Nguyễn Đạt Thịnh
(VienDongDaily.Com - 19/05/2014)
Tại sao Trung Cộng lại đem dàn khoan HD 981 xuống
Hoàng Sa? Động cơ đập vào mắt mọi người là dầu hỏa, nhưng động cơ này chỉ là
nguyên nhân thứ yếu; nguyên nhân chính yếu có thể là Tập Cận Bình muốn đo lường
thực chất chính trị, quân sự của tổ chức ASEAN và của Hoa Kỳ; ông ta muốn thử
nghiệm phản ứng của hai đối tượng này trước mưu cầu của Trung Cộng bành trướng
lãnh hải, chiếm 80% diện tích Biển Đông, và kiểm soát hải lộ chính đang chuyên
chở 1/3 hàng hóa trao đổi giữa Á Châu và thế giới.
Hai giáo sư Carl Thayer và Taylor Fravel đồng ý với nhau trên một điểm là việc hãng dầu CNOOC (China National Offshore Oil Company-Công Ty Dầu Biển Khơi Trung Quốc) đưa dàn khoan HD 981 xuống Hoàng Sa là một hành động được thận trọng tính toán, và mang tính chất bành trướng chủ quyền lãnh hải.
Dấu hỏi "Tại sao Trung Cộng lại chọn hải phận Việt Nam làm nấc đầu leo thang bành trướng?" tương đối dễ giải thích. Ai cũng thấy là chính quyền Việt Cộng tùng phục Trung Cộng -trơ trẽn hay kín đáo hơn đôi chút.
Thử hình dung đáng lẽ đặt dàn khoan 981 trên Biển Đông Việt Nam, mà Trung Cộng lại đặt nó trên Biển Tây Phi Luật Tân thì phản ứng của Phi sẽ mạnh đến mức nào; cộng thêm áp lực của Hoa Kỳ có thể khiến Trung Cộng phải đem 981 trở về lãnh hải Trung Cộng.
Xu hướng chính trị của Việt Nam tương đối phức tạp: quần chúng, nhất là thành phần có học nghiêng về hướng thế giới tự do, trong lúc nhóm cầm quyền vẫn cảm thấy an toàn hơn dưới sự hà hiếp của Trung Cộng. Họ khiếp sợ viễn ảnh dân chủ với những cuộc bầu cử mà họ không thể nào thắng được.
Trung Cộng nhìn thấy tâm trạng của những người cầm quyền Việt Nam, và khai thác thế đồng minh bất đắc dĩ của những người này. Việt Cộng đang chụp cho những người biểu tình bạo động tại Việt Nam trong tuần vừa rồi là ngoại nhân, là người lạ mặt chứ không phải công nhân phẫn uất với những tên cặp-rằng (caporal-cai thợ) người Tầu mà tìm đánh công nhân Trung Cộng trong lúc họ đốt phá những xưởng máy họ làm việc từ vài năm nay.
Bên cạnh thái độ tưởng như "cho phép biểu tình," cuộc "hải chiến bắn súng nước" cũng là một hài kịch được dàn dựng để xoa dịu lòng uất ức của người Việt; tất cả được đo lường đúng mức, kể cả việc Trung Cộng đang đòi Việt Cộng bồi thường về những tổn thất vật chất do những cuộc biểu tình bạo động gây ra.
Đối với quần chúng, tình hình Việt Nam sau tuần lễ "xả xú páp" là bẽ bàng; cuộc biểu tình toàn quốc được kêu gọi ngày Chủ Nhật 5/18 không thực hiện được -công an và chính quyền vẫn mạnh hơn lòng dân.
Công an với tổ chức du đãng vẫn thừa sức đàn áp người biểu tình, và giúp chính quyền Việt Cộng giới hạn lòng yêu nước của người Việt vào những cuộc biểu tình được thả lỏng trong vài ngày.
Hãng tin AP tường thuật là tại Sài Gòn công an kéo lết vài người biểu tình ra khỏi một công viên, trong khi ở Hà Nội, công an phong tỏa các con đường và công viên gần sứ quán Trung Quốc, xua đuổi phóng viên và người biểu tình không cho họ đến gần. Mặt khác công an tổ chức bao vây tư gia một số nhân vật chống đối không cho họ ra khỏi nhà.
Nói cách khác nấc thang đầu tiên của Trung Cộng bành trướng lãnh hải đã thành công nhờ sự đồng lõa của Việt Cộng.
Chính lược PIVOT (chuyển hướng) của Obama bị thế giới nghi ngờ; thỏa ước quốc phòng 10 năm giữa Mỹ và Phi Luật Tân không ngăn cản được Trung Cộng chiếm Hoàng Sa. Phản ứng của Hoa Kỳ chỉ là yêu cầu Việt Cộng và Trung Cộng đừng để tranh chấp Hoàng Sa biến thành chiến tranh, điều mà chính cả hai phía gọi là "tranh chấp" đều muốn tránh.
Phản ứng mạnh nhất của Hoa Kỳ là đánh giá việc Trung Cộng đem dàn khoan 981 vào lãnh hải Việt Nam bằng tĩnh từ provocative (khiêu khích); tĩnh từ này không chỉ yếu xìu mà còn không chính xác nữa, vì Trung Cộng không khiêu khích Việt Cộng, họ chỉ bành trướng lãnh hải với sự đồng lõa của Việt Cộng.
Một dấu hỏi nữa là tại sao Trung Cộng lại chọn thời điểm đầu tháng 5 để đưa dàn khoan vào hải phận Việt Nam?
Hai giáo sư Carl Thayer và Taylor Fravel đồng ý với nhau trên một điểm là việc hãng dầu CNOOC (China National Offshore Oil Company-Công Ty Dầu Biển Khơi Trung Quốc) đưa dàn khoan HD 981 xuống Hoàng Sa là một hành động được thận trọng tính toán, và mang tính chất bành trướng chủ quyền lãnh hải.
Dấu hỏi "Tại sao Trung Cộng lại chọn hải phận Việt Nam làm nấc đầu leo thang bành trướng?" tương đối dễ giải thích. Ai cũng thấy là chính quyền Việt Cộng tùng phục Trung Cộng -trơ trẽn hay kín đáo hơn đôi chút.
Thử hình dung đáng lẽ đặt dàn khoan 981 trên Biển Đông Việt Nam, mà Trung Cộng lại đặt nó trên Biển Tây Phi Luật Tân thì phản ứng của Phi sẽ mạnh đến mức nào; cộng thêm áp lực của Hoa Kỳ có thể khiến Trung Cộng phải đem 981 trở về lãnh hải Trung Cộng.
Xu hướng chính trị của Việt Nam tương đối phức tạp: quần chúng, nhất là thành phần có học nghiêng về hướng thế giới tự do, trong lúc nhóm cầm quyền vẫn cảm thấy an toàn hơn dưới sự hà hiếp của Trung Cộng. Họ khiếp sợ viễn ảnh dân chủ với những cuộc bầu cử mà họ không thể nào thắng được.
Trung Cộng nhìn thấy tâm trạng của những người cầm quyền Việt Nam, và khai thác thế đồng minh bất đắc dĩ của những người này. Việt Cộng đang chụp cho những người biểu tình bạo động tại Việt Nam trong tuần vừa rồi là ngoại nhân, là người lạ mặt chứ không phải công nhân phẫn uất với những tên cặp-rằng (caporal-cai thợ) người Tầu mà tìm đánh công nhân Trung Cộng trong lúc họ đốt phá những xưởng máy họ làm việc từ vài năm nay.
Bên cạnh thái độ tưởng như "cho phép biểu tình," cuộc "hải chiến bắn súng nước" cũng là một hài kịch được dàn dựng để xoa dịu lòng uất ức của người Việt; tất cả được đo lường đúng mức, kể cả việc Trung Cộng đang đòi Việt Cộng bồi thường về những tổn thất vật chất do những cuộc biểu tình bạo động gây ra.
Đối với quần chúng, tình hình Việt Nam sau tuần lễ "xả xú páp" là bẽ bàng; cuộc biểu tình toàn quốc được kêu gọi ngày Chủ Nhật 5/18 không thực hiện được -công an và chính quyền vẫn mạnh hơn lòng dân.
Công an với tổ chức du đãng vẫn thừa sức đàn áp người biểu tình, và giúp chính quyền Việt Cộng giới hạn lòng yêu nước của người Việt vào những cuộc biểu tình được thả lỏng trong vài ngày.
Hãng tin AP tường thuật là tại Sài Gòn công an kéo lết vài người biểu tình ra khỏi một công viên, trong khi ở Hà Nội, công an phong tỏa các con đường và công viên gần sứ quán Trung Quốc, xua đuổi phóng viên và người biểu tình không cho họ đến gần. Mặt khác công an tổ chức bao vây tư gia một số nhân vật chống đối không cho họ ra khỏi nhà.
Nói cách khác nấc thang đầu tiên của Trung Cộng bành trướng lãnh hải đã thành công nhờ sự đồng lõa của Việt Cộng.
Chính lược PIVOT (chuyển hướng) của Obama bị thế giới nghi ngờ; thỏa ước quốc phòng 10 năm giữa Mỹ và Phi Luật Tân không ngăn cản được Trung Cộng chiếm Hoàng Sa. Phản ứng của Hoa Kỳ chỉ là yêu cầu Việt Cộng và Trung Cộng đừng để tranh chấp Hoàng Sa biến thành chiến tranh, điều mà chính cả hai phía gọi là "tranh chấp" đều muốn tránh.
Phản ứng mạnh nhất của Hoa Kỳ là đánh giá việc Trung Cộng đem dàn khoan 981 vào lãnh hải Việt Nam bằng tĩnh từ provocative (khiêu khích); tĩnh từ này không chỉ yếu xìu mà còn không chính xác nữa, vì Trung Cộng không khiêu khích Việt Cộng, họ chỉ bành trướng lãnh hải với sự đồng lõa của Việt Cộng.
Một dấu hỏi nữa là tại sao Trung Cộng lại chọn thời điểm đầu tháng 5 để đưa dàn khoan vào hải phận Việt Nam?
Câu trả lời là họ chờ đúng lúc tổng thống Obama vừa thực hiện xong chuyến Á du, vận động một liên minh giữa Hoa Kỳ với Nhật, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Nam Dương, ... để chứng minh là liên minh đó không cản được ý chí bành trướng của họ.
Sau vụ thiết lập vùng kiểm soát không phận trên Đông Hải không gặp phản ứng chống đối, lần này thái độ ầu ơ của Hoa Kỳ và khối ASEAN đối với hành động xâm lược Hoàng Sa giúp Trung Cộng càng vững tin hơn. Cuối tháng này Trung Cộng ngồi vững trên thế bá chủ Á Châu sau cuộc thao diễn hải quân giữa họ với Nga tại Đông Hải.
Dù Trung Cộng có rút dàn khoan của họ trở về sau ba tháng "chiếm đóng" Hoàng Sa như họ hứa, thì HD 981 cũng đã làm xong nhiệm vụ của chú lính tiền đạo, đi trước dò đường -dọ thám con đường bành trướng lãnh hải, lãnh thổ- để tiếp tục truyền thống Tầu là gồm thâu lục quốc quanh họ, để đóng vai trò Trung Quốc -nước mẹ nằm chính giữa sáu nước con.
Dấu hỏi cuối cùng là tại sao Hoa Kỳ không có một phản ứng nào cả? Phải chăng vì Obama tưởng là cuộc tiến chiếm Hoàng Sa và những vụ chạm súng nước giữa đoàn tầu 80 chiếc của Trung Cộng và 35 chiếc của Việt Cộng chỉ là những va chạm nội bộ của khối Cộng Sản?
Số phận buồn thảm của người Việt Nam sau bốn ngày biểu tình đánh cặp-rằng Tầu, đốt xưởng máy Tầu là tiếp tục nhẫn nhục chịu đựng roi vọt, mắng nhiếc của cặp-rằng Tầu.
Nhiều người Việt nhận ra là muốn chống xâm lược Tầu, phải chống những quan thái thú của Tầu trước đã; những quan thái thú này là bọn lãnh đạo Việt Cộng vừa đóng trò chống Tầu bành trướng.
Một người Việt -ông tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ- lại cho là chỉ có thể chống Trung Cộng bằng cách liên minh quân sự với Mỹ. Ông Cù nói, "... chỉ cần Mỹ liên minh quân sự với Việt Nam thôi, thì Việt Nam có thể, bằng khả năng được Mỹ hỗ trợ, kể cả những thiết bị chiến tranh quan trọng, thì có thể nhổ cái giàn khoan, thậm chí trong tương lai còn có thể thu hồi quần đảo Hoàng Sa. Tôi nói rằng một khi Mỹ liên minh quân sự với Việt Nam thì chúng ta, những người Việt Nam trong và ngoài nước, có niềm tin rằng lãnh thổ của chúng ta không những được bảo toàn mà còn có khả năng được thu hồi những phần nào bị Trung Quốc cướp mất."
Có thể ông Cù nói đúng; ông Obama chỉ cần đánh đòn kinh tế trừng phạt Trung Cộng bằng cách vận động thế giới đồng minh với Hoa Kỳ không nhập cảng mọi thứ từ Trung Cộng nữa, thì chỉ nửa năm sau, đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ bị người Trung Quốc lật đổ.
Nhưng tại sao ông Obama không sử dụng đòn kinh tế để trừng phạt Trung Cộng xâm lăng Việt Nam, như ông đã trừng phạt Nga xâm lăng Ukraine, và trừng phạt Iran thích làm bom nguyên tử?
Trả lời được những câu hỏi tại sao này là tìm được lối thoát đưa quê hương Việt Nam ra khỏi vòng tay ảo thuật của con gấu panda Trung Quốc. (nđt)
No comments:
Post a Comment