Lê Diễn
Ðức
Sunday, May 25, 2014 3:53:22 PM
Song
song với việc tăng cường các tàu quân sự bảo vệ giàn khoan HD 891, nhà cầm
quyền Trung Quốc đang thực hiện chính sách “rung cây nhát khỉ,” “dương đông
kích tây,” đe doạ đối phuơng bằng các hành động khác.
Nhiều nguồn phương tiện truyền thông cho hay quân đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc đang áp sát biên giới với Việt Nam, bề ngoài như là chuẩn bị một cuộc chiến tranh, khiến cho tình hình căng thẳng giữa hai nước hai nước tiếp tục leo thang.
Trong khi đó, Trung Quốc gửi tàu qua Việt Nam sơ tán bốn ngàn công dân của mình từ dự án Vũng Áng, theo tin chính thức của Tân Hoa Xã. Sinh viên Trung Quốc đang theo học tại một số trường đại học Việt Nam cũng được đưa về nước.
Trung Quốc cũng cho ngưng một số liên lạc ngoại giao và chương trình du lịch.
Rõ ràng, Trung Quốc đang cố tạo ra một hình ảnh bất lợi cho Viêt Nam, gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong xã hội.
Từ khi Trung Quốc chính thức thông báo đưa giàn khoan vào Việt Nam vào ngày 2 Tháng Năm thì ở Việt Nam đã xảy ra nhiều biến động lớn trên nhiều mặt kinh tế-xã hội, tập trung vào các tuần lễ từ ngày 8 đến 15 Tháng Năm.
Thị trường chứng khoán của Việt Nam sụt giảm mạnh, chỉ trong tám ngày, kể từ ngày 8 Tháng Năm, đã bốc hơi mất $6 tỉ giá trị vốn hóa trong đó chỉ riêng ngày 8 Tháng Năm mất $3 tỉ.
Tiếp theo đà tăng từ chiều 19 Tháng Năm, giá vàng trong nước sáng 20 Tháng Năm tăng vọt vượt ngưỡng 37 triệu đồng/lượng, khiến giá vàng của Việt Nam chênh lệch với quốc tế lên 4,5 triệu đồng/lượng.
Cuộc bạo loạn ở Bình Dương, đã làm gần 700 doanh nghiệp bị thiệt hại, trong đó có 365 doanh nghiệp bị thiệt hại nặng, 27 doanh nghiệp bị đốt cháy gây thiệt hại nghiêm trọng. Số doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động là hơn 800 và trên 290,000 công nhân bị tạm thời ngừng việc.
Trong toàn bộ cuộc chơi, sự kiện giàn khoan HD 981 đã bộc lộ những điểm yếu của Việt Nam về xã hội cũng như cách ứng phó của nhà cầm quyền, trong khi Trung Quốc không bỏ lợi cơ hội tận dụng cho lần trắc nghiệm thử thách này.
Vụ giàn khoan HD 981 là một bước đi lấn ép có tính toán từ lâu nhằm xác định chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Trung Quốc tiến hành một phép thử Việt Nam trên lĩnh vực, gây bất ổn cho Việt Nam và cũng cốt gây mất ổn định trong nội bộ Ðảng Cộng Sản Việt Nam, để Việt Nam không thể tập trung toàn tâm toàn lực đối phó. Phản ứng của Việt Nam cũng cho thấy sự lúng túng và có những điều thiếu nhất quán, nếu không nói là bế tắc.
Một bên thân Trung Quốc đưa ra các phản kháng nhẹ nhàng và dường như muốn cho vụ này kết thúc êm ả, có lợi cho Trung Quốc. Giàn khoan vẫn yên vị và sẽ được rút đi vào tháng 8 như tuyên bố của Trung Quốc.
Một bên khác là muốn đấu tranh để bảo toàn chủ quyền lãnh thổ. Thái độ này sẽ làm Trung Quốc nổi giận và họ sẽ tạo ra sự bất ổn xã hội, lung lạc lòng tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Những tuyên bố của ông Nguyễn Tấn Dũng về chủ quyền Hoàng Trường Sa tại Hội Nghị Thượng Ðỉnh ở Miến Ðiện hay trong cuộc gặp mặt tổng thống Philippines gần đây đã cho thấy xu hướng này.
Thông qua những tuyên bố mạnh mẽ, ông Nguyễn Tấn Dũng đã cố gắng quốc tế hóa những gì Việt Nam nhận thức là sự xâm lược của Trung Quốc. Tuy nhiên, kiện Trung Quốc ra toà án quôc tế là một việc phức tạp, không dễ dàng gì. Công hàm của ông Phạm Văn Ðồng ngày 14 Tháng Chín, 1958 xác nhận quyền mở rộng 12 hải lý lãnh hải của Trung Quốc là một trong những điểm làm kẹt cứng ý muốn của Hà Nội, mà Trung Quốc đã đưa ra như một chứng cứ. Nói nó không có giá trị pháp lý về chủ quyền vì Hoàng Sa lúc ấy thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hoà (VNCH), không thể cho cái mà anh không có trong tay - là lý luận cùn. Nếu như vậy thì Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa của VNCH, lãnh thổ của một quốc gia thứ ba, thì giờ đây anh lấy cớ gì mà thắc mắc. Bản thân miền Bắc cũng đi xâm chiếm miền Nam cơ mà!
Ông Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo khác của Việt Nam, mặc dù có khác biệt với nhau, không có nhiều lựa chọn ngoài việc tăng cường nỗ lực ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. Ðối đầu, gây chiến tranh là việc mà nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam không bao giờ muốn vì tiềm lực quân sự kém hơn Trung Quốc nhiều và Việt Nam ở thế đơn độc. Không một cường quốc nào sẵn sàng nhảy vào can thiệp nếu có xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam. Ðó là chưa nói đến những mối lợi kinh tế riêng từ các dự án làm ăn với Trung Quốc đã kìm chặt họ lại.
Tôi cũng khó tin những phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng là thật lòng. Ðây không phải là lần đầu tiên ông có những tuyên bố mạnh về chủ quyền Hoàng-Trường Sa. Ông ta đã từng nói ở Nha Trang, trên diễn đàn quốc hội. Và bởi vì những người yêu nước, chống Trung Quốc vẫn ở trong lao tù với những bản án nặng nề như Nguyễn Văn Hải (Ðiếu Cày), Tạ Phong Tần, Ðinh Nguyên Kha, nhạc sĩ Việt Khang, v.v...
Ðể chứng minh ông Nguyễn Tấn Dũng thực sự có những biến chuyển về tư tưởng, thay đổi nhận thức và kiên quyết chống Trung Quôc xâm lược, thì đều trước hết ông hãy trả tự do cho những người yêu nước. Việc làm ý nghĩa này có thể tạo ra cho ông uy tín đối với xã hội, nhân dân sẽ châm chước bỏ qua cho ông những sai lầm trong quá khứ về các chính sách đối với Trung Quốc.
Ðồng thời, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng cần chấm dứt chủ trương đàn áp các cuộc tình yêu nước ôn hoà chống Trung Quốc xâm lược. Không thể miệng hô hào chống Trung Quốc mà tay lại đàn áp lòng yêu nước.
Trong kỳ họp Quốc Hội lần này, các thế lực bảo thủ vẫn cố gắng bác bỏ luật hoá biểu tình, mặc dù ông đã đề nghị là phải thực thi theo hiến pháp.
Trả lời phỏng vấn các hãng thông tấn AP (Mỹ) và Reuters (Anh) về tình hình biển Ðông, ngày 21 Tháng Năm tại Philippines, ông Nguyễn Tấn Dũng có nói: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng.
Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị, nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.”
“Có lẽ như tất cả các nước, Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế.”
Ông Nguyễn Tấn Dũng còn nhấn mạnh rằng: “Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói.”
Câu nói trên đây có vẻ như là đạo văn của cựu tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu về người cộng sản: “Ðừng nghe cộng sản nói, hãy nhìn cộng sản làm.” Những gì mà Ðảng Cộng Sản Việt Nam đang làm cũng khác rất xa những gì mà Ðảng Cộng Sản Việt Nam nói.
“Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng, Việt Nam đặc biệt coi trọng và luôn làm hết sức mình đóng góp vào việc gìn giữ và tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp với Trung Quốc. Việt Nam luôn chân thành mong muốn cùng Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,” ông Dũng nói.
Hơn lúc nào hết, trong lúc dầu sôi lửa bỏng, lòng dân cả nuớc đang chờ những hành động thiết thực của nhà cầm quyền hơn là những lời nói. Trong tình cảnh này mà ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn muốn gìn giữ “quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp với Trung Quốc” thì thật đáng ngờ!
Rất có thể người dân lại một lần nữa thất vọng như đã từng thất vọng khi ông Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức thủ tướng vào năm 2006 đã tuyên bố xanh rờn “nếu không chống được tham nhũng thì tôi sẽ xin từ chức.”
Một bạn trên Facebook đã viết rằng, “Nghe nhà sản chém gió thì cũng để nghe cho vui vậy thôi. Ðừng nghe cave kể chuyện, đừng nghe con nghiện trình bày.”
Có lẽ nào như vậy không?
Nhiều nguồn phương tiện truyền thông cho hay quân đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc đang áp sát biên giới với Việt Nam, bề ngoài như là chuẩn bị một cuộc chiến tranh, khiến cho tình hình căng thẳng giữa hai nước hai nước tiếp tục leo thang.
Trong khi đó, Trung Quốc gửi tàu qua Việt Nam sơ tán bốn ngàn công dân của mình từ dự án Vũng Áng, theo tin chính thức của Tân Hoa Xã. Sinh viên Trung Quốc đang theo học tại một số trường đại học Việt Nam cũng được đưa về nước.
Trung Quốc cũng cho ngưng một số liên lạc ngoại giao và chương trình du lịch.
Rõ ràng, Trung Quốc đang cố tạo ra một hình ảnh bất lợi cho Viêt Nam, gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong xã hội.
Từ khi Trung Quốc chính thức thông báo đưa giàn khoan vào Việt Nam vào ngày 2 Tháng Năm thì ở Việt Nam đã xảy ra nhiều biến động lớn trên nhiều mặt kinh tế-xã hội, tập trung vào các tuần lễ từ ngày 8 đến 15 Tháng Năm.
Thị trường chứng khoán của Việt Nam sụt giảm mạnh, chỉ trong tám ngày, kể từ ngày 8 Tháng Năm, đã bốc hơi mất $6 tỉ giá trị vốn hóa trong đó chỉ riêng ngày 8 Tháng Năm mất $3 tỉ.
Tiếp theo đà tăng từ chiều 19 Tháng Năm, giá vàng trong nước sáng 20 Tháng Năm tăng vọt vượt ngưỡng 37 triệu đồng/lượng, khiến giá vàng của Việt Nam chênh lệch với quốc tế lên 4,5 triệu đồng/lượng.
Cuộc bạo loạn ở Bình Dương, đã làm gần 700 doanh nghiệp bị thiệt hại, trong đó có 365 doanh nghiệp bị thiệt hại nặng, 27 doanh nghiệp bị đốt cháy gây thiệt hại nghiêm trọng. Số doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động là hơn 800 và trên 290,000 công nhân bị tạm thời ngừng việc.
Trong toàn bộ cuộc chơi, sự kiện giàn khoan HD 981 đã bộc lộ những điểm yếu của Việt Nam về xã hội cũng như cách ứng phó của nhà cầm quyền, trong khi Trung Quốc không bỏ lợi cơ hội tận dụng cho lần trắc nghiệm thử thách này.
Vụ giàn khoan HD 981 là một bước đi lấn ép có tính toán từ lâu nhằm xác định chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Trung Quốc tiến hành một phép thử Việt Nam trên lĩnh vực, gây bất ổn cho Việt Nam và cũng cốt gây mất ổn định trong nội bộ Ðảng Cộng Sản Việt Nam, để Việt Nam không thể tập trung toàn tâm toàn lực đối phó. Phản ứng của Việt Nam cũng cho thấy sự lúng túng và có những điều thiếu nhất quán, nếu không nói là bế tắc.
Một bên thân Trung Quốc đưa ra các phản kháng nhẹ nhàng và dường như muốn cho vụ này kết thúc êm ả, có lợi cho Trung Quốc. Giàn khoan vẫn yên vị và sẽ được rút đi vào tháng 8 như tuyên bố của Trung Quốc.
Một bên khác là muốn đấu tranh để bảo toàn chủ quyền lãnh thổ. Thái độ này sẽ làm Trung Quốc nổi giận và họ sẽ tạo ra sự bất ổn xã hội, lung lạc lòng tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Những tuyên bố của ông Nguyễn Tấn Dũng về chủ quyền Hoàng Trường Sa tại Hội Nghị Thượng Ðỉnh ở Miến Ðiện hay trong cuộc gặp mặt tổng thống Philippines gần đây đã cho thấy xu hướng này.
Thông qua những tuyên bố mạnh mẽ, ông Nguyễn Tấn Dũng đã cố gắng quốc tế hóa những gì Việt Nam nhận thức là sự xâm lược của Trung Quốc. Tuy nhiên, kiện Trung Quốc ra toà án quôc tế là một việc phức tạp, không dễ dàng gì. Công hàm của ông Phạm Văn Ðồng ngày 14 Tháng Chín, 1958 xác nhận quyền mở rộng 12 hải lý lãnh hải của Trung Quốc là một trong những điểm làm kẹt cứng ý muốn của Hà Nội, mà Trung Quốc đã đưa ra như một chứng cứ. Nói nó không có giá trị pháp lý về chủ quyền vì Hoàng Sa lúc ấy thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hoà (VNCH), không thể cho cái mà anh không có trong tay - là lý luận cùn. Nếu như vậy thì Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa của VNCH, lãnh thổ của một quốc gia thứ ba, thì giờ đây anh lấy cớ gì mà thắc mắc. Bản thân miền Bắc cũng đi xâm chiếm miền Nam cơ mà!
Ông Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo khác của Việt Nam, mặc dù có khác biệt với nhau, không có nhiều lựa chọn ngoài việc tăng cường nỗ lực ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. Ðối đầu, gây chiến tranh là việc mà nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam không bao giờ muốn vì tiềm lực quân sự kém hơn Trung Quốc nhiều và Việt Nam ở thế đơn độc. Không một cường quốc nào sẵn sàng nhảy vào can thiệp nếu có xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam. Ðó là chưa nói đến những mối lợi kinh tế riêng từ các dự án làm ăn với Trung Quốc đã kìm chặt họ lại.
Tôi cũng khó tin những phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng là thật lòng. Ðây không phải là lần đầu tiên ông có những tuyên bố mạnh về chủ quyền Hoàng-Trường Sa. Ông ta đã từng nói ở Nha Trang, trên diễn đàn quốc hội. Và bởi vì những người yêu nước, chống Trung Quốc vẫn ở trong lao tù với những bản án nặng nề như Nguyễn Văn Hải (Ðiếu Cày), Tạ Phong Tần, Ðinh Nguyên Kha, nhạc sĩ Việt Khang, v.v...
Ðể chứng minh ông Nguyễn Tấn Dũng thực sự có những biến chuyển về tư tưởng, thay đổi nhận thức và kiên quyết chống Trung Quôc xâm lược, thì đều trước hết ông hãy trả tự do cho những người yêu nước. Việc làm ý nghĩa này có thể tạo ra cho ông uy tín đối với xã hội, nhân dân sẽ châm chước bỏ qua cho ông những sai lầm trong quá khứ về các chính sách đối với Trung Quốc.
Ðồng thời, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng cần chấm dứt chủ trương đàn áp các cuộc tình yêu nước ôn hoà chống Trung Quốc xâm lược. Không thể miệng hô hào chống Trung Quốc mà tay lại đàn áp lòng yêu nước.
Trong kỳ họp Quốc Hội lần này, các thế lực bảo thủ vẫn cố gắng bác bỏ luật hoá biểu tình, mặc dù ông đã đề nghị là phải thực thi theo hiến pháp.
Trả lời phỏng vấn các hãng thông tấn AP (Mỹ) và Reuters (Anh) về tình hình biển Ðông, ngày 21 Tháng Năm tại Philippines, ông Nguyễn Tấn Dũng có nói: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng.
Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị, nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.”
“Có lẽ như tất cả các nước, Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế.”
Ông Nguyễn Tấn Dũng còn nhấn mạnh rằng: “Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói.”
Câu nói trên đây có vẻ như là đạo văn của cựu tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu về người cộng sản: “Ðừng nghe cộng sản nói, hãy nhìn cộng sản làm.” Những gì mà Ðảng Cộng Sản Việt Nam đang làm cũng khác rất xa những gì mà Ðảng Cộng Sản Việt Nam nói.
“Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng, Việt Nam đặc biệt coi trọng và luôn làm hết sức mình đóng góp vào việc gìn giữ và tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp với Trung Quốc. Việt Nam luôn chân thành mong muốn cùng Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,” ông Dũng nói.
Hơn lúc nào hết, trong lúc dầu sôi lửa bỏng, lòng dân cả nuớc đang chờ những hành động thiết thực của nhà cầm quyền hơn là những lời nói. Trong tình cảnh này mà ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn muốn gìn giữ “quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp với Trung Quốc” thì thật đáng ngờ!
Rất có thể người dân lại một lần nữa thất vọng như đã từng thất vọng khi ông Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức thủ tướng vào năm 2006 đã tuyên bố xanh rờn “nếu không chống được tham nhũng thì tôi sẽ xin từ chức.”
Một bạn trên Facebook đã viết rằng, “Nghe nhà sản chém gió thì cũng để nghe cho vui vậy thôi. Ðừng nghe cave kể chuyện, đừng nghe con nghiện trình bày.”
Có lẽ nào như vậy không?
No comments:
Post a Comment