Saturday, 3 May 2014

TÌNH THẾ NGUY HIỂM CỦA DÂN TỘC (Nguyễn Văn Thạnh)




Thứ Bảy, ngày 03 tháng 5 năm 2014

Dân tộc ta trường tồn hàng ngàn năm, trải qua bao phen hiểm nguy nhưng vẫn giữ vững độc lập dân tộc. Ông bà đã đổ không biết bao máu xương để giữ gìn và truyền lại cho con cháu một đất nước nguyên vẹn, tự chủ.

Hôm nay chúng ta lại một lần nữa chứng kiến tổ quốc lâm nguy. Ngày nay người ta không dùng súng đạn để nô dịch nhau mà dùng kinh tế để nô dịch. Là một nước nghèo nên VN vay mượn các nước để xây dựng hạ tầng đường xá, cầu cống, trong đó có vay mượn Trung Quốc. 

Tôi thấy đây thực sự là một điều nguy hiểm (mối nguy). Qua dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội chúng ta thấy người cho vay là TQ, người thực hiện cũng là TQ; giá đội hơn 300 triệu $ mà cứ như không. Mặt bằng giá làm đắt hơn thế giới 3-4 lần. Làm ăn kiểu này, con cháu chúng ta sẽ trả nợ chết. Thế hệ sau sẽ lao động quần quật như những tên nô lệ mà chưa chắc trả được nợ. Làm ăn kiểu này không khác gì cho vay nặng lãi, TQ sẽ từng bước biến nước ta thành con nợ, thành nô lệ.


Điều nguy hiểm hơn nữa là hiện nay, do thành tích nhân quyền tồi tệ, VN khó thúc đẩy quan hệ với Mỹ, phương tây. Điều nãy sẽ tăng tốc VN vay mượn TQ bằng mọi giá để chống đỡ tình hình kinh tế khó khăn hiện nay.

Bạn có thấy tình thế nguy hiểm của dân tộc không? Và giải pháp nào cho vấn đề?

Được đăng bởi Nguyễn Văn Thạnh vào lúc 08:31

---------------

Thứ Bảy, ngày 03 tháng 5 năm 2014

Công lý-đơn giản là điều đúng. Ví dụ ai đó nhân danh tôi mượn nợ rồi bắt tôi trả mà tôi không hề biết gì thì điều đó là không có công lý.

Các quan chức chính phủ luôn nhân danh người dân để tiến hành cho/nhận các khoản viện trợ/vay. Tuy nhiên không phải lúc nào nhân viên chính phủ cũng có cùng quyền lợi với nhân dân; nhất là các nước có nền dân chủ yếu-nhiều khi quan chức không phải do dân bầu ra. Điều này là rất nguy hiểm vì có thể động lực cho các khoản viện trợ/vay lại đến từ các động cơ khác như phần trăm tham nhũng, liên minh chính trị,....Rõ ràng các khoản tiền viện trợ/vay lại được quyết định bởi các viên chức mà dân không hề biết.

Do vậy để có công lý trong việc cho/nhận viện trợ/vay thì chúng ta phải có giải pháp để người dân hai bên cho và nhận phải biết các khoản viện trợ/vay.

Giải pháp minh bạch các khoản viện trợ/vay là cách để thúc đẩy công lý trong lĩnh vực này

Được đăng bởi Nguyễn Văn Thạnh vào lúc 22:05



No comments:

Post a Comment

View My Stats