Trần
Quang Thành phỏng vấn nhà văn Võ Thị Hảo
Posted by btvn03hatbaodanquyen on 03/05/2014
Vào ngày 25/4 mới đây, giới bạo quyền Hà Nội đã huy
động một lực lượng lớn hàng nghìn công an các loại và bọn bọn đầu gấu ác ôn có
công cụ hỗ trợ như roi điện, dùi cui, xe cứu hỏa, vũ khí phong tỏa cánh đồng
Dương Nội, quận Hà Đông thẳng tay đàn áp, khủng bố hơn 100 dân oan đang bảo vệ
ruộng đồng, cày ủi phá hủy toàn bộ diện tích bà con đang gieo trồng sắp đến
ngày thu hoạch.
VIDEO
:
CA
cướp đất, đánh người tàn bạo ở Dương Nội 25/04/2014
Không chỉ ở Dương Nội, tại Nghê An,Hà Tĩnh và nhiều
địa phương khác, nông dân đang bị tước đoạt tư liệu sản xuất, cuộc sống ngày
càng khốn cùng.
Với chiêu bài “Người cày có ruộng”, cộng sản Việt
Nam đã thu hút được sức mạnh của hàng triệu nông dân góp phần để họ giành được
chính quyền. Và suốt mấy chục năm qua họ đã phản bội cướp đoạt ruộng đất của
nông dân dưới các thủ đoạn gọi là hợp tác hóa nông nghiệp, chuyển đổi sản xuất.
Nhân
ngày Quốc tế lao động 1/5, nhà văn Võ Thị Hảo đã có cuộc trao đổi với nhà báo
Trần Quang Thành những bức xúc của mình về cuộc sống cùng cực của nông dân hiện
nay dưới cái gọi là “thiên đường xã hội chủ nghĩa”.
Mời
quí vị theo dõi:
--------------------------------------
Người
Việt
Monday, June 10, 2013 4:17:01 PM
Trong
hai cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ, lực lượng nông dân Việt Nam từng là chỗ
dựa vững chắc nhất của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Ðây là nguồn cung cấp nhân lực chính cho chiến trường. Sự hy sinh con, cháu suốt chiều dài mấy chục năm là vô cùng to lớn. Người nông dân dành hết mọi ưu tiên cho mặt trận, bất chấp khó khăn, tổn thất với một niềm ước ao duy nhất là đến ngày thắng lợi “người cày có ruộng”.
Thế nhưng, mơ ước của họ đã bị tước đoạt tàn bạo. Chính sách nhà nước thống nhất quản lý bắt đầu bằng cuộc cải cách ruộng đất oan khiên, với gần 200 ngàn nạn nhân, đã phá vỡ mọi tập quán và văn hóa làng thôn. Người nông dân chỉ còn biết đi cày trên thửa ruộng của hợp tác xã.
Sau năm 1975, mô hình kinh tế nông nghiệp tập thể lại được thực hiện trên toàn miền nhưng tiếp tục bị phá sản và bắt đầu từ nửa sau của thập kỷ 80 mới áp dụng hình thức khoán hộ. Tuy nhiên đất đai vẫn là sở hữu của nhà nước.
Ðến năm 1993 lần đầu tiên nông dân được cấp quyền sử dụng đất nông nghiệp trong 20 năm. Ðược thuê sử dụng trong 20 năm nhưng không phải là chủ sở hữu.
Việt Nam có khoảng 25.4 triệu người sống ở khu vực thành thị và khoảng 60.4 triệu người ở khu vực nông thôn. Theo Tổ Chức Lương Thực và Nông Nghiệp Liên Hợp Quốc thu nhập của hai phần ba dân số từ 88 triệu người Việt Nam lệ thuộc vào ngành nông nghiệp.
Năm 2007, Bộ Trưởng Nông Nghiệp Cao Ðức Phát nói rằng: “Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo mà hàng năm vẫn còn hàng trăm nghìn đồng bào chỉ được ăn cơm khi ngày lễ, ngày Tết, khi bị ốm”.
Ông Phát nói mức phát triển tại nông thôn Việt Nam vẫn còn rất thấp, và rất nhiều hộ gia đình rơi vào cảnh đói nghèo chỉ sau một đợt thiên tai như lũ lụt, dịch bệnh.
Sau nhiều năm, tình trạng này không hề được cải thiện. Theo tổng cục thống kê, trong tháng 4, cả nước có 59.5 ngàn hộ thiếu đói, chiếm 0.5% tổng số hộ nông nghiệp, tương ứng với 255.2 ngàn nhân khẩu thiếu đói. Tính chung quý I/2013, cả nước có 178.8 ngàn lượt hộ thiếu đói, tương ứng với 737.3 ngàn lượt nhân khẩu thiếu đói.
Sống bằng cây lúa nhưng cây lúa cũng bị bóc lột đến tận cùng. Ép nông dân, thu gom mua lúa gạo nhưng gạo Việt Nam đang được bán với giá rẻ nhất thế giới. Theo Hiệp Hội Lương Thực VFA, giá gạo Việt Nam hiện bán với giá thấp hơn so với gạo cùng phẩm cấp của các nước xuất khẩu gạo chủ lực trong khu vực khoảng 40-50 USD/tấn (gạo 5% tấm của Việt Nam chỉ có 395 USD/tấn; trong khi Ấn Ðộ, Pakistan lần lượt 430 và 445 USD, riêng Thái Lan 530 USD).
Thuê sử dụng 20 năm, nhưng vấn đề đặt ra rất phức tạp khi có nhu cầu sử dụng khác, phát sinh mâu thuẫn, xung đột xã hội. Trung bình mỗi năm, nông dân phải nhường 74,000 ha đất nông nghiệp để xây dựng các công trình nhà ở, đô thị và khu công nghiệp. Ông Cao Ðức Phát cho hay, với mức độ trưng dụng và chuyển đổi đất lúa diễn ra ồ ạt trong những năm qua, việc mất an ninh lương thực quốc gia hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo đó, từ năm 2000 đến năm 2007, diện tích đất trồng lúa đã giảm 361,935 hécta - bình quân mỗi năm giảm gần 51,705 hécta, làm thâm hụt sản lượng thóc trên 400-500 ngàn tấn/năm và làm ảnh hưởng đến đời sống và việc làm của ít nhất 100 ngàn hộ nông dân mỗi năm.
Còn theo báo cáo của một số bộ ngành như giao thông vận tải, xây dựng, công thương, nhu cầu trưng dụng đất rất lớn. Và cứ với mức độ trưng dụng và chuyển đổi đất lúa như giai đoạn 7 năm (2000-2007), tới năm 2020 quỹ đất lúa chỉ còn lại 3.4 triệu hécta. Tiến Sĩ Nguyễn Văn Ngãi, Ðại Học Nông Lâm Sài Gòn, cho rằng với đà này, đến năm 2020 sản lượng lúa của Việt Nam chỉ còn đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước, chứ không có khả năng xuất khẩu.
Giáo Sư Võ Tòng Xuân nói “Nếu còn ai đó chưa biết rằng con cháu mình sẽ không đủ gạo ăn thì nên gặp gỡ những người nông dân đang đội nắng mưa, chịu đói khát đang đòi quyền được cày ruộng của họ để hiểu rằng nên cùng với nông dân cứu đói cho con cháu của mình”.
Thực chất, đất đai trở thành tài nguyên quý giá nhất trong những năm qua. Các quan chức có quyền cùng các nhóm thân hữu, tranh nhau chiếm đoạt và giàu có bất ngờ nhờ đầu cơ, trục lợi từ bất động sản.
Bài “Vietnams Bauern wehren sich”, đăng trên báo “Neue Zurcher Zeitung” ngày 03 tháng 4, 2012 viết:
“Các quan chức tham nhũng khó có thể chống lại sự cám dỗ là nhượng đất cho các công ty tài chính nhiều tiền hoặc các nhà đầu tư thay vì phân bổ đất cho nông dân. Tiền hối lộ cho họ rất hậu do giá đất tăng nhanh chóng. Những ai muốn thưa kiện tại tòa án đều có nguy cơ là đơn kiện bị từ chối bởi ngành tư pháp thiên vị, hoặc bản án không được thực hiện (...) Một điều không ít xảy ra là các cơ quan nhà nước cũng đã sử dụng một lý do không rõ ràng là vì ‘lợi ích công cộng’ nhằm kết thúc quyền sử dụng đất (của người dân) một cách nhanh chóng.”
Cứ tưởng rằng, hết lòng theo đảng, người nông dân đã cam chịu nặng nề nhất trong cuộc chiến giữ nước, dựng nước, sẽ có được sự đền bù xứng đáng với xương máu của con em họ đã bỏ ra. Nhưng với những “chồng đơn khiếu nại, nặng hơn cả dãy Trường Sơn”, họ đã phải khỏa thân phản kháng, tự thiêu và vật vã ăn nằm trên các vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Lý Tự Trọng... Và những tấn bi kịch này còn tiếp tục kéo dài.
Mất đất, nguồn sống duy nhất, phải bỏ quê hương, nông dân từ các miền quê nghèo Nam Ðịnh, Thanh Hóa, Thái Bình lên Hà Nội kiếm sống, hình thành những làng lao động giữa thủ đô.
Ðây là nguồn cung cấp nhân lực chính cho chiến trường. Sự hy sinh con, cháu suốt chiều dài mấy chục năm là vô cùng to lớn. Người nông dân dành hết mọi ưu tiên cho mặt trận, bất chấp khó khăn, tổn thất với một niềm ước ao duy nhất là đến ngày thắng lợi “người cày có ruộng”.
Thế nhưng, mơ ước của họ đã bị tước đoạt tàn bạo. Chính sách nhà nước thống nhất quản lý bắt đầu bằng cuộc cải cách ruộng đất oan khiên, với gần 200 ngàn nạn nhân, đã phá vỡ mọi tập quán và văn hóa làng thôn. Người nông dân chỉ còn biết đi cày trên thửa ruộng của hợp tác xã.
Sau năm 1975, mô hình kinh tế nông nghiệp tập thể lại được thực hiện trên toàn miền nhưng tiếp tục bị phá sản và bắt đầu từ nửa sau của thập kỷ 80 mới áp dụng hình thức khoán hộ. Tuy nhiên đất đai vẫn là sở hữu của nhà nước.
Ðến năm 1993 lần đầu tiên nông dân được cấp quyền sử dụng đất nông nghiệp trong 20 năm. Ðược thuê sử dụng trong 20 năm nhưng không phải là chủ sở hữu.
Việt Nam có khoảng 25.4 triệu người sống ở khu vực thành thị và khoảng 60.4 triệu người ở khu vực nông thôn. Theo Tổ Chức Lương Thực và Nông Nghiệp Liên Hợp Quốc thu nhập của hai phần ba dân số từ 88 triệu người Việt Nam lệ thuộc vào ngành nông nghiệp.
Năm 2007, Bộ Trưởng Nông Nghiệp Cao Ðức Phát nói rằng: “Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo mà hàng năm vẫn còn hàng trăm nghìn đồng bào chỉ được ăn cơm khi ngày lễ, ngày Tết, khi bị ốm”.
Ông Phát nói mức phát triển tại nông thôn Việt Nam vẫn còn rất thấp, và rất nhiều hộ gia đình rơi vào cảnh đói nghèo chỉ sau một đợt thiên tai như lũ lụt, dịch bệnh.
Sau nhiều năm, tình trạng này không hề được cải thiện. Theo tổng cục thống kê, trong tháng 4, cả nước có 59.5 ngàn hộ thiếu đói, chiếm 0.5% tổng số hộ nông nghiệp, tương ứng với 255.2 ngàn nhân khẩu thiếu đói. Tính chung quý I/2013, cả nước có 178.8 ngàn lượt hộ thiếu đói, tương ứng với 737.3 ngàn lượt nhân khẩu thiếu đói.
Sống bằng cây lúa nhưng cây lúa cũng bị bóc lột đến tận cùng. Ép nông dân, thu gom mua lúa gạo nhưng gạo Việt Nam đang được bán với giá rẻ nhất thế giới. Theo Hiệp Hội Lương Thực VFA, giá gạo Việt Nam hiện bán với giá thấp hơn so với gạo cùng phẩm cấp của các nước xuất khẩu gạo chủ lực trong khu vực khoảng 40-50 USD/tấn (gạo 5% tấm của Việt Nam chỉ có 395 USD/tấn; trong khi Ấn Ðộ, Pakistan lần lượt 430 và 445 USD, riêng Thái Lan 530 USD).
Thuê sử dụng 20 năm, nhưng vấn đề đặt ra rất phức tạp khi có nhu cầu sử dụng khác, phát sinh mâu thuẫn, xung đột xã hội. Trung bình mỗi năm, nông dân phải nhường 74,000 ha đất nông nghiệp để xây dựng các công trình nhà ở, đô thị và khu công nghiệp. Ông Cao Ðức Phát cho hay, với mức độ trưng dụng và chuyển đổi đất lúa diễn ra ồ ạt trong những năm qua, việc mất an ninh lương thực quốc gia hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo đó, từ năm 2000 đến năm 2007, diện tích đất trồng lúa đã giảm 361,935 hécta - bình quân mỗi năm giảm gần 51,705 hécta, làm thâm hụt sản lượng thóc trên 400-500 ngàn tấn/năm và làm ảnh hưởng đến đời sống và việc làm của ít nhất 100 ngàn hộ nông dân mỗi năm.
Còn theo báo cáo của một số bộ ngành như giao thông vận tải, xây dựng, công thương, nhu cầu trưng dụng đất rất lớn. Và cứ với mức độ trưng dụng và chuyển đổi đất lúa như giai đoạn 7 năm (2000-2007), tới năm 2020 quỹ đất lúa chỉ còn lại 3.4 triệu hécta. Tiến Sĩ Nguyễn Văn Ngãi, Ðại Học Nông Lâm Sài Gòn, cho rằng với đà này, đến năm 2020 sản lượng lúa của Việt Nam chỉ còn đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước, chứ không có khả năng xuất khẩu.
Giáo Sư Võ Tòng Xuân nói “Nếu còn ai đó chưa biết rằng con cháu mình sẽ không đủ gạo ăn thì nên gặp gỡ những người nông dân đang đội nắng mưa, chịu đói khát đang đòi quyền được cày ruộng của họ để hiểu rằng nên cùng với nông dân cứu đói cho con cháu của mình”.
Thực chất, đất đai trở thành tài nguyên quý giá nhất trong những năm qua. Các quan chức có quyền cùng các nhóm thân hữu, tranh nhau chiếm đoạt và giàu có bất ngờ nhờ đầu cơ, trục lợi từ bất động sản.
Bài “Vietnams Bauern wehren sich”, đăng trên báo “Neue Zurcher Zeitung” ngày 03 tháng 4, 2012 viết:
“Các quan chức tham nhũng khó có thể chống lại sự cám dỗ là nhượng đất cho các công ty tài chính nhiều tiền hoặc các nhà đầu tư thay vì phân bổ đất cho nông dân. Tiền hối lộ cho họ rất hậu do giá đất tăng nhanh chóng. Những ai muốn thưa kiện tại tòa án đều có nguy cơ là đơn kiện bị từ chối bởi ngành tư pháp thiên vị, hoặc bản án không được thực hiện (...) Một điều không ít xảy ra là các cơ quan nhà nước cũng đã sử dụng một lý do không rõ ràng là vì ‘lợi ích công cộng’ nhằm kết thúc quyền sử dụng đất (của người dân) một cách nhanh chóng.”
Cứ tưởng rằng, hết lòng theo đảng, người nông dân đã cam chịu nặng nề nhất trong cuộc chiến giữ nước, dựng nước, sẽ có được sự đền bù xứng đáng với xương máu của con em họ đã bỏ ra. Nhưng với những “chồng đơn khiếu nại, nặng hơn cả dãy Trường Sơn”, họ đã phải khỏa thân phản kháng, tự thiêu và vật vã ăn nằm trên các vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Lý Tự Trọng... Và những tấn bi kịch này còn tiếp tục kéo dài.
Mất đất, nguồn sống duy nhất, phải bỏ quê hương, nông dân từ các miền quê nghèo Nam Ðịnh, Thanh Hóa, Thái Bình lên Hà Nội kiếm sống, hình thành những làng lao động giữa thủ đô.
“Dân cày bị mất ruộng
Biết kiếm việc gì làm
Nhìn cao ốc ngất ngưởng
Mà ruột tím gan bầm!”
(Thơ trái luật - Nguyễn Trọng Vĩnh)
Biết kiếm việc gì làm
Nhìn cao ốc ngất ngưởng
Mà ruột tím gan bầm!”
(Thơ trái luật - Nguyễn Trọng Vĩnh)
Theo Huỳnh Phong Tranh, tổng thanh tra chính phủ, từ
năm 2008-2011, đã có trên 1,571,500 lượt người đến khiếu nại tố cáo và cơ quan
nhà nước tiếp nhận, xử lý 672,990 đơn thư. Có tới 70% khiếu nại của công dân có
liên quan đến đất đai mà nhiều nhất là khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Thực thi chính sách “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý”, đảng CSVN với độc quyền lãnh đạo đã thâu tóm toàn bộ tài nguyên đất của cả nước vào tay mình và toàn quyền định đoạt.
Trong bài “Thâu tóm đất đai”, nhà văn Phạm Ðình Trọng viết:
“Thâu tóm đất đai đã tạo ra dòng người dân oan khiếu kiện đất đai kéo dài vô tận trên cả nước và kéo dài vô tận trong thời gian, đã làm hư hỏng nhiều quan chức trong bộ máy nhà nước. Thâu tóm đất đai, một người đơn độc không thể làm được mà phải là cả một hê thống quyền lực nhà nước. Thâu tóm đất đai đã làm cho cả một hệ thống quyền lực nhà nước đối lập với dân, làm tha hóa bộ máy nhà nước, gây mất ổn định xã hội, thủ tiêu thế mạnh của những vùng đất đặc thù, làm mất mát, hao hụt, hoang phí rất lớn đất vàng, đất bạc của nông nghiệp, đẩy nhiều gia đình nông dân vào cảnh khốn cùng, không còn đường sống.
Thâu tóm đất đai đã tàn phá cả cơ cấu, nền tảng xã hội, phá nát cả qui hoạch tổng thể, hợp lý của đất nước, gây nguy hại lớn lao và lâu dài gấp nhiều lần thâu tóm ngân hàng lại chưa được coi là tội phạm nên thâu tóm đất đai đã ngang nhiên diễn ra từ hàng chục năm nay và đang diễn ra quyết liệt, rộng khắp trên cả nước.”
Bà Lê Hiền Ðức, công dân chống tham nhũng nổi tiếng trong bài “Phản cách mạng đã rõ ràng” viết:
“Ðảng Cộng Sản và nhà nước CHXHCNVN thừa nhận ở Việt Nam, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai rất chồng chéo, rắc rối, có nhiều thiếu sót và mâu thuẫn nhau. Nhưng ai là tác giả của chúng? Chính là họ. Ai được hưởng lợi từ chúng? Cũng chính là họ.”
“Cuộc cách mạng mà lớp người chúng tôi đã tham gia 60-70 năm trước nay đã bị phản bội một cách trắng trợn, triệt để. Công hữu, sở hữu toàn dân chỉ là chiêu bài để tư hữu hóa, tư nhân hóa, biến của chung thành của riêng.”
“Qua việc ‘tích cực’, ‘hăng hái’ tham gia các vụ cưỡng chế, thu hồi đất đai đối với người dân, những lực lượng mang danh ‘ủy ban nhân dân’, ‘công an nhân dân’, ‘quân đội nhân dân’, ‘viện kiểm sát nhân dân’, ‘tòa án nhân dân’... ở Việt Nam đã nghiền nát, phá sạch, đốt sạch chữ ‘nhân dân’ trong cái tên của chúng.”
“Ðã sống qua thời Việt Nam còn chịu ách cai trị của phong kiến, ách đô hộ của thực dân, phát-xít, đã hoạt động hậu địch trong kháng chiến, đã xem phim ảnh, nghe kể lại hoặc trực tiếp chứng kiến hàng trăm, hàng ngàn vụ chính quyền ‘của dân, do dân, vì dân’ cưỡng chế, thu hồi đất đai, nhà cửa, tài sản đối với người dân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, song tôi chưa bao giờ thấy người dân bị đàn áp một cách man rợ đến như thế, với quy mô lớn như thế!”
Thực thi chính sách “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý”, đảng CSVN với độc quyền lãnh đạo đã thâu tóm toàn bộ tài nguyên đất của cả nước vào tay mình và toàn quyền định đoạt.
Trong bài “Thâu tóm đất đai”, nhà văn Phạm Ðình Trọng viết:
“Thâu tóm đất đai đã tạo ra dòng người dân oan khiếu kiện đất đai kéo dài vô tận trên cả nước và kéo dài vô tận trong thời gian, đã làm hư hỏng nhiều quan chức trong bộ máy nhà nước. Thâu tóm đất đai, một người đơn độc không thể làm được mà phải là cả một hê thống quyền lực nhà nước. Thâu tóm đất đai đã làm cho cả một hệ thống quyền lực nhà nước đối lập với dân, làm tha hóa bộ máy nhà nước, gây mất ổn định xã hội, thủ tiêu thế mạnh của những vùng đất đặc thù, làm mất mát, hao hụt, hoang phí rất lớn đất vàng, đất bạc của nông nghiệp, đẩy nhiều gia đình nông dân vào cảnh khốn cùng, không còn đường sống.
Thâu tóm đất đai đã tàn phá cả cơ cấu, nền tảng xã hội, phá nát cả qui hoạch tổng thể, hợp lý của đất nước, gây nguy hại lớn lao và lâu dài gấp nhiều lần thâu tóm ngân hàng lại chưa được coi là tội phạm nên thâu tóm đất đai đã ngang nhiên diễn ra từ hàng chục năm nay và đang diễn ra quyết liệt, rộng khắp trên cả nước.”
Bà Lê Hiền Ðức, công dân chống tham nhũng nổi tiếng trong bài “Phản cách mạng đã rõ ràng” viết:
“Ðảng Cộng Sản và nhà nước CHXHCNVN thừa nhận ở Việt Nam, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai rất chồng chéo, rắc rối, có nhiều thiếu sót và mâu thuẫn nhau. Nhưng ai là tác giả của chúng? Chính là họ. Ai được hưởng lợi từ chúng? Cũng chính là họ.”
“Cuộc cách mạng mà lớp người chúng tôi đã tham gia 60-70 năm trước nay đã bị phản bội một cách trắng trợn, triệt để. Công hữu, sở hữu toàn dân chỉ là chiêu bài để tư hữu hóa, tư nhân hóa, biến của chung thành của riêng.”
“Qua việc ‘tích cực’, ‘hăng hái’ tham gia các vụ cưỡng chế, thu hồi đất đai đối với người dân, những lực lượng mang danh ‘ủy ban nhân dân’, ‘công an nhân dân’, ‘quân đội nhân dân’, ‘viện kiểm sát nhân dân’, ‘tòa án nhân dân’... ở Việt Nam đã nghiền nát, phá sạch, đốt sạch chữ ‘nhân dân’ trong cái tên của chúng.”
“Ðã sống qua thời Việt Nam còn chịu ách cai trị của phong kiến, ách đô hộ của thực dân, phát-xít, đã hoạt động hậu địch trong kháng chiến, đã xem phim ảnh, nghe kể lại hoặc trực tiếp chứng kiến hàng trăm, hàng ngàn vụ chính quyền ‘của dân, do dân, vì dân’ cưỡng chế, thu hồi đất đai, nhà cửa, tài sản đối với người dân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, song tôi chưa bao giờ thấy người dân bị đàn áp một cách man rợ đến như thế, với quy mô lớn như thế!”
No comments:
Post a Comment