Thursday, 15 May 2014

NEW YORK TIMES : VIỆT NAM THẤT BẠI TRONG VIỆC TẬP HỢP CÁC ĐỐI TÁC TRONG TRANH CHẤP VỚI TRUNG QUỐC (Trinh Nguyễn - VRNs)




Trinh Nguyễn   -   VRNs
Đăng ngày: 15.05.2014

VRNs (15.05.2014) – Sài Gòn – Tác giả Mike Ives và Thomas Fuller của tờ New York Times vừa có bài biết hôm 11/5, trong đó hai tác giả cho rằng ‘Việt Nam thất bại trong việc tập hợp các đối tác trong tranh chấp với Trung Quốc’. Bài nhận định được đưa ra ngay sau khi Hội nghị Thượng) đỉnh ASEAN bế mạc và các cuộc biểu tình tại nhiều tỉnh thành trên Việt Nam chấm dứt.

Người Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm Chúa nhật vừa qua – ảnh: New York Times

Bài viết cho biết, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, cáo buộc Trung Quốc hôm Chúa Nhật vừa qua về ‘hành vi nguy hiểm’ trong vấn đề tranh chấp tại Biển Đông. Tuyên bố của Thủ tướng tại hội nghị thưởng đỉnh ASEAN tại Myanmar được chuyển tải rộng rải trên các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam. “Hành động cực kỳ nguy hiểm này ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải”, và VN đã hành động với ‘sự kiềm chế tối đa.’

Phát biểu ​​ca Th tướng Nguyn Tn Dũng là mt điu hiếm khi xy ra ti ASEAN. Tuy nhiên, lãnh đạo khối Đông Nam Á cuối cùng cũng đã không tuyên bố lập trường chung hay đề cập về vấn đề này trong phát biểu cuối cùng của họ tại hội nghị.

Việc các lãnh đạo các quốc gia thuộc khối ASEAN từ chối bình luận về vấn đề tranh chấp này cho thấy đây là một lợi thế cho Trung Quốc, đồng thời cũng bảy tỏ sự yếu kém về khả năng và quyết tâm của khối ASEAN để giải quyết vấn đề này. Đây là khu vực biển thuộc chủ quyền của 5 quốc gia khác nhau. Đây là một tuyến đường hàng hải quan trọng cũng và là nguồn sự trữ tài nguyên đáng kề khiến cho hành động ngang ngược của TQ với âm mưu lấn chiếm ngày càng tăng cao.

Tuy nhiên, Bộ trưởng bộ Ngoại giao các nước công bố một tuyên bố bàn tròn vào thứ Bảy đề cập đến ‘những quan ngại nghiêm trọng trong vấn đề trong vùng biển Hoa Nam,’ nhưng không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc.

Murray Hiebert, một chuyên gia về Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cho biết Việt Nam và Philippines là những quốc gia đã lên tiếng chỉ trích TQ. “Nhiều quốc gia trong nội bộ không muốn gây xáo trộn. Họ chỉ đơn thuần mang một thái độ trung lập,” ông Hiebert nói.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của khu vực, các quốc gia như Campuchia và Lào là những quốc gia nhận viện trợ lớn từ TQ.

Tại Việt Nam, một cuộc biểu tình ôn hòa tại Hà Nội vào ngày Chúa nhật thu hút hàng trăm người tham gia. Chính quyền độc tài Việt Nam đã ban hành một quyết định khá bất thường khi cho phép các phương tiện truyền thông nhà nước đưa tin về cuộc biểu tình này. Khẩu hiệu chính của cuộc biều tình là “Phản đối TQ xâm lược”.

Bế tắc trên biển đông giữa Việt Nam và Trung Quốc bắt nguồn từ năm 1974, Khi TQ trong một thời gian ngắn đã nắm quyền kiểm sóat quần đảo Hoàng Sa. Vấn đề này đã được thảo luận và chuyển tải cách rộng rãi trên các phương tiện truyền thông quốc doanh cũng như trên mạng xã hội Facebook dùng rộng rãi trong tầng lớp trung lưu tại VN.

Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Cả hai quốc gia này đều có hệ thống chính quyền độc đảng xã hội chủ nghĩa. Chính phủ Việt Nam hiện đang trong thế khó vì một mặt, họ muốn bày sự phản đối các hành vi của TQ mặt khác lại e sợ rằng khi ủng hộ nhân dân chống TQ lại vô tình tạo nên sức mạnh đòan kết giữa dân oan, những nguời bị chiếm đất, những người bị đàn áp tôn giáo và nạn nhân của các vấn đề xã hội khác, đây là một bất lợi vô cùng nguy hiểm đến nhà cầm quyền VN.

“Chúng tôi không bài trừ nhân dân và văn hóa Trung Hoa, nhưng chúng tôi rất phẫn nộ trong việc chính phủ TQ âm mưu xâm lược VN”, ông Nguyễn Xuân Phạm, một nhà phê bình văn học, phát biểu trong cuộc biểu tình tại công viên đối diện với Đại sứ quán TQ.

“Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam nên tổ chức họp báo,và bày tỏ thái độ của họ để nhân dân Việt Nam biết những gì họ đang suy nghĩ,” Lan Lê, 40 tuổi, một nhà thiết kế thời trang tại Hà Nội cho biết.

Tường Vũ, một chuyên gia về lịch sử và chính trị Việt Nam tại Đại học Oregon, cho biết nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam có sự chia rẽ giữa phe bảo thủ thân Trung Quốc và nhóm ủng hộ cải cách hệ thống kinh tế, gia tăng cường giao thương với Hoa Kỳ và phương Tây. Ông cho biết, tranh luận trong nội bộ ĐCS sẽ ngày càng gay gắt hơn về biện pháp đối phó với Trung Quốc, với sự lo sợ về ảnh hưởng đến kinh tế và chính trị.

“Phe thân TQ hầu như chiếm vị trí thượng phong từ những năm 1990”, ông Vũ nói thêm, “họ chủ trương thương lượng bằng các biện pháp ngoại giao hơn là hành động trực tiếp chỉ trích Trung Quốc.” Theo nhóm này, chi trích TQ chỉ sẽ làm tồi tệ hơn mối quan hệ song phương và vô hình chung lại là sự khích lệ cho việc chỉ trích ĐCSVN.

“Họ sẽ chỉ mặc cho các bíến động này chìm dần và mọi sự lại sẽ trở về nguyên trạng ” ông Vũ cho biết thêm, “Nhưng không ai có thể lường trước được? Các cuộc biểu tình có thể xảy ra trên một quy mô lớn hơn và biết đâu sẽ có sự chuyển hướng.”

Trinh Nguyễn


No comments:

Post a Comment

View My Stats