Phạm Phan Long
04-04-2014
Hiện Hội Đồng sông
Mekong đang họp thượng đỉnh lần thứ 2 tại TP HCM từ ngày 2 đến ngày 5 tháng
tư, 2014. Mười chín năm trước, vào ngày 5 tháng 4, 1995, đại diện bốn nước Lào
PDR, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam ký kết Hiệp
Định sông Mekong và Mekong River Commission (MRC) ra đời.
Dân cư lưu vực kỳ vọng
Hiệp Định quốc tế này sẽ tạo phương tiện để các nước cùng phát triển tiềm năng
sông Mekong một cách bền vững theo tiêu
chuẩn quốc tế. Mục đích cao cả các nước đã long trọng ký kết trong Hiệp Định
là:
“To protect the environment, natural resources,
aquatic life and conditions, and ecological balance of the Mekong River Basin
from pollution or other harmful effects resulting from any development plans
and uses of water and related resources in the Basin.” [Article 3]
“Bảo
vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, ngư sinh và tình trạng cân bằng sinh
thái cho lưu vực sông Mekong tránh khỏi hậu quả tai hại từ bất cứ một dự án sử
dụng nước và tài nguyên nào trong lưu vực.”
Không những thế các nước
thành viên sẽ phải thông báo trước cho nhau các dự án sử dụng nước nội vực vào
mùa mưa [Article 5. B. 1. a)], đồng thời phải tham vấn và thỏa hiệp trước với
các nước khác cho các dự án mùa khô trong nội vực và tất cả các dự án ngoại vực
mùa mưa hay khô [Article 5. B. 1. B) và Article
5. 2. a) và b)].
Một chuỗi 11 con đập trên
dòng chính đã được đề bạt cứu xét, nhìn bản đồ của International Rivers Network
đính kèm. MRC trước áp lực đó, đã ký hợp đồng với ICEM, một viện nghiên cứu
chiến lược Úc, độc lập với các nước Mekong, nghiên cứu về tác động của các dự
án này. ICEM đã dự báo
các thiệt hại kinh tế và môi sinh nặng nề cho hai nước hạ du và đề nghị các
nước hãy hoãn tất cả các dự án này 10 năm để hoàn tất nghiên cứu tác động xuyên
biên giới tổng hợp của chúng.
Tuy nhiên Lào, một thành
viên Mekong River Commission (MRC) đã không hoãn các dự án thủy điện của Lào
theo khuyến cáo của ICEM. Lào đã xây được 30% đập Xayaburi dù đã có
những lần hứa không tiến hành. Ngoài ra, Lào còn thiết kế chuẩn bị xây đập
Don Sahong bất chấp phản đối của 28 tổ chức môi sinh quốc tế, các NGO Cam
Bốt, Việt Nam và Đại diện hai chính phủ Cam Bốt và VN yêu cần Lào tuân thủ điều
khoản tham vấn và thỏa thuận.
Tình trạng
Lào không tuân thủ Hiệp Định 1995 như thế sẽ khiến Cam Bốt tiến hành xây ba đập
khác trên lãnh địa họ như Sesan, Stung Treng và Sambor. Như thế, cuộc đua thủy
điện này sẽ tiêu diệt tòan bộ ngư sinh và kinh tế ngư nghiệp Lào, Cam Bốt và
nhất là ĐBSCL của VN.
TS
Lê Anh Tuấn của tổ chức Vietnam
River Network đã nhận định về Don Sahong rằng: “Nếu tình trạng này tiếp tục
diễn ra, thì tinh thần Mêkông đó có thể bị ảnh hưởng nặng nề, có thể bị sụp đổ,
nếu chúng ta không có một giải pháp căn cơ để giải quyết, trên cơ sở đối thoại
giữa các bên với nhau.”
Tổ chức Vietnam
River Network đã công khai bày tỏ lo ngại về sự tan vỡ của Hiệp Định và
ngày 3 tháng 10, 2013 và thư tuyên bố News
Release của họ chính thức phản đối Lào về dự án Don Sahong. Các tổ chức
quốc tế như Save the Mekong, International Rivers Network đều có những tuyên bố
như thế. Viet Ecology Foundation từ California, HK cũng đã yêu cầu MRC và Lào
xét lại hủy bỏ cả dự án Xayaburi và Don Sahong.
Ngụy biện của AECOM về dự án Don Sahong
Năm 2007, 34 chuyên gia
khoa học độc lập từ Úc và Hoa Kỳ cùng ra một báo cáo chung cảnh báo các chính
phủ MRC về mối nguy hại của dự án Don Sahong. Công ty chủ thầu Don Sahong là
Mega First Berhad (MFCB) đã ký kết với công ty AECOM Australia-New Zealand làm
cố vấn kỹ thuật cho họ. TS Steve Hawkins, đại diện của AECOM tuyên bố rằng báo
cáo 2007 là hoang đường; nhưng ông không trích dẫn ra được một công trình
nghiên cứu khoa học quốc tế nào phản biện ngược lại.
Gần đây Kỹ sư Graeme Boyd
thuộc AECOM còn cho rằng đập Don Sahong không phải là mainstream dam. Mục đích
của ông là chối bỏ mọi hậu quả nguy hại
của Don Sahong, đánh lạc hướng MRC và dư luận để giúp Lào tránh né trách nhiệm
tham vấn và thỏa hiệp theo Hiệp
định 1995.
Theo
Vientiane Times, trong một buổi họp vào tháng 11, 2103 tại Champassak, Mega
First Corp Berhad, KS Graeme Boyd, đưa ra bốn lý do Don Sahong không phải là
đập trên dòng chính:
1."First and foremost that it would not block
the Mekong across its full width, instead stretching across one of many
channels."
Không chắn toàn thể bề ngang dòng chính, chỉ chắn
một trong số những dòng chảy.
2. “The fact is that Hou Sahong is only one of many channels of the Mekong River. It only takes about 15 per cent of the flow of the Mekong, while a mainstream dam takes 100 per cent of the flow,"
Chỉ lấy 15% lưu lượng nước sông Mekong không phải
100%.
3. "Really, the Don Sahong project cannot be considered as a mainstream dam because it does not span the whole of the Mekong River.”
Không bắc ngang toàn bộ chiều ngang dòng sông
4. "Boyd said just 8 per cent of the river's sediment load would pass through the dam, as opposed to 100 per cent in a mainstream dam."
Chỉ chặn 8% phù sa, không chặn 100% phù sa.
Bản
Đồ Mekong vùng thác Khone
Cả bốn lý do của KS Boyd
đưa ra có thể đúng cho Don Sahong về hình học và số học nếu chỉ nhìn các con số
trong mùa mưa hay trung bình năm. Vào mùa khô khi lưu vực Mekong khát nước, lưu
lượng xuống thấp, Don Sahong là dòng chảy lớn duy nhất cho nước, phù sa và di
ngư. Lúc đó không có dòng chảy nào khác.
Do đó kết luận Don Sahong không phải là mainstream dam của AECOM nên Lào
không cần phải thỏa hiệp theo Hiệp định 1995 là hoàn toàn sai.
Thực ra nguyên tắc pháp
lý của việc này rất đơn giản vì chỉ cần quy chiếu theo văn bản của Hiệp Định
1995 mà thẩm định như phần đầu bài này thì sẽ rõ không có chỗ nào trong Hiệp
Định phân biệt dòng chính là phải chắn ngang 100% mặt sông.
Đây là một hiệp ước quốc
tế bốn nước đã long trọng ký kết nên có hiệu lực pháp lý trước tòa án quốc tế.
Ông Hans Guttman, Chief Operating Officer của MRC đã rơi vào bẫy hỏa mù của
AECOM.
Theo Vientiane Times, MRC Chief Executive Officer, Hans Guttman, tuyên bố "the Mekong Agreement did not go into great detail on what is and what isn't a mainstream project."
Ông Hans Guttman, CEO của
MRC, đã không nắm vững HĐ1995 nên đã nói:
"just because the dam was located in a part of
the Mekong River did not mean it was a mainstream project." và "You can't say they have breached
the agreement…we don't have that kind of details."
“Khi đập tọa lạc trên một phần sông Mekong không có
nghĩa là một dự án trên dòng chính” và “Không thể nói họ đã vi phạm Hiệp định …
chúng tôi không có những chi tiết đó.”
Thái độ của CEO Hans
Guttman đã gây thêm hoang mang và căng thẳng không thể chấp nhận được. Ông đã
làm hại nặng nề uy tín của chính ông và của cả tổ chức MRC. Ông đã hậu thuẫn
các cố vấn AECOM đánh lạc hướng công luận.
Vì lẽ đó, ông Hans Guttman nên từ chức, rút lui trong danh dự, vì tổ
chức ông lãnh đạo đã thất bại không mang về cho các thành viên một hợp tác hữu
nghị có ý nghiã bền vững nào.
Bản
Đồ Các Dự Án trên Mekong (Nguồn IRN)
Trích dẫn Hiệp Định 1995
To utilize the waters of the Mekong River system in
a reasonable and equitable manner in their respective territories, pursuant to
all relevant factors and circumstances, the Rules for Water Utilization and
Inter- basin Diversion provided for under Article 26 and the provisions of A
and B below:
A. On tributaries of the Mekong River, including
TonLe Sap, intra-basin uses and inter-basin diversions shall be subject to
notification to the Joint Committee.
B. On the mainstream of the Mekong River:
1. During the wet season:
a) Intra-basin use shall be subject to notification
to the Joint Committee.
b) Inter-basin diversion shall be subject to prior
consultation which aims at arriving
at an agreement by the Joint Committee.
2. During the dry season:
a) Intra-basin use shall be subject to prior
consultation which aims at arriving at
an agreement by the Joint Committee.
b) Any inter-basin diversion project shall be agreed
upon by the Joint
Committee through a specific agreement for each
project prior to any proposed
diversion. However, should there be a surplus
quantity of water available
in excess of the proposed uses of all parties in any
dry season, verified
and unanimously confirmed as such by the Joint
Committee, an inter-basin
diversion of the surplus could be made subject to
prior consultation.
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của
tác giả
................................................
Giới
thiệu: KS Phạm Phan Long là KS cố vấn chuyên nghiệp, đã sáng
lập ra hai công ty tư vấn tại California chuyên thiết kế cơ xưởng kỹ nghệ. Ông
là sáng lập viên của Mekong Forum và hiện là Chủ Tịch Viet Ecology Foundation
là một tổ chức NGO tại Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment