Bạn đọc
Dân Luận
Tác giả gửi tới Dân Luận dưới dạng phản hồi. Tựa đề
do Dân Luận đặt.
Chủ Nhật, 04/05/2014
Bài
này là một trong những bài hay nhất chúng tôi đọc được trong dịp 30 tháng
04 năm 2014. Tôi xin đóng góp chút suy nghĩ nông cạn:
1. Muốn có hòa hợp, thì trước tiên phải có sự chia
sẻ công bằng từ vật chất đất đai đến quyền làm người (ai muốn học hỏi thêm về
lục hòa tức là 6 nguyên tắc sống chung hòa hợp có thể tìm đọc về lục hòa trong
các sách về đạo Phật phổ thông). Hiện nay việc này chưa xảy ra (hay chưa xảy
đến). Bên thắng cuộc chiếm lấy đất đai nhà cửa và một số lớn tư hữu của bên
thua cuộc từ năm 1975 và đến nay chưa có dấu hiệu của một sự chia sẻ về những
gì họ chiếm được. Thế thì nói đến hòa hợp là điều không tưởng.
2. Muốn có hòa giải thì phải có một cuộc làm mới (beginning
anew, nouveau départ) cho dân tộc Việt Nam, giữa bên thắng cuộc và bên thua
cuộc. Làm mới đây tức là đi lại từ đầu (xin nghe bài nhạc nếu có một ngày chinh
chiến tàn của nhạc sĩ Nhật Ngân, rất thấm thía và có giá trị). Làm mới đây là
trước hết phải hóa giải niềm hận thù đang còn có mặt ở cả hai phía. Hóa giải
bằng những hành động cụ thể thực lòng chứ không phải bằng những hành động tuyên
truyền của kẻ thắng theo kiểu ban ơn cho kẻ thua của ông Nguyễn Thanh Sơn. Khi
hóa giải tốt tự khắc hòa giải (tức là ôm chầm lấy nhau trong nước mắt chan hòa)
sẽ xảy đến. Nhớ nhá: hóa giải trước sẽ đem đến hòa giải.
Các
đảng viên đảng CSVN còn lâu mới nghĩ đến hóa giải (chứ chưa nói đến hòa giải).
Đây là danh sách những việc cụ thể họ có thể làm, nếu thật lòng:
a. Ra nghị quyết dẹp bỏ hết tất cả những lễ lạc ăn
mừng chiến thắng mỗi năm bắt đầu từ 30 tháng 04 năm 2015 về ngày 30 tháng 04
này,
b. Ra nghị quyết cho phép sửa sang và trùng tu lại Nghĩa
Trang Biên Hòa với cái tên mới: Nghĩa Trang Của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa,
c. Ra nghị quyết cho phép những người bên thua cuộc
có quyền làm đơn khiếu nại đòi lại nhà cửa đất đai bị xâm chiếm từ năm 1975,
d. Ra nghị quyết trả lại tư do cho tất cả những
người đang bị giam cầm tù tội về các tôi liên quan đến việc bất đồng chính kiến
và những người bị giam cầm về sự lên tiếng chống đối của họ về việc xâm lấn đất
đai và biển đảo gây ra bởi Trung Quốc,
e. Ra nghị quyết trao lại tên các trường Trung Học
và Đại Học cũ trước 1975 (tỉ dụ trường Trung Học Minh Khai thành lại trường
Trung Học Gia Long v.v...),
f. Ra nghị quyết đổi lại các tên đường cũ ở thành
phố Sài Gòn trước 1975 và trả lại tên thành phố Sài Gòn cho người Sài Gòn,
g. Ra nghị quyết xây dựng và khánh thành một đài kỷ
niệm chiến tranh Việt Nam cho cả nước trong đó có bia kỷ niệm thuyền nhân Việt
Nam đã bỏ mình trên biển trong cuộc hành trình gian khổ đi tìm tự do,
h. Ra nghị quyết giúp đỡ những thương phế binh Việt
Nam ở cả hai phía vì họ đang sống rất khốn đốn. Họ là những người đã hy sinh
nhiều nhất để ông Nguyễn Thanh Sơn được cơm no áo ấm ngày nay.
Cứ bắt đầu với chừng đó thôi xem lòng dân thế nào.
(Khách qua đường vẫn còn một chút hy vọng dù mỏng
manh)
-----------------------------------
LMHT
Tác giả gửi tới Dân Luận
Thứ Bảy, 03/05/2014
39 năm, chưa đủ để gọi tên là nửa thế kỷ, nhưng
chừng đó cũng đủ để chúng ta nhìn lại thế hệ của cuộc chiến – một cuộc chiến
đầy mất mát, đau thương.
39 năm đã trôi qua, cũng đã khiến cho dòng người Bắc
– Nam có thể thoải mái đi thông trên con đường quốc lộ 1A, những chuyến bay từ
Sài Gòn – Đà Nẵng – Hà Nội lại tấp nập chuyên chở những người con xa xứ đi về
thăm quê cha đất tổ.
Nhưng như thế là chưa đủ, chúng ta vẫn còn cố gắng
tạo nên sự thù hằn - ở cả 2 phía. Dù là ngày 30/04, nhưng vẫn có không ít xem
đây là ngày “Chiến thắng”, trong khi cũng không ít gọi tên nó bằng 2 chữ “Quốc
hận”.
Người Việt miệt thị nhau bằng câu từ: vẹm, bọn cộng
sản khát máu, lũ quỷ satan, lũ rận chủ, bọn phản động, đám con ngụy quân-ngụy
quyền, bọn bám đít ngoại bang... Từ những từ ngữ đơn giản cho đến những video
clip trên mạng.
39 năm trôi qua, cuộc chiến đã lùi xa, internet đã
chuyển tải một cuộc sống vô cùng sôi động, Hoa Kỳ đã tìm đến làm ăn, nhưng
dường như người Việt vẫn đang còn chờ nhau. Đúng hơn là phía này chờ phía kia
chủ động trong việc hòa hợp, hòa giải. Tuy nhiên, dù có diễn ra những động thái
như thế, thì bản thân nó cũng không mang mục đích cao thượng đến thế.
Tuần này, người Việt (trong và ngoài nước) râm ran
câu chuyện ông thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn dẫn đoàn Việt kiều về
thăm Trường Sa, đặc biệt là thăm nghĩa trang Biên Hòa.
Tôi nghĩ đây là cơ hội tốt để cả hai đã chìa tay
nhau chủ động. Nhưng giá như ông đừng quá “nóng nảy”, biết cách ăn nói hơn, bớt
đi từ “chân lý” nơi cửa miệng thì có lẽ kết quả trả về cũng khá hơn.
Cụ thể, ông cho rằng “thù oán kéo dài làm đất nước
yếu đi” là không đúng, vì thù oán là trở lực cho sự đoàn kết giữa người Việt
với nhau, nhưng nó không phải là nguyên nhân chính của sự yếu kém đất nước. Nói
trắng ra, ông đang tìm cách đổ vấy cho “sự thù oán” của 39 năm để biện minh cho
cách điều hành kém cỏi của Đảng Cộng Sản (mà ông là Đảng viên) trong tất cả các
mặt, đặc biệt là về mặt kinh tế, đặc biệt là trong vấn đề đảm bảo quyền con
người (tự do ngôn luận, lập hội, biểu tình), đặc biệt là trong sự dung dưỡng
vấn đề tham nhũng...
Ông cho rằng: “Vậy tại sao không tha thứ, hòa hợp
với những người cùng một dân tộc, cùng một đất nước?”. Nếu ông đã nói như thế,
thì trước hết ông nên trách những người Cộng sản vì ngủ quên chiến thắng mà
ngông cuồng – vô đạo. Ngay cả nền giáo dục – vốn mang trọng trách đào tạo con
người cũng biến thành một công cụ tuyên truyền, biến mỗi bài học trở thành lời
miệt thị người Việt, đã biến báo chí trở thành kênh kích động lại sự thù hằn
dân tộc vào mỗi dịp chiến thắng.... Chính điều đó nó khiến cho việc ông đến
thắp nhang tại nghĩa trang Biên Hòa bị nhiều người lên án, đòi xử lý mà tôi tin
chắc không ít trong đó là giới trẻ 8x, 9x thậm chí 10x.
Ông kêu gọi không sử dụng ngữ từ như: bè lũ phản
động, ngụy quân/ngụy quyền nhưng ông lại chấp nhận gọi họ là “những người có tư
tưởng đi ngược lại với lợi ích đất nước hoặc chưa hiểu hết tình hình đất nước”.
Thưa ông, nếu ông đã có thái độ cầu thị, thì ông đã biết phân biệt được quyền
lợi của quốc gia/ dân tộc với chế độ, hiểu được đây là thời kỳ của xã hội thông
tin chứ không phải thời kỳ tuyên truyền một phía. Ông đã không hiểu được như
vậy, nên thay vì dùng ngữ “bất đồng chính kiến” ông lại đánh lận quyền lợi quốc
gia/ trình độ hiểu biết vào cho những người không tán đồng với chính thể của
ông.
Trong videoclip ông thăm nghĩa trang Biên Hòa ông
còn nói nhiều câu khó nghe và phi lý cực kỳ. “Những ngôi mộ thế này xây từ ngày xưa có ai phá đâu. Chân lý ở đâu, sự
thật ở chỗ nào khi các anh cứ hô hào, kêu gọi chống cộng, nói rằng cộng sản
không làm gì cho nghĩa trang. Trong khi đồng đội quý vị nằm đây, một cent quý
vị cũng không đóng góp. Nếu đất nước không có đại đoàn kết thì những ngôi mộ
kia có còn những tấm bia nguyên vẹn như vậy không?” Nhưng thực sự là từ sau
ngày 30/04/1975 đó, nghĩa trang quân đội Biên Hòa được giao cho Quân khu 7
thuộc Bộ Quốc phòng quản lý. Và nơi đây có quân cảnh đứng gác, có biển báo
“Cấm xâm nhập, cấm chụp hình”, tượng Thương tiếc bị kéo sập... Chỉ có số ít
thân nhân người lính nằm đây “lén, vụng trộm” [1] tìm cách đốt nhang, mang hoa
quả cúng kiếng...
Nghĩa trang quân đội VNCH – nơi an nghỉ 16.000 binh
sĩ lúc đó là mộ sụp, bia vỡ, cỏ dại mọc đầy; có thêm sự đổi mới là vọng gác,
những người lính đứng canh khu đất quân sự và một nhà vệ sinh được xây bên cạnh
Nghĩa Dũng Đài.... Cho đến tận tháng 11/2006, ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký
quyết định số 1568/QĐ-TTg thì việc thăm mộ mới trở nên dễ dàng hơn. Quyết định
đó có chịu ảnh hưởng bởi lời bộc bạch của ông Nguyễn Cao Kỳ (2005) khi ông đã
nhắn với tiền nhiệm của ông Dũng là Thủ tướng Phan Văn Khải rằng nên hòa giải
với người chết? Dù thế nào đi nữa thì việc phi quân sự hóa khu nghĩa trang đã giúp
cho các thân nhân người lính VNCH chủ động hơn, công khai hơn trong việc tu bổ,
một số cá nhân đơn lẻ tìm cách tu bổ mộ, sửa sang đường đi... Chưa kể nhóm hội
bên hải ngoại như QGNT Heritage, VAF [2].
Cho đến tháng 04/2014, những thành quả tu bổ đó lại
được ông chỉ ra nhưng với thái độ suồng sã, vênh váo khẳng định phía chính
quyền đã không phá, vẫn còn tấm bia nguyên vẹn, rồi sau đó ông quơ hết những
cái gì mà thân nhân người lính VNCH làm từ sau những ngày 1975 đó cho cụm từ
“nhân dân địa phương, chính quyền địa phương” với: “Tất cả đường đi lối lại do địa phương làm” [...] “Nếu nhân dân không
tôn trọng, không lấy nghĩa đồng bào, nghĩa tử là nghĩa tận… thì làm gì còn mộ
như thế này. Các vị cứ nói cộng sản tàn phá trong khi nghĩa trang thì còn
nguyên mộ.... 40 năm nay nếu không có nhân dân địa phương chăm sóc, vun đắp thì
mộ có còn không?”[...] “Cộng sản đã làm quá nhiều cho các anh... để có cái
khang trang như thế này”.
Trong tư thế là người đại diện bên chính quyền nhà
nước, lại là người làm bên ngoại giao. Có lẽ ông thứ trưởng cần một chút khéo
léo, một chút cầu thị về sự hòa giải, hòa hợp nữa, vì tôi tự hỏi việc ông so
sánh ngôi mộ ở nghĩa trang Biên Hòa “lớn gấp 10 lần liệt sĩ chúng tôi” có ý
nghĩa gì thưa ông? Nếu ông có lòng so sánh thì tại sao ông không so về sự
“khang trang” giữa nghĩa trang Biên Hòa với các nghĩa trang liệt sĩ lớn trên cả
nước, ví như nghĩa trang Đường 9 Nam Lào chẳng hạn. Nhưng trên hết, người chết
có cần sự so sánh đó không? Thưa ông!
Ông nói rất nhiều, như một người lãnh đạo, một
thuyết trình viên và ông đề cập quá nhiều đến cụm từ“chân lý”, nhiều đến nỗi nó
hóa ra đó là những phút cao hứng của chính ông chứ không phải nó là chân lý
thực ngoài đời. Nhiều đến nỗi mà người ta cảm giác ông đang tự biện minh cho sự
hoang tàn lẫn khang trang của nghĩa trang Biên Hòa. Và điều đó khiến cho người
ta cảm thấy ông vẫn đặt mình ở địa vị kẻ chiến thắng, chứ không phải là một
người khiêm tốn, biết lắng nghe, người đầu tiên cho quá trình hòa hợp, hòa
giải. Nó giống như vết vỡ trên bia thuyền nhân mà chính quyền các ông gây áp
lực để phá vậy.[4]
Tất cả khiến tôi nghi ngờ về mục đích thực sự của
“chuyến công tác” của ông thứ trưởng. Liệu nó có liên quan đến 11 tỉ kiều hối
năm 2013 [3] và đang dự tăng lên trong những năm sắp tới hay không? Nghĩa trang
Biên Hòa có phải là sự “đổi chác” tâm linh – người chết với những lợi ích mà
chế độ đang cần không? Thưa ông?
Tôi cố gắng xem hết các videoclip quay cảnh ông đi
thăm nghĩa trang, phát biểu này nọ. Và tôi đồng ý hẳn với một điều ông nói –
một câu nói mà tôi cảm giác thật nhất: “Bỏ qua thôi, gần 40 năm rồi!” [5]... Nó
chính xác về mặt thời gian lẫn thái độ.
Gần 40 năm rồi, còn gì đâu mà không bỏ qua, thế hệ
F2-F3-F4 người Việt ở trong và ngoài nước sẽ chẳng còn biết gì về cuộc chiến cả
điêu tàn này cả.
Gần 40 năm rồi, đủ khiến người ta nhìn nhận người
Cộng sản như thế nào, dù họ là các ông là bậc thầy của tuyên truyền.
Gần 40 năm rồi, người Việt cần một giải pháp hòa
hợp, hòa giải đúng nghĩa chứ không phải là một màn phô trương, tuyên truyền cho
dụng ý nào đó.
Cuộc chiến đã lùi xa gần 40 năm rồi ông thứ trưởng
ạ! Con người Việt Nam đã quá mỏi mệt sau ngày chiến thắng năm 1975 đó. Chế độ
ngày càng bộc lộ sự phi nhân bản của nó về tất cả các mặt, đời sống nhân dân từ
anh công nhân đến chị lao công, từ cử nhân đến vị lãnh đạo doanh nghiệp vừa và
nhỏ điêu đứng... Ông và những “đồng chí” của mình, cùng với sự quay trở lại giá
trị “nghĩa tử nghĩa tận” mà “người dân địa phương” đã gánh cho mấy ông suốt gần
40 năm nay thì hãy hạn chế bớt sự ăn tàn phá hoại, điều đó nó thu-phục-nhân-tâm
nhiều lắm ạ. Dân bớt khổ, đồng nghĩa với việc nước mạnh lên... Hãy cởi bỏ vòng
kim cô mà người Cộng Sản đặt lên đầu dân tộc này, khiến cho gần 40 năm qua, đất
nước nghèo vẫn hoàn nghèo, mạt vẫn hoàn mạt, dù đã thoát ra khỏi cuộc chiến từ
rất lâu. Thưa ông!
Hòa giải, hòa hợp dân tộc cần một trái tim dân tộc,
một cái tâm biết lắng nghe và một “đôi mắt mới” [6]. Mà những thứ đó thì khó
xuất hiện ở một thể chế... như hiện nay.
_________________
No comments:
Post a Comment