Mặc Lâm,
biên tập viên RFA, Bangkok
2014-05-18
2014-05-18
Sáng hôm nay Chúa Nhật 18 tháng 5, theo lời kêu gọi
của 20 tổ chức dân sự dự kiến sẽ có nhiều cuộc biểu tình diễn ra tại Hà Nội và
Tp Hồ Chí Minh, tuy nhiên mọi sự hoàn toàn khác với cuộc biểu tình tuần trước,
11 tháng 5 khi nhà nước cho phép đoàn viên thanh niên tham gia biểu tình chung
với dân chúng.
Lực lượng công an được triển khai đông dảo chư từng thấy trên mọi nẻo
đường nhất là khu vực đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội . Hầu như mọi cuộc biểu
tình đều không thành công trong ngày 18/05/2014 . AFP
Thay vì khuyến khích biều tình trong tầm kiểm soát,
tại Hà Nội đã có bắt bớ và mọi người bị phân tán, chia chắn ra từng nhóm nhỏ.
Vào lúc 9 giờ sáng một blogger cho biết một người tên Trung đã bị bắt:
-Có một xe 7 chỗ biển xanh em chụp được biển xe
khi Trung không lên xe thì họ tràn xuống, họ mặc thường phục bắt đầu đánh và
kéo đẩy Trung lên xe và đưa về phường Điện Biên Phủ.
Nhà
báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh cho biết công an dày dặc và
không ai có thể tập trung được:
-Hôm nay họ như ruồi, dày đặc. Chúng tôi ra bờ
hồ, Đại sứ quán thấy công an dày đặc nên mấy anh em ngồi uống cà phê xong rồi
tính.
Blogger vừa rồi cho biết hiện tình theo quan sát của
anh:
-Chung quanh Đại sứ quán thì lực lượng an ninh và
công an vây quanh rất đông ít nhất con số phải đến vài nghìn người. Ở
trong Hoàng Thành có ít nhất một tới hai trung đoàn đang ém quân trong ấy. Có
xe cơ động các thứ đang được điều đến rất đông.
Đường phố nào cũng gặp các nút chặn của công an (Dongchuacuuthe)
Tại Tp Hồ Chí Minh một thanh niên khi được
hỏi cuộc biểu tình có diễn ra hay không câu trả lời của anh khiến chúng tôi
không biết anh có mai mỉa hay không:
-Tình hình ổn lắm anh ơi, tình hình ngon lắm. Thủ
tướng chính phủ thông báo rồi mọi người dân đều chấp hành hết tốt lắm anh.
Người dân Sài Gòn bây giờ tẩy chay biểu tình rồi. Chung quanh đây không có ai
ra biểu tình hết anh ơi, im ắng lắm.
Lúc 12 giờ trưa ngày Chúa Nhật 18 tháng 5 ông
Huỳnh Kim Báu, một trong số 54 người ký tên yêu cầu được biểu tình tuần
trước ngày hôm nay ông và nhóm 54 người đều bị an ninh cô lập tại nhà, ông Báu
kể:
-Hôm nay tụi tôi được bảo vệ một cách chặt chẽ cứ
mỗi người thì có ba người kèm. Họ công bố thẳng là không được ra khỏi nhà, ra
là bị giữ lại thôi và tình hình tới giờ này thì bên ngoài cũng vậy, cũng im ắng
không thấy có hiện tượng gì. Hôm nay nhà nước làm chủ tình hình bằng bạo
lực.
Trong vài ngày qua đều các lãnh đạo cao cấp đểu phát
ngôn ủng hộ biểu tình như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Giám đốc công an Hà
Nội hay chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đều có chung ý kiến “biều tình là
thể hiện tình yêu nước” Thủ tướng cũng gửi hàng ngàn tin nhắn tới cho những
người thường xuyên biểu tình trước đây yêu cầu phải biểu tình trong ôn hoà và
tránh bạo động để thế lực thù địch lợi dụng.
Trong khi đó, một số cơ quan truyền thông trong nước
như mạng PetroTimes và Người Lao Động nói rằng trong ngày hôm nay trên cả nước
không có cuộc biểu tình chống Trung Quốc nào diễn ra.
Mạng Petro Times chạy tựa bản tin ‘ Cả nước bình yên
trong ngày kêu gọi “đại biểu tình”’. Bản tin được ký bởi nhóm phóng viên
Petrotimes cho rằng trong nhiều ngày nay các đối tượng phản động lưu vong đã
kích động bạo loạn, gây ra tình trạng mất trật tự, an ninh ở nhiều địa phương
như Hà Tĩnh, Bình Dương.
Bài báo cho rằng lòng yêu nước của người dân khi
phản ứng lại sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào xâm phạm chủ
quyền Việt Nam đã bị những đối tượng vừa nói lợi dụng.
Mạng báo Người Lao động thì khẳng định trên toàn
quốc không diễn ra biểu tình. Theo báo này thì người dân chấp hành yêu cầu của
thủ tướng chính phủ trong công điện phát đi hồi ngày 15 và chỉ thị ngày 17
tháng 5 vừa qua, cho đến 11 giờ trưa hôm nay dân chúng trên cả nước đã không
tham gia biểu tình.
----------------------------------
Trọng Thành - RFI
Chủ nhật 18 Tháng Năm 2014
Sáng
nay, Chủ nhật 18/05/2014, chính quyền Việt Nam đã huy động một lực lượng công an
và an ninh đông đảo để ngăn chặn các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc đưa
giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam. Trong những ngày qua, nhiều tổ chức xã
hội dân sự đã kêu gọi người dân xuống đường.
Lệnh cấm « tuần hành », « biểu tình trái
pháp luật » được ban bố trong bối cảnh đầu tuần này, một số cuộc biểu tình
chống Trung Quốc bùng phát tại các khu công nghiệp, kèm theo làn sóng bạo động
chưa từng có, gây thiệt hại lớn về tài sản cho hàng trăm doanh nghiệp nước
ngoài. Ít nhất một người chết trong các bạo động.
Hôm nay, tại Hà Nội, phần lớn những người thường
tích cực tham gia biểu tình đã bị các nhân viên chính quyền ngăn cản ngay tại
nhà. Gần khu vực đại sứ quán Trung Quốc, chỉ có vài nhóm tập hợp được, mỗi nhóm
khoảng hai ba chục người, nhưng phải giải tán ngay sau đó.
Blogger Lã Việt Dũng, có mặt vào khoảng 9 giờ sáng
nay, tại khu vực đại sứ quán Trung Quốc cho biết không khí tại chỗ:
Nghe
(01:08) : Blogger Lã Việt Dũng (Hà Nội) 18/05/2014
« … Cuộc biểu tình lần này bị bao trùm bởi không
khí bạo lực ở Bình Dương và Hà Tĩnh, nên mọi người cũng hoang mang, nhưng
chúng tôi nghĩ rằng việc biểu tình yêu nước là quyền của người dân… Hôm nay,
anh em chúng tôi rất nhiều người quyết tâm ra biểu tình,...
Có khoảng gần 10 anh em bị bắt, đặc biệt là một
số bạn mặc áo ''Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam''...., trong đó có chị
Thúy Nga, bác Lê Hùng (nhóm Bầu bí tương thân), anh Mai Dũng... Hiện tại chưa rõ số phận những người bị bắt ra sao...
Cuộc biểu tình hôm nay, tôi đánh giá là không nổ ra
được, vì chính quyền chặn rất là quyết liệt.
Việc chính quyền họ đề phòng cuộc bạo động cũng là
điều đúng thôi. Bất cứ một chính quyền nào khác cũng phải làm. Nhưng tôi nghĩ
họ cần có một phương án tốt hơn là chặn quyền biểu tình của dân thế này. Qua
đây ta thấy rằng, khi những người quyết tâm, thì dù có tin nhắn, bảo rằng đó là
tin nhắn của Thủ tướng yêu cầu không biểu tình trái phép, thì người dân họ vẫn
ra, họ thể hiện lòng yêu nước. Cũng phải thấy rằng sự căm thù của nhân dân Việt
Nam với việc Trung Quốc xâm lấn rất là lớn… Chính quyền nên để cho người dân
thể hiện nguyện vọng, và sau đó có biện pháp nghiêm trị những kẻ quá khích ».
Còn tại Sài Gòn, số người tập hợp để chuẩn bị biểu
tình có thể lên đến vài trăm người, nhưng không lâu sau cũng bị giải tán. Công
an dầy đặc tại khu vực Nhà hát lớn, Công viên 30-4, Nhà văn hóa Thanh niên,
thường là những địa điểm xuất phát của các cuộc tuần hành, và một số ngã tư
xung quanh.
Blogger Nguyễn Thiện Nhân cho biết :
Nghe
(01:58) : Blogger Nguyễn Thiện Nhân (TP Hồ Chí Minh) 18/05/2014
«… Họ quyết tâm ngăn chặn biểu tình, ngăn chặn
nhiều blogger, một số người bên Phật giáo Hòa Hảo. Nhìn chung, họ không có chủ
trương đánh đập nhiều, chỉ bắt và ngăn cản thôi...
Bây giờ dân vẫn chưa có niềm tin nào cho thấy có
biện pháp hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhứt là trong dài hạn. Cho nên
lòng dân không yên. Họ cứ muốn đi biểu tình để biểu thị tinh thần của mình là
Nhà nước phải có biện pháp đủ mạnh và lâu dài, chứ không thể hòa hoãn với Trung
Quốc được. Vì hòa hoãn bữa nay, thì ngày mai Trung Quốc lấn tới…
Nếu ngăn cản được hôm nay, chứ liệu ngay mai có được
hay không. Người dân ấm ức khắp nơi, họ rất là bực tức rồi. Cứ ngăn cản hoài
thì rất là nguy hiểm cho đất nước ».
Ngày 02/05/2014, có tin chính thức Trung Quốc đưa
giàn khoan thăm dò dầu khí đặt tại vùng thềm lục địa và khu vực thuộc đặc quyền
kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông.
Chủ nhật tuần trước 11/05, các cuộc tuần hành lên án
hành động gây hấn của Trung Quốc tại Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế... đã diễn
ra ôn hòa, thu hút hàng ngàn người tham gia. Lần này, chính quyền Việt Nam
đã ra chỉ thị ngăn chặn biểu tình. Hà Nội là địa phương đầu tiên ra công văn
cấm tuần hành phản đối Trung Quốc.
TIN
LIÊN QUAN :
--------------------------------------
BBC
Cập nhật: 05:43 GMT - chủ nhật, 18 tháng
5, 2014
Công an và dân phòng đóng chốt trước Đại sứ quán Trung Quốc ở
Hà Nội
Chính quyền Việt Nam đã dùng sức mạnh giải
tán các cuộc biểu tình ở quy mô nhỏ chống hành động của Trung Quốc
trên Biển Đông hôm Chủ nhật ngày 18/5, các hãng tin quốc tế cho biết.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, công an đã kéo lê
một vài người biểu tình ra khỏi một công viên ở trung tâm trong khi ở
Hà Nội, chính quyền phong tỏa các con đường và công viên gần Đại sứ
quán Trung Quốc và kéo các nhà báo và người biểu tình đi chỗ khác,
hãng tin Mỹ AP cho biết.
Trong khi đó, công an cũng đóng chốt trước cửa
nhà một số nhân vật chống đối để ngăn họ ra khỏi nhà.
Hồi Chủ nhật tuần trước ngày 11/5, chính quyền
chuyên chế của Việt Nam, vốn kềm kẹp chặt chẽ người dân của họ, đã
cho phép các cuộc biểu tình phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan
HD 981 ra vùng biển có tranh chấp trên Biển Đông.
NGHE
: Blogger J.B Nguyễn Hữu Vinh : 'Chưa
bao giờ thấy nhiều công an như vậy'
'Quá
nhiều công an'
Trao đổi với BBC từ Hà Nội, ông Nguyễn Hữu
Vinh, một người tích cực tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc
lâu nay, nói rằng ông ‘không thể tưởng tượng làm sao có nhiều công an
như vậy’ được triển khai trên đường phố Hà Nội hôm 18/5.
“Công an giăng đầy kín các lối đi, các ngõ
ngách, các ngã tư, hai bên đường,” ông mô tả, “Cả vườn hoa Lenin cũng
có hàng rào sắt chặn bốn phía.”
“Tất cả các con đường từ Nhà hát Lớn đi qua
chỗ Tràng Tiền rồi dọc theo Bờ Hồ có đủ các loại cảnh sát giao
thông, cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động – đông khắp cả khu vực Ba
Đình.”
Theo lời ông Vinh thì do lực lượng an ninh, dân
phòng và thanh niên quá đông nên người biểu tình ‘không có chỗ nào
đứng được cả’.
“Cuộc biểu tình sáng này đã không thể diễn
ra như dự tính. Người biểu tình không có điểm tập trung,” ông nói và
cho biết khi đi qua khu vực Đại sứ quán Trung Quốc thì thấy ‘một số
người đã bị bắt giữ’.
Bất chấp sự hiện diện của công an, người biểu tình vẫn tuần
hành trước Nhà văn hóa Thanh niên ở Sài Gòn
Theo ông Vinh thì một số người biểu tình đã
tập hợp lại thành những nhóm nhỏ ở các quán nước nhưng sau đó ‘có
các nhóm thanh niên lạ mặt tự đến tự gây sự đánh nhau để chủ quán
phải đóng cửa’.
Ông kể nhóm của ông tập trung ở một chỗ
‘cách Ba Đình khá xa’ nhưng cũng có ‘bảy, tám người nhòm ngó, rình
rập các thứ’.
Ông cho biết bản thân ông và những người
thường tích cực xuống đường ‘nhà bị vậy từ tối qua cho đến trưa nay
vẫn chưa rút’.
“Một số người còn bị dùng khóa khóa cửa
nhà lại bất chấp trong nhà có người già ốm đau hay nguy cơ hỏa hoạn
các thứ,” ông nói.
Theo ông Vinh thì chính quyền không thể lấy
cái cớ là các cuộc bạo loạn trong tuần ở Bình Dương và Hà Tĩnh để
ngăn chặn các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
“Những người biểu tình không phải là những
người bạo loạn,” ông nói, “Ở Hà Nội nhưng hành động bạo lực trên
đường phố trong các cuộc biểu tình từ trước đến giờ chỉ xuất phát
từ lực lượng an ninh của Nhà nước thôi.”
Chính quyền triển khai an ninh dày đặc ở Hà Nội và Sài Gòn
vào ngày 18/5
'Có
chút phân vân'
Từ tư gia tại Sài Gòn, Giáo sư Tương Lai,
người đã xuống đường hôm 11/5, nói với BBC rằng ông đã được cán bộ
ở phường ‘đến gặp và nói chuyện’.
“Anh em họ cũng vui vẻ thôi. Họ đến thăm và
nói bác đang cảm đi thì bị ốm thêm cho nên ở nhà thôi,” ông nói.
Sau các cuộc bạo động ở Bình Dương và Hà
Tĩnh, Giáo sư Tương Lai nói ông ‘có chút phân vân’ về cuộc biểu tình
vào Chủ nhật ngày 18/5.
“Tôi cảm thấy kỳ này nếu mà mình bị khiêu
khích và nằm trong kế hoạch bị giật dây thì sẽ dẫn đến những hệ
lụy mà mình không lường được,” ông nói và cho biết các cuộc bạo
loạn này làm ông nhớ đến ‘sự khiêu khích của chính quyền Trung Quốc
cách nay 36 năm để chuẩn bị cho cuộc tấn công’.
Tuy nhiên, ông cũng nói là ông ‘không bao giờ
tán thành việc chính quyền đàn áp biểu tình’ và cho ‘đây là một sai
lầm’.
“Nếu chính quyền tìm cách nào đó để mà
giải thích cho dân và ngăn chặn các cuộc bạo hành manh động thì cần
thiết,” ông nói, “Nhưng thành ra đàn áp và gây nên những hình ảnh xấu
và làm cản trở lòng yêu nước... thì chuyện này đẩy tới những bất
lợi.”
“Chính quyền đứng trước thế tiến thoái lưỡng
nan,” ông nhận định.
TIN LIÊN QUAN :
No comments:
Post a Comment