Posted by Admin on April
5th, 2014
Vấn đề “đê bao” ở hạ
nguồn cũng rất liên quan tới đập thủy điện, thủy lợi trên thượng
nguồn. Nói về Sông Cửu Long không thể không bàn tới cả con sông mẹ
Mekong. Hôm nay tại TPHCM sẽ diễn ra Hội nghị cấp cao lần thứ 2 Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC).
Đau cho tổ chức này cũng
như các thành viên, nhất là nước chủ nhà Việt Nam của Hội nghị, là vừa có
tin từ Hội Sông ngòi quốc tế rằng Lào quyết tâm và đang bắt đầu triển
khai xây đập Don Sahong, bất chấp sự phản đối của Việt Nam, Campuchia,
Thái Lan.
Vẫn chưa hết, một mối lo,
nỗi đau khác ngay phía trên con đập Don Sahong đó, khi có thêm tin
từ Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, là “Đại diện 39 tổ chức
phi chính phủ đã ký vào bản tuyên bố chung phản đối việc tiến hành xây dựng đập
thủy điện Xayaburi (Lào) trên dòng chảy chính của sông Mekong” và bản Tuyên
bố này ”sẽ được đưa ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh của Ủy ban sông
Mekong diễn ra vào ngày 5-4 tại TP.HCM.”
Thế nhưng, có “đau” đến
mấy thì cũng cần nhớ câu Tiên trách kỷ, hậu trách nhân, ta có
nghiêm túc giữ gìn hay không cho dòng sông tuyệt đẹp có lưu lượng nước lớn thứ
10 thế giới này, mà dễ trách cứ bạn. Ta không chỉ tham gia vào việc làm hỏng
môi trường hạ lưu, mà còn cả ở các nhánh thượng nguồn trong khi dư luận ít để ý
tới.
Hôm qua báo Thanh niên có
bài Những đập
thủy điện dày đặc: Ai đang bóp nghẽn sông Mekong? Đọc hết mà cũng không
rõ lắm mức độ “dày đặc” và “bóp nghẽn” đến đâu, trong khi hầu như chỉ nói tới
một số thủy điện lớn, trên dòng chính ở Trung Quốc và Lào.
Vậy thử điểm qua những
nhà máy/đập thủy điện của/hoặc có sự tham gia của Việt Nam, nhiều như … chuột
nhắt, trên các nhánh phụ lưu Mekong thuộc lãnh thổ VN.
Sông Sesan có 6 công trình đã và sẽ xây: Thượng Kon Tum (trên
nhánh Đăk Bla), Plei Krông (trên nhánh Krông PôKô), Yaly, Sê San 3, Sê
San 3A, Sê San 4. Ngoài ra, cũng trên con sông này, còn có ít nhất
một số công trình thủy điện của Campuchia, trong đó Việt Nam tham gia vào 2
là Hạ Sesan 2, Hạ Sesan 1 và Sesan 5.
(Với Hạ Sesan 2, bị
dư luận quốc tế phản ứng dữ dội, có bài viết cho là
“Một nghiên cứu mô hình hóa năm 2012 đã dự đoán rằng chỉ riêng Sesan 2 cũng
có thể làm giảm 9,3% sinh khối cá trong toàn bộ lưu vực Mê Kông”, tiếc rằng
trong bài lại “quên” vai trò của Điện lực VN, chỉ kể đến Trung Quốc).
Sông Sêrêpôk (Đăk Krông) có ít nhất 6 nhà
máy thủy điện Krông Kma (huyện Krông Bông), Buôn
Kuôp (huyện Krông Ana), Đray H’linh 1, Đray H’linh
2 (huyện Cư Jút), Buôn Tou
Srah (huyện Lăk), Srepôk 3 (huyện Buôn Đôn)… và 2 công
trình thủy lợi chặn dòng như Easup Thượng, Easup Hạ.
Sông Sekong có trên 10 công trình: Xây Thủy điện A sáp-A
Lưới. Đầu tư 278,5 USD xây Thủy
điện Sekong 3, đầu tư 100%, thuê đất 30 năm xây Thủy
điện Sekaman 1, Thủy điện Sekaman 2 và 2A, đầu tư hơn 300 triệu USD –
chiếm 85% xây Thủy điện Sakaman
3, đầu tư 128 triệu USD xây Thủy
điện Sekaman 4 và 4A, Thủy
điện Sekaman 5 tại Lào, tham gia đầu tư vào Thủy điện Sekong của
Campuchia.
Sông Nậm Rốm: Kênh đại thủy nông Nậm Rốm.
Như vậy, theo thống kê sơ
bộ, cũng đã thấy gần 30 công trình thủy lợi, thủy điện hoàn
toàn hoặc có sự tham gia một phần của VN trên các nhánh của Mê Kông. Phải chăng
với lối “đánh du kích” này, bằng nhiều công trình nhỏ, trên các nhánh phụ lưu,
chứ không có đập khổng lồ như Tiểu Loan của Trung Quốc nằm trên dòng chính Mê
Kông, VN tránh được sự chú ý và phản ứng lo lắng của dư luận? Rồi cũng chính
“nhờ” vậy, mà rất có thể những kiểm soát cần có về tác động môi trường đối với
các công trình kiểu “du kích” này đã bị lờ đi.
Và phải chăng cũng vì thế
mà Há miệng mắc quai, khó ăn khó nói với các láng giềng, nhất là
Lào là nước vẫn đã và đang cùng VN xây thêm nhiều đập thủy điện?
Câu trả lời chắc phải dành
cho các nhà chuyên môn.
Nhưng dù có viện cớ gì đi
chăng nữa, thì những hậu quả về môi trường, tàn phá rừng, gây lũ lụt, hạn hán
chưa từng thấy cho người dân chính nước mình trong mấy năm qua vẫn đã quá rõ;
đương nhiên nó cũng sẽ tác động xấu tới dòng sông chính Cửu Long không ít.
Không phối hợp tốt trị
thủy nơi thượng nguồn, thì ở hạ nguồn, cơn say “đê bao” càng dữ dội. Cùng 2
nước bạn cộng sản Trung Quốc, Lào chạy đua làm thủy điện, càng làm sai lầm “đê
bao” thêm trầm trọng. Gây tác động xấu cho môi trường do hậu quả từ đê bao tràn
lan, như 2 phần trước đã nói, đương nhiên cũng sẽ tác động xấu đến cả láng
giềng dù là ở phía trên dòng chảy, như Campuchia chẳng hạn.
-
THAM KHẢO
- Hợp tác vì nguồn nước, năng lượng ở lưu vực sông Mekong (TTXVN,
2/4/2014).
– Dòng
Mê Kông đang bị đe dọa bởi nước thải đô thị (Thời báo KTSG, 2/4/2014).
– Thủy điện trên Mê
Kông gây lo ngại (Người LĐ, 3/4/2014).
- Đồng bằng sông Cửu
Long “khát” nước (Tin tức, 4/4/2014).
– Hiệp định sông Mekong ‘đang tan vỡ’? (BBC, 4/4/2014).
Phóng sự nhiều kỳ Mê
Kông ký sự của Đài truyền hình TPHCM:
https://www.youtube.com/watch?v=kTGs5BKbqwQ
(21 – hết)
Mê kông ký sự là bộ phim
tài liệu chỉ dành riêng để nói về dòng chảy của Mê Kông -- một đại trường giang
của Châu Á. "Mê kông ký sự" là bộ phim tài liệu truyền hình dài tập
nhất từ trước đến nay của Việt Nam. Khi thực hiện bộ phim, đoàn làm phim chỉ
mong muốn được giới thiệu dòng chảy của Mê Kông hoàn toàn không chứa đựng những
phát hiện, những phân tích sâu sắc, những lý giải khoa học mà đơn thuần chỉ là
những thông tin, những ghi chép tản mạn về những chuyến đi, những cố gắng tiếp
cận, với hy vọng cung cấp đôi điều hạn hẹp từ trong cái mênh mông ngàn đời đầy
bí ẩn của dòng sông hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến một phần quan trọng của
đất nước và đến diện mạo của xã hội Việt Nam. Mê Kông ký sự sẽ đưa chúng ta đến
với nơi khơi nguồn của dòng nước phát nguyên từ vùng đất mái nhà thế giới, từ
đỉnh níu tuyết vĩnh hằng mà ngày ngày dòng sông này vẫn đem đến cho cư dân vùng
Đồng bằng sông Cửu Long những đồng lúa trĩu hạt, những vườn cây trái bốn mùa,
nhưng đồng thời cũng đem đến cho họ lắm tai ương, lũ lụt, hạn hán xảy ra làm
cho cuộc sống của những dư dân này luôn là nổ lực bền bỉ, gầy dựng lại tất cả
sau mỗi trận thiên tai.
--------------------
BÀI LIÊN QUAN :
Đê
bao Đồng bằng Sông Cửu Long – Sai lầm “vĩ đại” trong lịch sử cận đại
(Đảng Xanh) 22-3-2014
Lê Phú Khải: ĐÊ
BAO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHÔNG SAI LẦM “VĨ ĐẠI” NHƯ TÁC GIẢ ĐẢNG XANH ĐÃ
PHÁN! (Ba Sàm) 28-3-2014
Những SAI LẦM với Dân nhưng
ĐÚNG ĐẮN với Đảng (Đảng Xanh)
29-3-2014
KS Doãn Mạnh Dũng: Từ
thóat lũ ra biển Tây đến cảng cửa ngõ Trần Đề (KTB) 29-3-2014
Tô Văn Trường: Nói
lại cho rõ về đê bao – bờ bao (1/4/2014).
Đê bao Đồng bằng Sông Cửu Long – Sai lầm “vĩ đại” trong lịch sử
cận đại (2) (Đảng Xanh)
01/04/2014
Xem một clip về sông Cữu Long:
Dirty Waters, Dangerous Fish
Dirty Waters, Dangerous Fish
No comments:
Post a Comment