Tác giả gửi tới Dân Luận
Chủ Nhật, 04/05/2014
Kính gửi: Ban Biên Tập Dân Luận,
Tại hội nghị “Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp dân doanh” ngày
28/04/2014. Báo chí lề phải ở Việt Nam có đăng một số phát biểu của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng làm cho nhiều người đọc ngộ nhận và hiểu lầm. Chúng tôi viết
bài để phân tích và làm sáng tỏ vấn đề này. Rất mong được ban biên tập đăng tải
để nhận được sự góp ý của bạn đọc.
Chân thành cảm ơn,
Trần Công Hội
Trần Công Hội
---------------------------
Thưa các bạn, ở những quốc gia dân chủ như Hoa Kỳ
thì Tổng thống là Nguyên thủ quốc gia. Công dân Hoa Kỳ muốn trở thành Tổng
thống thì phải trải qua cuộc bầu cử sơ bộ giữa các ứng cử viên cùng trong phạm
vi nội bộ một Đảng (ví dụ, là đảng Cộng Hòa hoặc đảng Dân Chủ).
Sau khi một ứng cử viên giành chiến thắng trong đảng
mình thông qua cuộc bầu cử sơ bộ, thì ứng cử viên được chọn của đảng đó sẽ đi
tiếp tham gia vào cuộc Tổng tuyển cử bầu Tổng thống với các Ứng cử viên Tổng
thống của các đảng khác trên phạm vi quốc gia.
Đó là một quá trình mà ứng cử viên Tổng thống phải
đem chương trình hành động của một nguyên thủ quốc gia đầy tiềm năng trong nay
mai đi thuyết phục dân chúng, tọa đàm, trao đổi trực tiếp với dân chúng, trả
lời chất vấn của dân chúng, đưa ra được các phương pháp ứng xử, xử lý các vấn
đề phát sinh có chủ đích hoặc đột xuất tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Quá trình
này đã bầu ra một vị Nguyên thủ quốc gia duy nhất cho nhiệm kỳ 4 năm, đồng thời
giúp cho người dân nhìn thấu rõ năng lực của vị Nguyên thủ quốc gia một cách
xác thực, ít sai sót nhất.
Còn ở Việt Nam thì lại khác, Hiến pháp 1992 và tại
điều 86 Hiến pháp 2013 qui định vị Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước,
thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại; nhưng
thực sự đây là vị trí nặng về hình thức và ít quyền hành (dù Hiến pháp 2013 có
tăng thêm một ít quyền hành cho Chủ tịch nước so với hiến pháp 1992, nhưng phần
tăng thêm này cũng rất ít khi phải sử dụng tới).
Trong khi đó, vị Thủ tướng Việt Nam do Quốc hội bầu
ra là người có quyền lực nhất trong cơ cấu chính quyền, chịu trách nhiệm trước
quốc hội chứ không chịu trách nhiệm trước Chủ tịch nước.
Mặt khác, pháp luật Việt Nam qui định trong lễ nghi
ngoại giao và đàm phán cấp cao giữa Việt Nam với các nước thì, nếu vị nguyên
thủ nước ngoài là Tổng thống đến thăm Việt Nam, thì vị Nguyên thủ Việt Nam chủ
trì nghi lễ đón tiếp và đàm phán (theo nghi lễ) là Chủ tịch nước.
Nhưng, nếu vị Nguyên thủ nước ngoài là Thủ tướng đến
thăm Việt Nam, thì vị Nguyên thủ Việt Nam chủ trì nghi lễ đón tiếp và đàm phán
(chính thức) là Thủ tướng.
Có những ngoại lệ, chúng ta thấy là Tổng bí thư Đảng
cộng sản Việt Nam đi công du ở nước ngoài cũng vài lần được đón tiếp như là vị
nguyên thủ của Việt Nam.
Chúng
ta thấy sự khác nhau giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là:
Ví dụ Tổng thống Pháp, hoặc Thủ tướng Nhật Bản đến
thăm Hoa kỳ thì chỉ có Tổng thống Hoa Kỳ chủ trì đón tiếp và đàm phán chính
thức, điều đó thể hiện tính nhất quán là chỉ có một nguyên thủ quốc gia duy
nhất.
Cũng trường hợp này mà đến Việt Nam thì chúng ta
thấy Chủ tịch nước và Thủ tướng Việt Nam sẽ chủ trì đón tiếp đối ứng; những
hình ảnh này sẽ đập vào mắt người dân là Việt Nam có hai nguyên thủ quốc gia.
Nhưng đàm phán cấp chính phủ giữa hai quốc gia thì Chủ tịch nước Việt Nam lại
không có vai trò chủ trì.
Trừ ngoại lệ là khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương
Tấn Sang thăm Hoa Kỳ năm 2013 thì được Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ chủ trì đón
tiếp và chiêu đãi, sau đó thì có cuộc hội kiến giữa Tổng thống Hoa Kỳ và Chủ
tịch nước Việt Nam.
Ở Việt Nam, sau cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội,
Quốc hội sẽ bầu ra Chủ tịch nước, Thủ tướng theo trình tự: Chủ tịch Quốc hội
giới thiệu một ứng cử viên Chủ tịch nước duy nhất trong số các Đại biểu quốc
hội; tiếp tục vị Chủ tịch nước được bầu này giới thiệu một ứng cử viên Thủ
tướng duy nhất, tất cả là theo đề cương nhân sự của Đảng cộng sản Việt Nam.
Dân chúng Việt Nam nhìn thấy hai vị nguyên thủ quốc
gia này được bầu ra chỉ trong một ngày của kỳ họp Quốc hội đầu tiên. Dân chúng
Việt Nam không nhìn thấy chương trình hành động của hai vị Nguyên thủ quốc gia
này, thì đừng nói đến nhìn thấy được năng lực của hai vị Nguyên thủ quốc gia
Việt Nam. Chỉ duy nhất có Đảng nhìn thấy được năng lực của hai vị nguyên thủ
quốc gia, là hai vị này có khả năng thực hiện được đường lối, chính sách duy
nhất của Đảng cộng sản Viêt Nam.
Ở Nhật Bản, ai cũng biết Thủ tướng Nhật là vị Nguyên
thủ quốc gia duy nhất, còn Vua Nhật Bản chỉ là biểu tượng tôn kính của quốc gia
mà không tham gia vào hệ thống quyền lực. Thủ tướng Nhật bản cũng do Quốc hội
bầu lên, để thực hiện chương trình hành động quốc gia của Đảng cầm quyền.
Nhưng khác với Việt Nam, Thủ tướng được chọn ở Nhật
Bản là người đã chủ trì chương trình hành động quốc gia của Đảng mình thi đấu
với chương trình hành động quốc gia của các đảng khác và chiến thắng vinh
quang, vì nhân dân Nhật Bản đã nhìn thấu rõ năng lực của vị ứng cử viên Thủ
tướng Nhật Bản do chương trình hành động quốc gia của đảng ông ta hơn các đảng
khác.
Đến đây, chúng ta không muốn nói chuyện chuyên sâu
về vị trí và vai trò độc tôn một mình một ngựa của Đảng cộng sản Việt Nam nữa.
Chúng ta đi vào thẩm định năng lực cụ thể của vị Thủ tướng Việt Nam.
Ở Việt Nam, việc bảo vệ Thủ tướng, hình ảnh và công
việc của Thủ tướng là rất cặn kẽ như chính đó là bảo vệ hình ảnh và uy tín của
Đảng cộng sản Việt Nam. Lực lượng tham gia vào việc bảo vệ Thủ tướng có thể liệt
kê ra rất đông đảo như:
Về lực lượng của Đảng thì gồm có: Bộ chính trị, Ban
bí thư, Văn phòng trung ương, Ủy ban kiểm tra trung ương, Ban tổ chức trung
ương, ban tuyên giáo, Ban dân vận, Ban nội chính trung ương Đảng cộng sản Việt
Nam.
Về lực lượng nhà nước thì gồm có: Chủ tịch quốc hội,
Chủ tịch nước, bản thân Thủ tướng Chính phủ, các thành viên chính phủ, Văn
phòng Chính phủ, Bộ ngoại giao, Bộ thông tin truyền thông; Bộ công an thì gồm
có: Tổng Cục bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục an ninh I và II, Tổng cục tình
báo, cảnh sát bảo vệ, cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông, trật tự; Bộ quốc
phòng thì gồm có: Tổng cục an ninh quân đội, Tổng cục tình báo quân đội.
Chính vì vậy mà vị Thủ tướng Việt Nam có rất ít cơ
hội bộc bạch thổ lộ chân thành với dân chúng, cho nên người dân Việt Nam ít có
cơ hội đánh giá năng lực thực sự của vị Nguyên thủ quốc gia này.
Vì
cái mạng lưới bảo vệ đông đúc kể trên, nên chúng ta thường thấy trên
television, khi quan sát hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên diễn đàn
quốc tế, chúng ta thấy Thủ tướng hay nhìn vào một văn bản đánh máy sẵn và cứ
vậy đọc đều đều như một cái máy nổ từ đầu đến cuối.
May thay, cơ hội cũng đã đến với chúng ta thông qua
sự tường thuật của báo chí về Hội nghị "Thủ tướng Chính phủ với doanh
nghiệp tư nhân” ngày 28/04/2014.
(Ảnh: VGP).
Qua báo chí chúng ta thấy lời nói của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng được phóng viên ghi âm và trích đăng lại trung thực. nhưng xét
theo trình tự diễn biến của hội nghị thì:
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát pháo
trước, với bộ tài liệu dày tới 300 trang về rất nhiều vấn đề kiến nghị tháo gỡ
cho doanh nghiệp; trong đó nhấn mạnh về công tác điều hành chính sách của Chính
phủ, Doanh nghiệp độc quyền, cán bộ công chức thoái hóa, năng lực kém:
“Đó là sự thiếu công khai, minh bạch trong điều hành
chính sách, đó là khi các doanh nghiệp lớn đang độc quyền kinh doanh, khi người
dân bị “che mắt” bởi nghịch lý giá sữa, giá thuốc hay hành động chuyển giá,… do
doanh nghiệp đã cấu kết với một số cán bộ công chức thoái hóa. Niềm tin của
doanh nghiệp cũng hao mòn do hệ thống pháp luật và năng lực quản lý của đội ngũ
công chức còn chưa tiến kịp đòi hỏi của cuộc sống”. (Nguồn: Đức Thành/VOV1).
- Trình tự tiếp theo là Chủ tịch hội tư vấn thuế
Việt Nam phát biểu, trong đó nhấn mạnh rằng: Tổng cục Thuế đã có tuyên ngôn về
người nộp thuế rất rõ ràng, nhưng càng xuống các tầng nấc phân cấp thấp hơn thì
việc tôn trọng người nộp thuế càng kém đi; người dân và doanh nghiệp muốn nộp
được thuế cũng bị gây khó khăn, sách nhiễu, phiền hà. Đồng thời, chính sách
thuế triển khai vào thực tiễn còn nhiều bất cập khó thực hiện. Cho nên việc
thực hiện theo cái tinh thần, chỉ đạo của người ngồi bàn giấy ở trung ương là
khó khăn, có nghĩa là ngồi ở văn phòng cấp trung ương vạch ra kế hoạch thì rất
khả quan, nhưng đưa kế hoạch đó vào thực tiễn hành động thì còn nhiều khoảng
cách lớn, bất cập, nhiều vướng mắc. Bà Nguyễn Thị Cúc nói:
Các doanh nghiệp, “đến đây không phải để nghe thành
tích mà để có được cách giải quyết vướng mắc”. Theo phản ánh của bà Cúc, mặc dù
Tổng cục Thuế đã có tuyên ngôn về người nộp thuế rất rõ ràng, nhưng “càng xuống
dưới nhiệt huyết càng mất đi” và trong việc tháo gỡ chính sách về thuế thì việc
“tiếp tục tinh thần lãnh đạo ngành rất khó khăn”. (Nguồn: Bích Diệp, Fica.vn)
- Trình tự tiếp theo là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
phát biểu chúng ta thấy có 2 vế:
a,
vế thứ nhất:
“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói, “Tôi nghe Hội tư vấn
thuế nói, tôi rất sốt ruột. Bây giờ nộp thuế mà cũng khó khăn quá”.
“Tôi thực sự xin lỗi. Là người đứng đầu Chính phủ,
tôi cũng xin lỗi nhân dân. Bây giờ tôi nghe nói như thế, quyết tâm trên này
hăng hái như thế, đi càng xuống càng giảm, tới nhân viên thành như không có
chuyện gì xảy ra”.
Thủ tướng nói, “có khi do không phải thủ tục mà do
đạo đức, phẩm chất của cán bộ công chức”.”
(Nguồn: Bích Diệp, Fica.vn).
PHÂN
TÍCH:
Nội dung này, Thủ tướng chỉ là người phát biểu lại “Bây
giờ tôi nghe nói như thế” ý kiến của các doanh nghiệp được Phòng thương mại
và Công nghiệp Việt Nam tập hợp lại. Đặc biệt Thủ tướng phát biểu lại quan điểm
khái quát của Chủ tịch hội tư vấn Thuế Việt Nam nhưng lại có biến tướng theo chiều
hướng đề cao cấp trung ương và đổ lỗi cho cấp cơ sở.
Bà Cúc nói: “Tổng cục Thuế đã có tuyên ngôn về
người nộp thuế rất rõ ràng”, ý bà Cúc nói Tổng cục Thuế có chuẩn mực và
tiêu chí về người nộp thuế rất rõ ràng; câu này bị Thủ tướng chuyển vế thành: “quyết
tâm trên này hăng hái như thế”. Đây là hai phạm trù có ý nghĩa khác nhau.
Bà Cúc nói: “càng xuống dưới nhiệt huyết càng mất
đi”, Ý của bà Cúc muốn nói là cấp trên lệnh bắn liên thanh Pằng, Pằng, Pằng
cứ 3 phát một là mục tiêu rụng, rồi lại bắn tiếp. Nhưng triển khai xuống tỉnh,
thành trực thuộc trung ương, tuy đã bắn liên thanh 3 phát rồi mà mục tiêu vẫn
còn, nên phải bắn thêm vài phát nữa mục tiêu mới rụng. Thế rồi triển khai tới
quận, huyện, phường, xã có khi bắn hết 100 phát mà mục tiêu vẫn còn trơ trơ ra
đó – càng xuống dưới nhiệt huyết càng mất đi, nó có nghĩa như thế. Câu này thì
được Thủ tướng chuyển vế thành: “đi càng xuống càng giảm” để hỗ trợ cho
câu đầu (đề cao cấp trung ương).
Bà Cúc nói: “trong việc tháo gỡ chính sách về
thuế thì việc "tiếp tục tinh thần lãnh đạo ngành rất khó khăn."”;
câu này bị Thủ tướng chuyển vế thành: “tới nhân viên thành như không có
chuyện gì xảy ra”.
Ý của bà Cúc muốn nói rằng: Chính sách thuế của
trung ương còn có nhiều bất cập, khó thực hiện hành thu ở cấp dưới như tinh
thần quán triệt của lãnh đạo ngành (tức là nói thì dễ, nhưng làm, đụng chạm vào
vấn đề thực tiễn thì mới thấy khó, thấy vướng mắc cần phải tháo gỡ). Thay vì
phải có ý kiến tháo gỡ bất cập, vướng mắc trong chính sách thuế do trung ương
đề ra, thì Thủ tướng lại dửng dưng đỗ lỗi cho sự thờ ơ của nhân viên hành thu
thuế.
Cách tiếp thu ý kiến và diễn dịch sai lệch của Thủ
tướng như vậy khiến cho nhiều người ngộ nhận và hiểu lầm. Vì vậy, phóng viên
Đức Thành/VOV1 đã khai triển tường thuật lại như thế này:
“Chính vì thế, cũng dễ hiểu khi trong cuộc gặp, cộng
đồng doanh nghiệp đã hai lần vỗ tay “ngắt lời” Thủ tướng khi Thủ tướng cảm
thông và đặt vấn đề “trúng” tâm can của doanh nghiệp. Đó là với thái độ trân
trọng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xin lỗi nhân dân, xin lỗi người nộp thuế vì
quyết tâm cải cách ở trên thì hăng hái, nhưng càng xuống dưới càng giảm đi, tới
nhân viên thì lại như không có gì xảy ra”.
Tại sao, Thủ tướng không tự hỏi quí 1 năm 2014, nền
kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, thì trang web của
chính phủ lại đăng tải số liệu này: “Số liệu thống kê mới nhất của Bộ Tài
chính, thu ngân sách Nhà nước tháng 3/2014 ước đạt 57.950 tỷ đồng, lũy kế thu
quý I/2014 đạt 195.070 tỷ đồng, bằng 24,9% dự toán, tăng 15,9% so với cùng kỳ
năm 2013” (Nguồn: Anh Minh, chinhphu.vn). Nếu có sự thật là: “tới nhân
viên thành như không có chuyện gì xảy ra”. Thì làm sao kết quả thu ngân
sách lại thành công đến như vậy?
Rồi Thủ tướng còn nói: “có khi do không phải thủ
tục mà do đạo đức, phẩm chất của cán bộ công chức”.
Thưa ông Thủ tướng, cái thủ tục lớn nhất ở Việt Nam
là cái thủ tục “một đảng trị”, toàn bộ công tác cán bộ đều do một tay Đảng sắp
đặt (trong đó có Thủ tướng và con trai của Thủ tướng). Nhiều đảng viên nằm
trong diện qui hoạch cán bộ cốt cán như ông Nguyễn Thanh Nghị, thì đó cũng là
một trong những thủ tục làm triệt tiêu sự cạnh tranh lành mạnh trong công tác
cán bộ và những cán bộ công chức cùng trang lứa với nhau. Chính cái thủ tục
“một đảng trị” đã làm suy thoái phẩm chất, đạo đức của cán bộ công chức, đặc
biệt là sinh ra bệnh quan liêu, bệnh thành tích thi đua (ở ngay cấp cao nhất
cũng có) mà sao Thủ tướng lại không thấy.
b,
Vế thứ hai:
Thông cảm với những khó khăn mà doanh nghiệp gặp
phải, Thủ tướng nói:
“Cũng có lần tôi nói rất chân thành, rằng, bây giờ
phân công tôi làm Thủ tướng, tôi nghiêm túc chấp hành, sẵn sàng làm chứ phân
công tôi làm doanh nghiệp là tôi từ chối. Làm không được đâu! Tôi nói như thế
để biết là các anh, chị làm Chủ tịch, Tổng giám đốc doanh nghiệp là khó lắm”.”
(Nguồn: Bích Diệp, Fica.vn).
PHÂN
TÍCH:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không nói rõ là Thủ tướng
thổ lộ chân thành với ai, thời điểm nào, trong khung cảnh nào? Thủ tướng thổ lộ
chân thành khi còn là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang, hay khi đang là Thứ
trưởng thường trực Bộ Nội Vụ (nay là Bộ Công an), hay khi đang là Phó thủ tướng
thường trực kiêm Thống đốc Ngân hành Nhà nước, hay khi đã là Thủ tướng chính
phủ?
Mỗi một thời điểm khác nhau, ý nghĩa chân thành của
câu nói đó khác nhau.
Giả sử, nếu đang cương vị Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Kiên
Giang mà Nguyễn Tấn Dũng phát ngôn ra câu đó thì chưa chắc hôm nay chúng ta
được nhìn thấy Nguyễn Tấn Dũng như bây giờ.
Giả sử, nếu đang cương vị Thủ tướng, mà Nguyễn Tấn
Dũng nói câu đó với Bộ chính trị thì nó không phù hợp, vì Bộ chính trị sẽ đánh
giá Thủ tướng đang có vấn đề về lý trí, muốn làm cao, thách đố.
Giả sử trong môi trường nghiêm túc, khi đang là Thủ
tướng mà Nguyễn Tấn Dũng đặt mình vào một vị trí mà bản thân biết rằng không
bao giờ xảy ra, mà vô tình hay cố ý tạo thành cốt chuyện nhằm gây ấn tượng, an
ủi vỗ về với các doanh nhân, thì đó chỉ là sự đùa cợt thú vị mà thôi; và trong
thuật khôi hài mọi người phải thấy được sự logic của trò đùa thì mới thật sự
tinh nghịch và hạnh phúc. Và tinh thần mà bà Nguyễn Thị Cúc nói: “đến đây
không phải để nghe thành tích mà để có được cách giải quyết vướng mắc”, thì
lại bị chính bản thân Thủ tướng làm thay đổi bầu không khí khiến cho nhiều
người ngộ nhận vấn đề tế nhị này.
Nếu chúng ta nhớ không lầm, thì ngôn từ “phân công”
được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sử dụng lần này là lần thứ hai trong các cuộc
hội nghị quan trọng, như là một sự thách đố đối với Đảng Cộng Sản, Nhà nước
Việt Nam.
TÓM
LƯỢC:
Qua các dẫn chứng và phân tích nêu trên, chúng ta
tổng hợp lại kết quả là:
Những lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
tại Hội nghị "Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp tư nhân” ngày
28/04/2014 được báo chí ghi âm và trích dẫn, cho chúng ta thấy đó chỉ là những
lời mà Thủ tướng phát ngôn lại ý kiến khái quát, phản ánh khái quát của Phòng
thương mại và Công nghiệp Việt Nam, của Chủ tịch Hội tư vấn Thuế Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không tự chính mình đưa ra
được một nhận xét, đúc kết riêng biệt độc đáo nào rút ra từ thực tiễn doanh
nghiệp dân doanh và nền hành chính nhà nước. Đó là cái sản phẩm cần nhất mà Thủ
tướng phải có cho cộng đồng doanh nghiệp dân doanh Việt Nam thì Nguyễn Tấn Dũng
chưa làm được. Đó cũng là vấn đề đáng báo động, và mọi người sẽ hỏi: liệu
chất sám của Thủ tướng có còn nhiều không?
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02/05/2014
Tiến sĩ Trần Công Hội, giảng viên chính, khoa Lịch sử Đảng
Tiến sĩ Trần Công Hội, giảng viên chính, khoa Lịch sử Đảng
Tư
liệu tham khảo:
Bích
Diệp, http://fica.vn/dong-chay-von/thu-tuong-giao-toi-lam-lanh-dao-doanh-nghiep-toi-tu-choi-3-13310.html
Đức
Thành/VOV1, http://vov.vn/Binh-luan/Thu-tuong-gap-go-doanh-nghiep-Hoi-nghi-cua-niem-tin/323836.vov
Bích
Diệp, http://dantri.com.vn/kinh-doanh/thu-tuong-la-nguoi-dung-dau-chinh-phu-toi-xin-loi-nhan-dan-868482.htm
Vũ Hạnh/VOV online, http://vov.vn/Kinh-te/Thu-tuong-xin-loi-dan-vi-doanh-nghiep-bi-lam-kho/323808.vov
Vũ Hạnh/VOV online, http://vov.vn/Kinh-te/Thu-tuong-xin-loi-dan-vi-doanh-nghiep-bi-lam-kho/323808.vov
Lê
Chân Nhân, http://dantri.com.vn/blog/loi-xin-loi-cua-thu-tuong-868913.htm
http://vneconomy.vn/20140428090143621P0C9920/thu-tuong-giao-toi-lam-doanh-nghiep-thi-toi-tu-choi.htm
http://vneconomy.vn/20140428090143621P0C9920/thu-tuong-giao-toi-lam-doanh-nghiep-thi-toi-tu-choi.htm
No comments:
Post a Comment