Sunday 25 May 2014

KHÔNG NÊN NHẦM LẪN (Nguyễn Sơn Bá - Thông Luận)




Được đăng ngày Thứ bảy, 24 Tháng 5 2014 22:40

Không nên nhầm lẫn: Kẻ thù không phải ở trước ta mà đang đứng sau lưng ta và có lẽ ở ngay trong ta.

Nhân dân Việt Nam ai ai cũng phẫn nộ trước những cuộc xâm lấn của Trung Quốc, đó là môt phản ứng tự nhiên để bão vê sự sinh tồn của đất nước.

Tất cả đều tập trung sự thù hận trên một nước mà, đáng lý ra, phải là môt nước anh em và đồng minh vì cả hai đều thuôc những nước hiếm hoi còn lại trên thế giới theo mô hình độc tài toàn trị cộng sản. Chính quyền Hà Nội từ trước và gần đây lúc nào cũng tôn vinh và xem Trung Quốc như một quốc gia khuôn mẫu,một tấm gương đáng được noi theo.

Thế thì chuyện gì đã xảy ra trong quán hệ giữa hai nước? Tại sao Trung Quốc có thái độ kỳ quặc đối với một đồng mình thiết yếu như Việt Nam? Chúng ta nên đặt một số câu hỏi.

Từ những vụ đặt cột mốc ở biên giới, những vụ tranh chấp ở các quân đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đến việc đặt giàn khoan trong vùng biển thuộc hải phận Việt Nam, tại sao báo chí Trung Quốc, mỗi lần có tranh chấp giữa Việt Nam và nước họ, lúc nào cũng nói là chính quyền Việt Nam đã không tôn trọng những ký kết song phương mà hành động mâu thuẫn? Do vây, ho khởi động phong trào bài bác Việt Nam, xem nước ta như kẻ thù địch, bội ước.

Tai sao mỗi lần có tranh chấp với Trung Quôc về biên giới hay lãnh hải, chính quyên Hà Nôi không bao giờ đưa sự viêc ra để chính thức phản đối và nhờ sự can thiệp trọng tài quốc tế? Trong khi đó Trung Quốc khẳng định là chinh quyền Việt Nam đã ký hiệp ước thỏa thuận sự phân tách ranh giới giữa hai nước từ trước?

Mặt khác, tại sao chính Trung Quốc cũng không đưa những bản hiêp ước này ra trước công luận quôc tế để chứng minh lẽ phải của họ? Có phải tại vì những thỏa hiêp này không đủ tính cách chính đáng để được công luân thế giới thừa nhận, hoặc có lẽ vì nó có tính cách ép buộc của một nước lớn và vì thế sẽ không được nhân dân của đối tác Việt chấp nhận? Có phải do vậy nước lớn đó chỉ có thể đặt sức ép trên tập đoàn lãnh đạo nhận chịu với họ thôi, và cả hai đối tác cùng không muốn công luận quốc gia và quốc tế xen vào việc mà họ cho chỉ là vấn đề song phương?

Không ai lạ gì cái mộng bá quyên của Trung quốc ở vùng Đông Á và Biển Đông. Các quốc gia lân cận như Phi, Nhật, Nam Triều Tiên đến cả Mã Lai, nước nào cũng cảnh giác chuẩn bị dân chúng đối diện với những tranh chấp có thể xảy ra với Trung Quốc. Trong khi ấy, tại sao ông Nguyễn Tấn Dũng, từ khi lên nắm thực quyền lãnh đạo nhà nước đến nay, lúc nào cũng đề phòng lo sợ phản ứng của người dân?

Mỗi khi có tranh chấp với Trung quốc, việc đầu tiên ông làm là cấm tuyệt không cho ai đả động tới sự cố; hơn thế nữa, ông ra lệnh bắt hoặc quản thúc tại gia tất cả những thành phần yêu nước có thể phản ứng, lên tiếng bài bác hay phản kháng. Ông đã cho lệnh phạt án tù nặng một cách quá đáng những người cả gan ra mặt chống đối và chỉ trích thái độ hèn nhát của chính quyền mà ông cầm đầu.
Dĩ nhiên là ông ra lênh cấm biểu tình và đã thẳng tay dùng vũ lực giải tán vài cuộc tập họp nhỏ và biểu tình ôn hòa để phản đối Trung Quốc. Tệ hơn nữa, để mà mắt dư luận quốc tế và trong nước, gần đây ông đã cho công an tổ chức các cuộc biểu tình giả tạo ở các nơi, kéo theo bọn đầu gấu để đập phá để rồi sau đó đổ tội, vu khống cho các người dân vô tội, tạo cơ hội để thành trừng các thành phần yêu nước chống đối.

Tuy nhiên, các động tác của công an cải trang thường phục khó che giấu nhãn quan của những người dân chủ và các quan sát viên trong nước cũng như ở nước ngoài. Nó chỉ nêu rõ thêm tính cách gian xảo của một chính quyền bị mất tín nhiệm, ngày càng xa dân. 

Từ lâu xã hội Việt Nam đã bị rạn nứt, một bên là những nhà cầm quyền độc tài thống trị bằng vũ lực, bên kia là xã hội dân sự hoàn toàn bị động và yếu hèn. Xã hội Viêt Nam không hoà đồng đoàn kết, nước Việt Nam chưa có thống nhất vì còn những tập đoàn hành xử như kẻ xâm lược và lại có khả năng đồng loã với ngoại bang.

Không dựa trên dân, không được dân tín nhiệm bầu lên, một chính quyền không chính đáng chỉ có thể trụ được khi dựa vào vũ lực của những lực lượng công an đàn áp. 

Nói vê công an, tại sao trong môt nuớc đang bị đe dọa ngoai xâm, các lực lượng công an lại hùng hậu và trang bị đầy đủ hơn so với các lực lượng quân đội quốc phòng? Các phương tiện vũ lực thuộc chính quyên của ông Dũng phải chăng chỉ để đối phó với nhân dân chứ không phải để bảo vệ lãnh thổ?

Tại sao, trong quan hệ với Trung Quốc, trong tất cả mọi lãnh vưc và phương diện: chính trị, kinh tế, ngoại giao, v.v…., lúc nào phần hơn trên vẫn về phía Trung Quôc, bất chấp quyền lợi   của quốc gia, bất chấp ảnh hưỏng trên sinh mạng và sự sống còn của người dân?

Tại sao mỗi lần có quan hệ với nước ngoài như Hoa Kỳ hay Tây Âu, lúc nào cũng phải gửi phái đoàn sang thỉnh thị ý kiến của chính quyền Trung Quốc trước?

Tại sao khi bị Trung Quốc xâm lược, không dám đưa sự viêc ra cộng đồng quốc tế xem xét? Khi ngư dân Việt Nam bị hải quân Trung quôc hà hiếp, bóc lột, bắt bớ, không dám ra thông báo phản đối và đòi bồi thường tổn hại sinh mạng, vật chất?

Tại sao mặc dù bị phản đối hợp lý trong nước, nhưng phương án khai thác Bauxite ở Đắc Nông (Tây nguyên) vẫn được giao cho Trung Quốc, lại để Trung Quốc tùy tiện gửi phạm nhân sang khai phá và lập nghiêp, xem đó như một vùng tự trị thuộc lãnh thổ Trung quốc? Đất nước Viêt Nam có phải đã trở thành môt bộ phận trong lãnh thổ Trung quốc không?

Lãnh đạo Việt Nam có phải là lãnh đạo do Trung Quốc cắt đặt không?

Có lẽ mọi người, từ các thành phần nhân dân cũng như từ các từng lớp của đảng, ai cũng biết câu trả lời. Có điều ít ai dám công khai nhìn nhận thôi. Lời giải đáp đã quá hiển nhiên, nhưng đa số thiếu đảm lực nói trắng ra vì nó thực sự vượt quá mức suy tưởng của một người bình thường.

Một người bình thường, với tầm suy nghĩ tối thiểu về đạo đức và tự trọng, có ý thức gắn bó tối thiêu với tiền đồ tổ quốc, có chút lòng yêu nước và yêu đồng bào, thì phải có thái độ, phản ứng và hành động để góp phần giải trừ những tệ hại phơi bày trước mắt.

Nhưng cái gi đã làm cho mọi người lo sợ, im lặng và cố tinh ngó lơ, ngoại trừ một thiểu số dũng cảm?

Khó nghĩ rằng trong hơn 5 triệu đảng viên và đoàn viên, tất cả đều đồng tình phù trợ đường lối lãnh đạo đất nước như trên. Những đảng viên mà ai có dịp gần gũi, sống gần trước đây, đã chứng minh họ là những người có lý tưởng trong sáng, có tinh thần hy sinh vì lợi ích chung. Họ đã từng lội rừng vượt núi để đấu tranh cho cái mà họ tưởng là độc lập và tự do; họ là những người sẵn sàng hy sinh cả tinh mạng để bảo vệ đất nước và lý tưởng.

Có lẽ thế hệ đó nay đã ra đi vĩnh viễn, vậy những người con cháu của họ đâu? Họ đang nghĩ thế nào khi chứng kiến những kẻ chiếm dụng ghế lãnh đạo đang phi nhổ trên công lao cùa ông cha, bán nưóc cầu vinh. Không lẽ họ chấp nhân ngậm câm để đổi lấy vài miếng ăn ô nhục?

Cũng không tưởng tượng được, trong môt quôc gia hơn 90 triệu dân, không có người đủ dũng cảm để đứng lên chung sức những người đồng tình đồng chí công bố sự thực mà tất cả đều biết nhưng để bụng hay chỉ thì thầm lén lút trao đổi… Khí huyết của dân tộc anh hùng đâu, tại sao cứ cúi đầu nín nhịn?

Dĩ nhiên ai cũng biết là lên tiếng hoặc hành động đối kháng là sẽ đối diện với sự trù dập thô bạo, mất việc mất quyền, bắt bớ, đánh đập tàn nhẫn, chưa kể sự cô lập, triệt hạ kế mưu sinh cá nhân và gia đình, chết bệnh trong tù, đôi khi mất mạng như một số đông đảo dân oan khắp xứ, ….v.v.

Nhưng nếu ý chí bất khuất trước bạo lực không còn, thì làm thế nào để từ nay dân tộc Việt Nam còn có thể tiến tới Dân Chủ, Tự Do và Độc Lập? Lấy lại quyền làm dân và con người đúng nghĩa?

Do vây, chúng ta nên suy nghĩ lại. Nếu chúng ta không muốn tự giải thoát khỏi ách thống trị, kèm kẹp của tập đoàn bất chính, phát huy quyền tự do cơ bản của người dân của một dân tộc được mệnh danh là anh hùng, thì chúng ta không nên trách cứ hay đổ lỗi, thù hận người khác.

Và trong tình thế này, nếu chúng ta chỉ tiếp tục tìm kiếm một giải pháp cho cá nhân, giữ một thái độ rụt rè hèn yếu thì chúng ta sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những kẻ đã gây nên tình trạng tồi tệ ngày hôm nay duy trì, đưa đất nước đến phá sản và hoàn toàn lệ thuộc ngọai bang. Có phải chúng ta tự phá hủy đất nước của chúng ta không?
Như vây kẻ thù cùa chúng ta là ai? Có phải là Trung Quốc trước mắt, kẻ đang thực hiện ý đồ xâm lấn, gây chuyện chướng mắt? Hay là tâp đoàn chính quyền do chính chúng ta tạo ra? Hay chính là chúng ta?

Hãy nên soi gương tự nhìn kỹ lại mình. Người phương Tây có câu: Dân tôc nào lãnh đạo đó (Toute nation a le gouvernement qu’elle mérite - Joseph de Maistre).

Nếu chúng ta muốn thay đổi hiện trạng thì chúng ta phải có can đảm tự sửa đổi lại cách suy nghĩ, gạt bỏ ý nghĩ luồn cúi để vinh thân cho cá nhân, tìm giải pháp cho dân tộc trên tinh thần hòa đồng, tôn trọng và yêu thuơng lẫn nhau, trong sự công bằng xã hội.

Đó là cơ sở nền tảng của xã hội dân chủ đa nguyên và bao dung, vượt lên mọi ý niệm vị kỷ thông thường của mỗi cá nhân.

Đó cũng là lộ trình để tạo lập một tương lai chung tốt đẹp cho đất nước và dân tộc Việt Nam. 

Paris, 24/5/2014
Nguyễn Sơn Bá


No comments:

Post a Comment

View My Stats