Ts.
Nguyễn Đình Thắng
Posted on Wednesday, April 23, 2014 @ 13:36:16 ED
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2837
Sự
việc gần đây Ts. Cù Huy Hà Vũ rời khỏi nhà tù Việt Nam và đến Hoa Kỳ dấy lên
những bình luận về tính hiệu quả của một người hoạt động sau khi bỏ nước ra đi. Đây là một đề tài cần được suy xét nghiêm chỉnh và thấu đáo vì nó ảnh
hưởng đến công cuộc tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền.
Đã nói về hiệu quả thì phải có các chuẩn mực để đo
lường thành quả.
Thành quả được định nghĩa là sự thăng tiến phúc lợi
của đối tượng mình phục vụ. Đối tượng phục vụ có thể là nông dân bị cướp đất,
người theo đạo bị ngăn cản hoạt động tôn giáo, công nhân bị bóc lột sức lao
động, người tù bị tra tấn hay cưỡng bức lao động, phụ nữ bị buôn bán...
Mức thăng tiến phúc lợi của đối tượng phục vụ chính
là thước đo hiệu quả của công việc. Chẳng hạn bao nhiêu tù nhân lương tâm không
còn bị biệt giam, tra tấn hay cưỡng bức lao động, và bao nhiêu được trả tự do…
Hoặc, bao nhiêu người đi lánh nạn cộng sản được bảo vệ pháp lý, bao nhiêu nạn
nhân buôn người được giải cứu, bao nhiêu nhà tranh đấu được quốc tế can thiệp
khi bị đàn áp hay sách nhiễu bởi chính quyền, một xứ đạo chặn đứng hiểm hoạ
cưỡng chế đất đai được bao lâu… Phúc lợi
của đối tượng phục vụ là thước đo duy nhất cho thành quả.
Do đó muốn đạt thành quả thì người hoạt động, dù ở
bất kỳ môi trường nào, trong hay ngoài nước, đều phải tự đặt các câu hỏi sau
đây cho chính mình:
-
Đối tượng phục vụ của mình là ai?
-
Những phúc lợi nào mình tranh đấu cho họ?
-
Mức phúc lợi sẽ đạt được đến đâu trong từng thời điểm?
Nói tóm lại, vấn đề không còn là nên ở hay nên đi mà
là hiệu quả của hoạt động, bất luận ở nơi nào – trong nước hay ngoài nước.
Tấm gương của Đức Đạt Lai Lạt Ma là một minh chứng.
Ở ngoài nước, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã rất hiệu quả trong việc xây dựng cộng đồng
Tây Tạng lưu vong và vận động quốc tế để yểm trợ cho cuộc đấu tranh đòi tự chủ
của người Tây Tạng ở trong nước. Chắc chắn Đức Đạt Lai Lạt Ma không thể đạt
hiệu quả như vậy nếu vẫn còn ở Tây Tạng.
Một ví dụ gần gũi hơn là Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ
của tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh. Qua các cuộc điều trần và các cuộc tiếp
xúc ở nhiều quốc gia, chỉ trong vài tháng Bà Ngọc Minh đã góp phần đáng kể để
nâng mức quan tâm của quốc tế đối với tù nhân lương tâm Việt Nam nói chung.
Chắc chắn Bà Ngọc Minh đã không thể đạt hiệu quả này nếu còn ở trong nước.
Như vậy, sự thiếu hiệu quả của những nhà đấu tranh
lưu vong là do làm sai việc, phần lớn là do môi trường đã thay đổi mà vẫn làm
việc cũ, chẳng khác nào một nông gia đã ra đến biển khơi thay vì học câu cá lại
khư khư trồng lúa để sinh tồn. Không hiệu quả là phải.
Muốn đạt thành quả thì phải làm đúng việc. Việc đúng
phải thoả đáng cả 3 yếu tố:
-
Nhắm vào thành quả
-
Đúng cương vị của mình, dù là trong hay ngoài nước
-
Phù hợp với sở trường của mình
Làm đúng việc để đạt thành quả là nguyên lý áp dụng
cho cả những người ở trong nước.
Tóm lại những ai thực tâm vì lợi ích lâu dài của dân
tộc và đất nước, cần tự đặt cho mình 3 câu hỏi đã nêu ra trước đây và rồi chọn
đúng việc mà làm. Rồi cứ định kỳ, 3 tháng một lần chẳng hạn, lại tự đánh giá
mức thành quả của công việc, nghĩa là đối tượng phục vụ có tăng phúc lợi hay
không và tăng đến mức nào. Nếu muốn kêu gọi ai khác thì phải báo trước – tôi
nhấn mạnh chữ “trước” – để họ theo dõi công việc của mình và đánh giá thành quả
đã đạt được trước khi quyết định hợp tác hay yểm trợ.
Không làm thế thì sẽ là bất công với những người
đang yểm trợ hay hợp tác với mình, gây thiệt thòi cho đối tượng mình mưu cầu
phục vụ nhưng không đem lại phúc lợi gì cho họ, và mất dần sự tin tưởng của
những người và tổ chức dày dạn kinh nghiệm hoạt động mà mình đang cần họ hợp
tác hay yểm trợ.
Bài
liên quan:
Muốn
Thành Công: Phải Đạt Thành Quả
No comments:
Post a Comment