giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc.
Để khẳng định sự độc lập của mình, Philippines nên tự giảm dần sự lệ thuộc vào Mỹ và tìm kiếm “những cách thức sáng tạo” để giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc.
Sau sự kiện Scarborough đã khiến Philippines nhận ra
rằng không nên trông chờ quá nhiều vào Mỹ trong thời điểm hiện tại. Thậm chí,
Tổng thư ký Đảng cánh tả Bayan đã phát biểu: "Cách tốt nhất để Philippines
đứng lên chống lại Trung Quốc hay bất cứ kẻ xâm lược nước ngoài nào khác là làm
sao để Philippines thật sự độc lập...".
Người Philippines tin rằng đã tới lúc phải tự giải
quyết các vấn đề của riêng mình mà không cần phải dựa dẫm quá nhiều vào một
Hiệp ước Đồng minh kéo dài hơn 50 năm qua. Vụ kiện với Trung Quốc và quá trình
hiện đại hóa quân đội được đẩy mạnh đã cho thấy được quyết tâm "tự thân
vận động" của đảo quốc này.
Nói rộng thêm về lĩnh vực kinh tế, mặc dù mục tiêu
xây dựng Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã
trở thành trọng tâm xuyên suốt trong công tác đối ngoại về kinh tế của Mỹ ở châu
Á-Thái Bình Dương giai đoạn hiện nay, nhưng Washington chưa hề đạt được thành
tựu đáng kể nào.
Chuyến thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và
Malaysia cuối tháng 4 vừa qua của Tổng thống Mỹ cũng không làm cho tình hình
trở nên sáng sủa. Ở Manila, ông Obama được chào đón bởi đoàn biểu tình bên
ngoài Đại sứ quán Mỹ với khẩu hiệu phản đối Philippines gia nhập TPP.
Ngay cả Tokyo vốn quan tâm tới sự ủng hộ của đối tác
chiến lược trong bối cảnh những bất đồng ngày càng tăng với Bắc Kinh, cũng ra
sức mặc cả từng điểm mục của thỏa thuận gia nhập TPP. Trong khi đó, một cuộc
thăm dò ý kiến của hãng truyền hình NHK cho thấy, chưa tới 1/3 người dân Nhật
Bản ủng hộ nước này tham gia TPP.
Phải chăng Mỹ đang đặt mình trước một viễn cảnh ảm
đạm, làm mình sa chân vào chủ nghĩa tự cô lập?
Có thể khẳng định chưa bao giờ đồng minh lại cần Mỹ
như hiện nay nhưng cũng chưa bao giờ các đồng minh của Mỹ thấy bất an như bây
giờ. Để bảo đảm cho những “bạn bè” yên tâm phát triển trong thế kỷ 21, điều đầu
tiên mà Mỹ cần làm là phải điều chỉnh lại chiến lược toàn cầu, khôi phục và đẩy
mạnh quan hệ với các quốc gia thân Mỹ, tăng cường sử dụng và sử dụng tốt hơn
các nước này trong chiến lược toàn cầu của mình.
Trung
Quốc hiện không còn coi Mỹ ra gì
Tờ Wall Street Journal chỉ ra, Bộ Quốc phòng Mỹ cần
nghiên cứu và tìm ra biện pháp bảo đảm cơ cấu quân lực và chính sách quốc phòng
của Mỹ phải đồng bộ với các quốc gia đồng minh.
Tiếp theo, Mỹ còn phải củng cố và nâng cao quan hệ
hợp tác, giao dịch thương mại quốc phòng với các nước đồng minh, đảm bảo họ có
thể vững vàng dưới cái ô của Mỹ mà không cần tìm thêm “trợ thủ”.
Tuy nhiên đây cũng không phải là một chủ đề mới, rất
nhiều chuyên gia đã chỉ ra điều này. Thế nhưng, Washington vẫn chưa có những
động thái quyết liệt hơn với Bắc Kinh và các đồng minh của Mỹ vẫn tiếp tục phải
tự lực đối phó với Trung Quốc.
Dường như chưa ai biết “giới hạn đỏ” của của Nhà
Trắng đối với Trung Nam Hải nằm ở đâu và đến bao giờ Mỹ mới có những hành động
quyết liệt hơn đối với Trung Quốc?
Hiện nay, tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương
đang thực sự căng thẳng vì những hành động của Trung Quốc. Với tham vọng ngày
càng lớn và hành động ngày càng ngang ngược, nếu Mỹ không kịp thời “xoay trục
thực sự” về khu vực này, chỉ một thời gian nữa mọi hành động của Mỹ sẽ là vô
nghĩa, Washington dù muốn cũng không thể kiềm chế nổi Bắc Kinh và sẽ mất hết đồng
minh.
Trong sự kiện Scaborough năm ngoái, mặc dù Mỹ lớn
tiếng phản đối, nhưng những hành động hời hợt của Mỹ đã khiến Philippines vô
cùng thất vọng. Việc đồng thời tổ chức liên tiếp 2 cuộc tập trận chung với
Philippines mang cái tên rất mỹ miều và thấm đẫm “tình huynh đệ” là “Vai kề
vai” (Balikatan-2013) và “Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển”
(CARAT-2013) trên thực tế chẳng giúp được gì cho Philippines.
Tất cả chỉ còn lại một con số 0 tròn trĩnh khi hiện
nay, quyền kiểm soát thực tế Scaborough đã thuộc về Trung Quốc, còn bãi Cỏ Mây
(Philippines gọi là Ayungin, tên tiếng Anh là Second Thomas Shoal, Trung Quốc
gọi là đá Nhân Ái) và bãi Cỏ Rong (Reed Bank/Reed Tablemount, Trung Quốc
gọi là bãi Lễ Nhạc) hiện cũng do Trung Quốc kiểm soát, 1 nhúm quân Philipines
trên con tàu đắm, lọt thỏm trong vòng vây tàu chiến Trung Quốc tại bãi Cỏ Mây,
đến tiếp tế cũng phải chạy hết hơi đã chứng tỏ sự thật là Philippines đã mất
tất cả, trước mắt của Mỹ.
Việc trở lại căn cứ Subic và mở thêm căn cứ Oyster ở
gần Trường Sa để làm gì khi tàu chiến, tàu công vụ và tàu cá Trung Quốc đang
tràn ngập các khu vực đó.
Mỹ có dám tấn công xua đuổi Trung Quốc không? Chắc
chắn là không! Mỹ có thể dùng niềm tin và các tuyên bố để giúp Philippines
giành lại những hòn đảo, bãi đá mà Manila đã tuyên bố chủ quyền từ tay Bắc Kinh
được không? Chắc chắn cũng là không, vì Trung Quốc hiện không sợ Mỹ.
Sự kiện Trung Quốc mang giàn khoan Hải Dương 981 vào
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngoài thể hiện sự xâm phạm trắng trợn chủ
quyền của Việt Nam và chà đạp lên luật pháp quốc tế của Trung Quốc, nó đã cho
thấy sự ngạo mạn và thách thức của Bắc Kinh đối với địa vị thống trị thế giới
của Washington.
Hành động ngang ngược của nhà cầm quyền Bắc Kinh là
hoàn toàn sai trái, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam nên
các quan chức chính phủ ta có quyền thông báo rộng rãi với chính phủ và nhân
dân các nước trên thế giới về bộ mặt tráo trở của Trung Quốc để cộng đồng quốc
tế nhận thức và lên án hành động phi nghĩa này.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã tráo trở, đổi trắng thay
đen khi vu cáo cho Việt Nam đe dọa hoạt động tác nghiệp hợp pháp của giàn khoan
HD-981, dùng tàu trang bị vũ khí đe dọa, đâm húc tàu công vụ và tàu dân sự của
nước này. Tân Hoa Xã cũng lớn tiếng kêu kêu gào là Việt Nam dùng vụ giàn
khoan để “làm nhơ nhuốc hình ảnh Trung Quốc trong cộng đồng Đông Nam Á và thế
giới.”.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nhiều lần khẳng định
với người đồng cấp của Trung Quốc Vương Nghị là việc Bắc Kinh đơn phương triển
khai giàn khoan cùng hàng trăm tàu chính phủ trong vùng biển thuộc chủ quyền
Việt Nam là hành động khiêu khích. Ông cũng kêu gọi hai bên giảm căng
thẳng và giải quyết những bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật
pháp quốc tế.
Tuy nhiên, đối diện với hành động được coi là đúng
đắn của chính quyền Mỹ, Trung Quốc đã thẳng thừng đốp chát là Mỹ đang đứng đằng
sau xúi giục, làm căng thẳng thêm tình hình trên biển Đông và đề nghị Mỹ không
được can thiệp vào công việc của Trung Quốc.
Ngày 14/5 vừa qua, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã lên giọng cảnh báo ngoại trưởng Mỹ Kerry là nên “phát biểu và hành động một cách thận trọng” và phải có thái độ “khách quan, công bằng” khi nói về Trung
Quốc.
Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc cao giọng với
Washington nhưng rõ ràng các lời nói và hành động đáp trả của Trung Quốc đối
với Hoa Kỳ đang ngày càng cứng rắn và ngạo mạn hơn, có lẽ hiện nay Bắc Kinh
đang cho rằng vào thời điểm này mình đã đủ “thiên thời, địa lợi và nhân hòa” để
cư xử “bằng vai phải lứa” đối với Washington.
“Thiên thời” có nghĩa là cộng đồng quốc tế đang tập
trung vào giải quyết khủng hoảng chính trị ở Ukraine, Mỹ còn đang mải đấu đá
với Nga ở tít trời Âu, không có thời gian rảnh để nhòm ngó đến mình.
Địa lợi có nghĩa là Biển Đông và biển Hoa Đông là “ao nhà” của Trung Quốc, Bắc Kinh có thể huy động toàn lực để đối phó với Washington. Còn “nhân hòa” được Trung Quốc đánh giá là yếu tố quan trọng nhất, đó chính là sự ngấm ngầm đồng ý và các chương trình hợp tác với Nga.
Địa lợi có nghĩa là Biển Đông và biển Hoa Đông là “ao nhà” của Trung Quốc, Bắc Kinh có thể huy động toàn lực để đối phó với Washington. Còn “nhân hòa” được Trung Quốc đánh giá là yếu tố quan trọng nhất, đó chính là sự ngấm ngầm đồng ý và các chương trình hợp tác với Nga.
8 đề án chiến lược với hàng loạt hợp đồng kinh tế
quan trọng như hợp đồng cung cấp 38 tỷ mét khối khí (kèm điều khoản tăng lên 60
tỷ mét khối) trong vòng 30 năm, xây dựng cầu qua sông Amur để phát triển kinh
tế và các kế hoạch chế tạo máy bay tầm xa, trực thăng hạng nặng, máy bay tiếp
dầu, máy bay chiến đấu, tàu ngầm, tên lửa phòng không, tên lửa chiến thuật các
loại chính là cái “nhân hòa” mà Bắc Kinh đang cần chứ chẳng phải là “tình bạn
chân chính” với Nga.
Nga-Trung
bắt tay nhau, Bắc Kinh tranh thủ làm càn, Washington không xoay trục còn đợi
đến bao giờ?
Có thể liên hệ sự lớn tiếng của Bắc Kinh với
Washington thông qua cú bắt tay ngoạn mục với Moscow. Trung Quốc đã chọn đúng
thời điểm trước thềm chuyến thăm Trung Quốc để “chiếu bí” Nga và làm Mỹ bó tay
để hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 ở khu vực cách đảo Tri Tôn 17 hải lý về
phía nam.
Hàng loạt những hiệp định đối tác chiến lược đang
chờ ký để giúp Nga giải tỏa những khó khăn sau các hành động cấm vận của Mỹ đã
khiến Moscow không đủ tự tin để phản đối những hành động vi phạm trắng trợn
luật pháp và các công ước quốc tế. Trong khi đó Mỹ cũng chỉ đưa ra các động
thái phản đối yếu ớt, không mảy may làm Trung Quốc run sợ.
Trong chuyến thăm này, Nga và Trung Quốc đã ký kết
hàng loạt hiệp định và hợp đồng kinh tế khổng lồ. Cụ thể là trước thềm chuyến
thăm của ông Putin, 2 nước đã đạt được thỏa thuận về việc triển khai thực thi 8
đề án chiến lược chung, đồng thời sẽ thành lập cơ quan đặc biệt để giám sát
việc thực hiện các đề án chiến lược này.
2 bên cũng sẽ tiến hành hàng loạt dự án hợp tác kinh
tế, quân sự như: Nga và Trung Quốc sẽ cùng chế tạo máy bay tầm xa và máy bay
trực thăng hạng nặng liên doanh, Bắc Kinh sẽ đầu tư xây dựng tàu điện ngầm ở
thủ đô Moscow, cây cầu bắc qua sông Amur giữa Nga và Trung Quốc sắp được khởi
công và Nga sẽ gia tăng xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc…
Đồng thời Nga và Trung Quốc cũng đưa ra hàng loạt
tuyên bố chung như: 2 nước lo ngại về việc sử dụng công nghệ thông tin làm tổn
hại nhiệm vụ duy trì sự ổn định và an ninh quốc tế, gây thiệt hại cho chủ quyền
quốc gia, Nga và Trung Quốc đồng quan ngại về thực trạng vấn đề hạt nhân trên
bán đảo Triều Tiên.
Ngoài ra, 2 bên còn bày tỏ sự quan ngại đối với 1 số
vấn đề khác như: Nga và Trung Quốc không chấp nhận toan tính can thiệp quân sự
vào Syria, Nga-Trung chủ trương chống lại sự can thiệp vào công việc nội bộ của
các quốc gia khác, đồng thời Bắc Kinh và Moscow thỏa thuận sẽ tổ chức cuộc kiểm
tra chung đầu tiên trên đường biên giới giữa 2 nước.
Cú bắt tay chiến lược giữa Nga và Trung thoạt nhìn
không có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình Biển Đông và Hoa Đông
nhưng trên thực tế nó như là một liều “thuốc thích thích” giúp Trung Quốc tăng
sự tự tin trong bối cảnh Bắc Kinh đang bị cả thế giới lên án sau hành động
ngang nhiên kéo giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trong khi cộng đồng quốc tế đang kịch liệt phản đối
hành động chà đạp lên luật pháp quốc tế thì Moscow đã không hề có phản ứng gì
trước hành động đáng lên án của Bắc Kinh, ngược lại còn chìa tay ra với Trung
Quốc như một đối tác chiến lược, đồng thời vẫn tiếp tục tổ chức cuộc tập trận
chung mang tên “Tương tác biển-2014” (Naval Interaction).
Chuyến thăm của ông Putin và hàng loạt các hiệp định
kinh tế song phưong khổng lồ chả khác gì cái phao cứu sinh cho Bắc Kinh khi họ
đang cãi cùn trước luận chứng đanh thép của Việt Nam.
Nó không khác gì “liều thuốc”, làm tăng sự tự tin
cho Trung Quốc trong vấn đề sử dụng vũ lực để giải quyết những tranh
chấp chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Thế nhưng sự xích lại gần nhau bất thường của 2 nước
này xuất phát từ đâu? Từ chính Mỹ với thái độ quyết liệt và có phần thiếu lí
trí trong cuộc đối đầu với Nga vì vụ khủng hoảng kinh tế với Ukraine. Bất chấp
những băn khoăn của EU mà trực tiếp là các đồng minh Đức, Pháp…, Washington vẫn
cương quyết áp đặt đủ mọi hình thức bao vây, cấm vận đối với Moscow .
Chính Mỹ đã dồn Nga vào ngõ cụt để bắt buộc họ phải
quay sang bắt tay liên kết với Trung Quốc, để Bắc Kinh lợi dụng chuyến thăm của
ông Putin đến Trung Quốc vào ngày 20/5, cắm giàn khoan vào thềm lục địa Việt
Nam vào ngày 1/5 để ép Nga vào thế bí. Sợ đổ vỡ các hợp đồng kinh tế, Moscow
phải nhắm mắt làm ngơ trước những hành động ngang ngược của Bắc Kinh.
Giá như Washington không cố tình làm căng với Moscow
về vấn đề Ukraine thì Bắc Kinh đã không có cơ hội “đục nước béo cò”, trong khi,
Nga không phải là đối thủ số 1 của Mỹ mà chính là Trung Quốc. “Gấu Nga” không
gây hại cho ai nếu không động đến nó nhưng “Gấu trúc” thì bất kể ai cũng cắn xé
hết, thế nhưng chính Mỹ đã ép chúng liên hiệp lại với nhau.
Trong chiến lược bành trướng biển xa của Trung Quốc,
sau năm 2015 sẽ là giai đoạn quyết định để Bắc Kinh độc chiếm vùng trờ và vùng
biển Hoa Đông và Biển Đông. Đến thời điểm đó Trung Quốc đã xây dựng được một
lực lượng chấp pháp biển khổng lồ có khả năng đè bẹp lực lượng an ninh biển của
Nhật Bản - quốc gia có thực lực mạnh nhất trong số các đối thủ của Trung Quốc.
Nguy hiểm hơn, hiện nay Nga - lại chính là Nga, đang
nỗ lực giúp đỡ Trung Quốc hiện thực hóa mưu đồ thiết lập ADIZ trên Biển Đông
bằng việc giúp Trung Quốc xây dựng năng lực tiếp dầu trên không, nối dài phạm
vi tác chiến cho máy bay chiến đấu của PLA, tăng khả năng quản lý không phận
trong các ADIZ.
Ngày 25/3/2014, trang “Russianplanes” của Nga công
bố một bức ảnh chụp tại sân bay Zhukovsky ngoại ô thủ đô Moscow cho thấy một
chiếc máy bay vận tải IL-76 của không quân Trung Quốc, được sơn sửa tương tự
như máy bay tiếp dầu IL-78 của Nga đang bay thử. Ngoài ra, 2 bên còn đang
đàm phán hợp đồng mua sắm máy bay tiếp dầu thế hệ mới nhất, tiên tiến nhất của
Nga là Il-478.
Sau năm 2015, khi Trung Quốc đã xây dựng hoàn thiện lực
lượng máy bay tiếp dầu trên không, các máy bay chiến đấu của họ sẽ có năng lực
thực sự để quản lý vùng trời thuộc ADIZ, Trung Quốc sẽ thử nghiệm khả năng quản
lý ADIZ Hoa Đông bằng lực lượng không quân xuất phát từ các sân bay trên bờ,
sau đó sẽ thiết lập ADIZ trên biển Đông.
Có thể nhận định rằng chính thái độ lừng chừng giữa
xoay trục về châu Á và châu Âu của Mỹ là nguyên nhân chính khiến Nga-Trung bắt
tay nhau, tạo thế và lực cho Trung Quốc lộng hành.
Sau năm 2015, khi đã “đủ lông, đủ cánh”, Bắc Kinh sẽ
càng khó kiềm chế. Trong bối cảnh này, tại thời điểm này Washington không thực
sự xoay trục về châu Á thì còn đợi đến bao giờ?
No comments:
Post a Comment