Thursday, 8 May 2014

CÔNG AN CSVN CẤM CÁC CHÙA SÀI GÒN KHÔNG ĐƯỢC LƯU GIỮ DI CỐT CỦA THIẾU TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM (Nguyễn Thu Trâm)




Thursday, May 8, 2014

Tin mới nhất cho biết, ngay sau lễ tưởng niệm tướng Nguyễn Khoa Nam vào ngày 28-4 tại chùa Quảng Hương Già Lam của các cựu binh VNCH, với đầy đủ nghi lễ, công an CSVN đã đến chùa cũng như thân nhân của tướng Nguyễn Khoa Nam, yêu cầu phải dời di cốt đi chỗ khác, không được quàn tại chùa.

Lễ tưởng niệm tướng Nguyễn Khoa Nam do các cựu binh VNCH, trong đó có sự tham dự của người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, đã gây một tiếng vang lớn trong lòng người dân Saigon, cũng như làm nức lòng hàng trăm thương phế binh đến tham dự lễ tri ân do Nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế, Kỳ Đồng, tổ chức.

VIDEO :



Tin tức cho biết, công an đã đi 4 người đến chùa, và gây áp lực cho thân nhân của tướng Nguyễn Khoa Nam phải mang di cốt ra, không được quàn ở chùa. Theo lời kể lại, khi người nhà của tướng Nam hỏi là “nếu không quàn di cốt ở chùa, thì chúng tôi biết để ở đâu?”, một an ninh cấp cao đã lạnh lùng trả lời “để ở đâu tùy các người, nhưng cấm không để ở bất kỳ chùa nào nữa”.

VIDEO :

HỌP MẶT, ỦY LẠO THƯƠNG PHẾ BINH VNCH TẠI DÒNG CHÚA CỨU THẾ SÀI GÒN TRƯỚC NGÀY QUỐC HẬN NĂM 2014

LỄ TRI ÂN THƯƠNG PHẾ BINH VIỆT NAM CỘNG HÒA 28 THÁNG 4 NĂM 2014

Sư thầy của chùa Quảng Hương Già Lam cũng xác nhận là công an từ thành phố buộc dời đi, cũng như buộc chùa phải trả di cốt này cho gia đình tướng Nam, không cho quàn ở đây nữa.

Được biết khi xảy ra biến cố 30 tháng 4, 1975, tướng Nguyễn Khoa Nam đã vận bộ lễ phục trắng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa dùng súng Browning bắn vào màng tang tự sát vào khoảng 7 giờ 30 phút ngày 1-5-1975. Thi thể ông được an táng trong Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ, đến năm 1994 thì được hỏa thiêu, tro cốt để tại chùa Quảng Hương Già Lam, địa chỉ số 498/11 đường Lê Quang Định, quận Gò Vấp, Saigon.

Giờ thì tro cốt của ông không còn biết về đâu.

Tại lễ tri ân thương phế binh VNCH ngày 29-4, do Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn (38 Kỳ Đồng, Quận 3 — Sài Gòn) tổ chức, hơn 400 thương phế binh VNCH đã vô cùng xúc động khi biết được lễ tưởng niệm này, có người đã khóc vì lần đầu tiên sau 39 năm, họ mới nhìn thấy những bộ quân phục và lễ nghi của quân đội mà họ phục vụ.




No comments:

Post a Comment

View My Stats