Posted by hoangtran204 on 22/05/2014
Thôi Thiên Khải, Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, trả lời
phỏng vấn CNN: Mối quan hệ Trung Quốc – Nga – Nhật – Việt Nam
20-5-2014
Bản dịch của Hoàng Triết (Trần Hoàng đã sửa
lại nhiều đoạn trong bản dịch của Hoàng Triết. )
danluan.org
…
CHRISTIANE
AMANPOUR, CNN HOST: Đại sứ Cui
Tiankai, cho tôi hỏi chính xác về chuyện Tổng thống Nga hiện đang họp mặt với
Chủ tịch Tập Cận Binh ở Thượng Hải. Hình như có một điều gì đó rất cấp
bách đối với Vladimir Putin trong việc ký kết một thỏa thuận về năng lượng với
Trung Quốc.
Điều này đã diễn ra hơn cả một thập niên nay và ông ta đã không thể thực
hiện được, và hiên nay đang mặc cả về giá cả. Ông nghĩ việc ký kết thỏa thuận
về năng lượng có thể xảy ra không?
Cui
Tiankai: Tôi nghĩ rằng các trao đổi cấp cao xảy ra thường xuyên
một cách bình thường giữa Trung Quốc và Nga vì hai nước là láng giềng lớn nhất
của nhau. Chúng tôi có nhiều mối quan hệ khác nhau giữa hai nước, cho nên một
cuộc thăm viếng cao cấp bình thường cũng không có gì là và TT Putin hiện đang ở
Thượng Hải để thăm viếng và tham dự một hội nghị quốc tế. (Cui tránh
không trả lời câu hỏi.)
CHRISTIANE
AMANPOUR: Vâng. Đại sư nói đây là
chuyện bình thường, nhưng ông có nhìn nhận cuộc thăm viếng này xảy ra ngay
trong bối cảnh Vladimir Putin hiện đang bị cô lập với phương Tây hay không? Ông
ta [Putin] đang nhấn mạnh rằng hãy nhìn đây, Trung Quốc sẽ là một nền
kinh tế lớn mạnh hơn Hoa Kỳ. Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc trong nay
mai, như thể nói rằng, này, bọn phương Tây kìa, chúng tôi không cần các người.
Chúng tôi quyết định sẽ bán (dầu khí) với Trung Quốc.
Đại sứ có thấy như vậy không?
Cui
Tiankai: Tôi tin rằng báo chí Mỹ chính là nơi đầu tiên công
nhận Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, mặc dù chính chúng tôi
không tin là như vậy. Nhưng tôi nghĩ TT Putin sẽ đến (bán dầu khí cho) Trung
Quốc dù giữa Nga và phương Tây có xảy ra chuyện gì đi nữa, bởi vì Nga là láng
giềng lớn nhất của chúng tôi.
CHRISTIANE
AMANPOUR: Vâng.
Cui
Tiankai: Chúng tôi có nhiều mối quan hệ mật thiết với Nga.
CHRISTIANE
AMANPOUR: Đúng là TQ có
nhiều quan hệ rất mật thiết với Nga. Tất nhiên, chính World Bank gần đây đã nói
về sự phát triển của Trung Quốc vượt qua nền kinh tế Hoa Kỳ; Quỹ tiền tệ Quốc
tế IMF không đồng ý (với ý kiến của WB) và ông rõ ràng cũng không nghĩ vậy.
Nhưng cho tôi hỏi ông điều này: Nếu Trung Quốc là một bạn tốt của Nga như
ông đã nói, tại sao Trung Quốc đã và đang rất thận trọng, im tiếng, không
công khai đứng về phía Nga, thí dụ như trường hợp trong Hội đồng Bảo an LHQ qua
việc sáp nhập Crimea, qua những gì đang xảy ra ở vùng Đông Ukraine?
Ông có đồng ý với sự sáp nhập của Crimea (vào nước Nga) hay không?
Cui
Tiankai: Chúng tôi luôn tuân theo chính sách đối ngoại của
mình về sự độc lập, hòa bình, ổn định và phát triển của thế giới. Cho nên chúng
tôi đưa ra quyết định về đúng và sai trong từng vấn đề. Chúng tôi không đi theo
quan điểm của bất kỳ quốc gia nào. [Việt Nam cũng nói y như TQ khi được
phỏng vấn hay nói về chính sách đối ngoại- TT Nguyễn Tấn Dũng, BT Phùng Quang
Thanh, và PTT Vũ Đức Đam gần đây cũng nói vậy]
CHRISTIANE
AMANPOUR: Nhưng vì –
các ông thường hay bỏ phiếu với Nga. Các ông thường cùng phủ quyết hoặc cùng
biểu quyết với nhau thông qua sự việc của Syria và một số các vấn đề khác cần
phải giải quyết trước Hội đồng Bảo an.
Ông đã không hành xử tương tự như vậy đối với chuyện này (Crimea sáp nhập
vào Nga).
Ông có những lo ngại gì đối với những chuyện đang xảy ra tại Crimea và
Đông Ukraine, trong khu vực đó?
Cui
Tiankai: Trước hết thì, nếu cô kiểm tra cẩn thận lại hồ sơ
biểu quyết của Trung Quốc trong Hội đồng Bảo an LHQ, có thể cô sẽ nhận ra một
sự độc lập trên các nguyên tắc thay vì ăn theo quan điểm của một quốc gia nào
đó. Điều này rất rõ ràng.
Tiếp theo thì, chúng tôi thực sự lo lắng và quan tâm
đến tình hình ở Ukraine và khu vực đó. Chúng tôi muốn thấy tình hình lắng dịu
xuống và người Ukraine có thể tự quyết định đường hướng phát triển và vận mệnh
của họ. Chúng tôi cũng hy vọng rằng giữa Nga – Hoa Kỳ – và châu Âu, mọi người
có thể giải quyết mọi chuyện thông qua đàm phán và tham vấn.
Chúng tôi không muốn thấy bất kỳ sự leo thang nào
trong tình hình ở đó.
CHRISTIANE
AMANPOUR: Ông có nghĩ
Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ chuyển thông điệp này đến với TT Putin hay không? Như
là… hãy rút tay ra, để yên cho người Ukraine…
[nhiễu âm]
CHRISTIANE
AMANPOUR: … làm điều
đó.
Cui
Tiankai: Tôi tin rằng đó là quan điểm của chúng tôi từ trước
đến nay, và chúng tôi lúc nào cũng công khai rõ điều này. Quan điểm của Trung
Quốc về chuyện này không có gì là bí mật cả.
CHRISTIANE
AMANPOUR: Cho tôi
chuyển đề tài sang Tổng thống Obama và trục thảo luận sang châu Á. Trong một
phần của chuyến viếng thăm các đồng minh ở châu Á tháng vừa rồi, TT Obama đã
dừng chân lại ở một nơi rất gần khu vực của các ông; nhưng ông ta đã không ghé
thăm Trung Quốc. Và theo lời chỉ đạo của ông ta, theo các viên chức của ông ấy,
là để trấn an các đồng minh rằng Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ họ trong mọi vấn đề và đồng
thời sẽ không khiến Trung Quốc cảm thấy bị đe dọa.
Ông có nghĩ rằng Tổng thống Obama đã đạt được điều này không?
Cui
Tiankai: Vậy thì bà cần phải kiểm tra dư luận công chúng ở
Trung Quốc.
CHRISTIANE
AMANPOUR: Tôi đang hỏi ông ở vị trí của một quan chức chính
phủ. Vì thế, ông hãy cho tôi biết ý kiến.
Cui
Tiankai: Vâng, tôi không chất vấn về ý định của chính phủ
Hoa Kỳ. Tôi nhìn vào hiệu quả, kết quả của các chính sách Hoa Kỳ đối với châu
Á, đối với Trung Quốc, và những gì họ đã nói và làm gần đây. Thành thật mà nói
thì tôi nghĩ mấu chốt của việc tái định cân bằng này là để duy trì một mối quan
hệ tốt với tất cả các đối tác ở châu Á Thái Bình Dương, kể cả Trung Quốc. Và
với ý nghĩa đó, tôi nghĩ chính sách tái cân bằng của Mỹ có thể cần sự tái cân
bằng trong chính bản thân của nó.
CHRISTIANE
AMANPOUR: Vâng, để tôi phát cho ông xem Tổng thống Obama đã
nói gì ở Tokyo về quần đảo Senkaku, quần đảo mà Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu
Ngư, cũng như ông ta đã nói gì khi đứng cạnh Thủ tướng Nhật Bản, Ông Abe.
[ĐOẠN VIDEO BẮT ĐẦU]
Obama: Cam kết của chúng tôi về hiệp ước giữa
Hoa Kỳ với Nhật trong vấn đề an ninh của Nhật là tuyệt đối. Và Điều 5 được áp
dụng trên tất cả lãnh thổ thuộc quyền quản lý của Nhật Bản, kể cả quần đảo
Senkaku.
[Hiệp ước an ninh hổ tương đã được Mỹ ký kết với
Nhật 8-9-1951, theo đó, Nhật đồng ý cho Mỹ đóng quân trên đất Nhật, và
ngăn cấm Nhật không được cho bất cứ thế lực ngoại quốc nào hay quân đội của bất
cứ nước nào được đóng quân trên lãnh thổ của Nhật mà không có sự đồng ý của Hoa
Kỳ. Hiệp định này đã được phê chuẩn bởi Thượng Nghị Viện Mỹ ngày 20-3-1952, và
TT Mỹ phê chuẩn thêm lần nữa vào ngày 15-4-1952 ]. (nguồn)
[ĐOẠN VIDEO KẾT THÚC]
CHRISTIANE
AMANPOUR: Ở đây, ông ta
[Obama] đã thật sự nói rằng, đừng can thiệp, chúng tôi sẽ bảo vệ đồng minh của
chúng tôi nếu cần.
Cui
Tiankai: Cô thấy không, quần đảo Điếu Ngư luôn luôn là một
phần di sản của người Trung Quốc. Điều này rất rõ ràng. Và chúng tôi đã duy trì
quan điểm này tự lâu nay. Cho nên, nó thật sự thuộc chủ quyền của Trung Quốc và
chúng tôi có quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ này.
CHRISTIANE
AMANPOUR: Nhiều người
lo ngại rằng đây có thể là tia lửa khiến một mối quan hệ căng thẳng trong vùng
biến thành một cuộc chiến bắn nhau. Ông có tin rằng điều đó có thể xảy ra trong
một thời gian ngắn sắp tới không?
Cui
Tiankai: Chúng tôi cũng đang lo ngại về khả năng này và
không muốn nó xảy ra. Điều này khá rõ ràng. Chúng tôi không muốn thấy xung đột
xảy ra trong phạm vi chung quanh mình.
Nhưng điều này sẽ không hoàn toàn do chúng tôi quyết
định, như cô thấy đó. Những người khác cũng cần có thái độ và chính sách có
tính chất xây dựng tương đương như vậy.
CHRISTIANE
AMANPOUR: Vâng. Nhưng
họ đang chỉ trích Trung Quốc trong việc sử dụng vùng không gian và kể cả chuyện
đang xảy ra ở Việt Nam hiện nay, việc Trung Quốc đặt một giàn khoan trong vùng
biển một bên đang tuyên bố chủ quyền và đang trong vòng tranh chấp. Trung Quốc
các ông đã phải gửi cả tàu sang để di tản dân mình ra khỏi Việt Nam.
Tại sao Trung Quốc lại lại muốn sửa mũi mọi người về những chuyện này
vậy?
Cui
Tiankai: Hãy cho tôi nói rõ sự thật về vấn đề đối với Việt
Nam. Thứ nhất, các công ty Trung Quốc đang hoạt động trong phạm vi 17 hải lý
cách một hải đảo của Trung Quốc và 150 hải lý cách bờ biển của Việt Nam. Đó là
điều thứ nhất.
Thứ nhì, đây là giàn khoan dầu duy nhất của chúng
tôi trong vùng. Nhưng phía Việt Nam lại có hơn 30 giàn khoan đang hoạt động
trong các vùng biển đang tranh chấp. Khác với giàn khoan duy nhất của chúng
tôi, chúng tôi đang hoạt động trong vùng biển không có tranh chấp.
Thứ ba, chúng tôi chỉ có tàu dân sự và tàu chính phủ
ở đó mà thôi. Nhưng Việt Nam có cả các tàu quân sự, những tàu có trang bị vũ
khí. Đó là sự thật. Cô cũng có đề cập đến những gì đã xảy ra và đang xảy ra tại
Việt Nam, họ đang tấn công các công ty ngoại quốc; họ đang phóng hỏa đốt các
nhà máy; và họ đang giết người vô tội ở đó. Tôi nghĩ những chuyện đang xảy ra ở
Việt Nam có tính chất tương tự như những gì đang xảy ra trên biển. Điều này khá
rõ ràng.
CHRISTIANE
AMANPOUR: Tương tự như
điều gì, xảy ra ở đâu?
Cui
Tiankai: Trên biển. Họ đang tấn công các tàu thuộc các công
ty của chúng tôi…
[nhiễu âm]
Cui
Tiankai: … họ đã đi từ đất liền – họ vượt 150 hải lý, đến
tận đó để tấn công chúng tôi.
CHRISTIANE
AMANPOUR: Được rồi. Đại sứ Cui Tiankai, cám ơn ông rất nhiều
về sự có mặt của ngày hôm nay với chúng tôi.
Cui
Tiankai: Cám ơn cô.
CHRISTIANE
AMANPOUR: Để tôi phát âm lại cho đúng. Tôi xin lỗi đã phát âm
sai tên của Ngài.
[PHÁT BIỂU OFF MIC]
[nhiễu âm]
[PHÁT BIỂU OFF MIC]
CHRISTIANE
AMANPOUR: Đại sứ Cui Tiankai….
[nhiễu âm]
CHRISTIANE
AMANPOUR: Đại sư Cui Tiankai, cảm ơn ông rất nhiều về sự có
mặt hôm nay với tôi.
Cui
Tiankai: Cám ơn cô. Lần này tốt hơn nhiều.
(CƯỜI)
[PHÁT BIỂU OFF MIC]
CHRISTIANE
AMANPOUR: Cám ơn. Ông nghĩ mọi chuyện,
nhất là chuyện giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, rồi sẽ diễn tiến ra sao, thưa Đại sứ?
Cui
Tiankai: Thì, không có cách nào khác hơn. Tôi nghĩ cần phải
có một cuộc đàm phán và tham vấn. Nhưng trước hết, Hoa Kỳ cần phải rút lại
quyết định sai lầm của mình. Nếu không, bởi Hoa Kỳ bước bước đầu tiên, họ cần
phải bước một bước đúng đắn.
(Hết)
Nguồn: CNN
—–
[Hiệp ước an ninh hổ tương đã được Mỹ ký kết với
Nhật 8-9-1951, theo đó, Nhật đồng ý cho Mỹ đóng quân trên đất Nhật, và
ngăn cấm Nhật không được cho bất cứ thế lực ngoại quốc nào hay quân đội của bất
cứ nước nào được đóng quân trên lãnh thổ của Nhật mà không có sự đồng ý của Hoa
Kỳ. Hiệp định này đã được phê chuẩn bởi Thượng Nghị Viện Mỹ ngày 20-3-1952, và
TT Mỹ phê chuẩn thêm lần nữa vào ngày 15-4-1952 ]. (nguồn)
TT Ngô Đình Diệm cũng đã từng nhiều lần công khai
đòi hỏi chính quyền Mỹ rằng: Nếu Mỹ muốn đem quân vào VN 1960s, thì phải thảo
một hiệp định an ninh hổ tương với Miền Nam Việt Nam, và đem vấn đề này trình
lên cho Thượng Nghị Viện Mỹ biểu quyết, nhưng chính phủ của TT Kennedy đã không
làm hay không chấp thuận lời đề nghị này.
TT Diệm đã rất sáng suốt về vấn đề này, ông muốn
biết chiến lược của Mỹ là lâu dài, hay chỉ là chiến thuật ngắn hạn, và sẽ thay
đổi. Với sự đồng ý của Kennedy, Bộ ngoại giao và tòa đại sư Mỹ đã lên kế hoạch
lật đổ ông Diệm…để đạt mục đích là đem quân Mỹ vào Miền Nam để ngăn chận cộng
sản.
Nếu HCM, LD và đảng CSVN có đủ sự thông minh, nhìn
thấy miền Nam dựa lưng Mỹ để phát triển giống như các nước khác đang làm vào
lúc ấy như Nhật, Tây Đức, Nam Hàn, Thái Lan,…và ai ở đâu, ở yên đó. Miền Bắc
lựa thế và dùng đòn ngoại giao để tranh thủ sự kèn cựa tranh nhau làm
đồng minh giữa Liên Xô và Trung Quốc. Theo đó, Miền Bắc cứ đòi hỏi LX và
TQ viện trợ kinh tế để phát triển hậu phương mạnh mẻ, thay vì trong thực tế
họ đã đòi viện trợ quân sự để có súng đạn đi giải phóng MN và thống
nhất đất nước (một cách vớ vẫn)… Hai miền cùng phát triển. Cứ mặc kệ các nước
lớn tranh chấp gì thì cứ tranh chấp. Rồi thủng thẳng theo thời gian về
sau mà cả hai miền tìm cách thống nhất một cách hòa bình. Cứ theo cách hai nước
Đức đã làm, và đã thống nhất năm 1990 mà không cần đổ máu. Trước đó, bên Tây
Đức cho Mỹ đóng quân; và bên Đông Đức có Liên Xô đóng quân; Mỹ đã viện trợ tái
thiết Tây Đức, LX thì giúp Đông Đức…Nếu được vậy, thì cả hai miền Nam Bắc VN sẽ
không có chiến tranh 21 năm. Người dân MB sẽ không chịu thiệt hại quá nặng:
1.251.000 bộ đội tử thương; 780.000 thương binh; 300.000 bộ đội còn mất tích,
780.000 ngôi mộ. 3000 nghĩa trang liệt sĩ, và cho đến năm 2013 hiện vẫn còn
nuôi 8,8 triệu người lãnh lương vì có công với cách mạng.
Nguồn Baomoi.com ]
No comments:
Post a Comment